Hàng nghìn người Việt nằm trong danh sách người nước ngoài ở quá hạn thị thực ở Hoa Kỳ, trong xu hướng mà giới hữu trách nước này nói là gây “nguy cơ về an ninh quốc gia”.
Theo phúc trình của Bộ An ninh Nội địa Hoa Kỳ, công bố đầu tuần này, tính tới cuối năm 2016, con số người Việt ở quá hạn visa đi du lịch hoặc giao thương ở Mỹ là khoảng 3 nghìn người.
Lý do thứ nhất, họ sang bên này với chủ ý ở lại. Cái thứ hai, họ bị ‘gạ’ sang bên này bằng con đường du lịch, với sự hứa hẹn được đi làm này kia, nhưng mà chủ sử dụng lao động, chẳng hạn ở tiệm nail [sơn sửa móng tay] hoặc tiệm ăn, lại không gia hạn cho họ visa. Hoặc là chồng bảo lãnh họ sang xong rồi không làm giấy tờ gì hết, và coi như người vợ kẹt cứng với người chồng, cứ ở suốt ngày trong nhà.Tiến sĩ Nguyễn Đình Thắng nói.
Trong khi đó, con số du học sinh hoặc sinh viên trao đổi của Việt Nam ở quá thời hạn thị thực được cấp là hơn 1 nghìn người.
Tiến sĩ Nguyễn Đình Thắng, Giám đốc Điều hành BPSOS, tổ chức từng giúp đỡ một số người Việt gặp rắc rối vì ở quá hạn visa, nói với VOA Việt Ngữ rằng có nhiều lý do dẫn tới tình trạng này.
Ông nói thêm: “Lý do thứ nhất, họ sang bên này với chủ ý ở lại. Cái thứ hai, họ bị ‘gạ’ sang bên này bằng con đường du lịch, với sự hứa hẹn được đi làm này kia, nhưng mà chủ sử dụng lao động, chẳng hạn ở tiệm nail [sơn sửa móng tay] hoặc tiệm ăn, lại không gia hạn cho họ visa. Hoặc là chồng bảo lãnh họ sang xong rồi không làm giấy tờ gì hết, và coi như người vợ kẹt cứng với người chồng, cứ ở suốt ngày trong nhà”.
Việt Nam nằm trong số các quốc gia có số lượng du học sinh nằm trong top 10 ở Mỹ với con số lên tới hơn 20 nghìn sinh viên, trong khi số du khách Việt tới Mỹ cũng ngày càng tăng, với hàng chục nghìn người mỗi năm.
Ngoài Việt Nam, công dân các quốc gia Đông Nam Á khác cũng nằm trong “danh sách đen” của Bộ An ninh Nội địa Mỹ là Campuchia, Indonesia, Lào, Malaysia, Philippines hay Thái Lan.
Khi được hỏi lý do vì sao mà người Việt lại chấp nhận rủi ro để ở lại Mỹ, tiến sĩ Thắng nói thêm: “Qua bên này, họ làm ăn, buôn bán được dễ hơn, rồi họ có những khu mà chỉ cần nói tiếng Việt thôi họ cũng có thể lẫn lộn vào trong đó. Ở bên Mỹ dù sao cũng dễ kiếm tiền hơn. Mỗi ngày làm lao động thì cũng kiếm được một số tiền và dành dụm được gửi về trong nước”.
Qua bên này, họ làm ăn, buôn bán được dễ hơn, rồi họ có những khu mà chỉ cần nói tiếng Việt thôi họ cũng có thể lẫn lộn vào trong đó. Ở bên Mỹ dù sao cũng dễ kiếm tiền hơn. Mỗi ngày làm lao động thì cũng kiếm được một số tiền và dành dụm được gửi về trong nước.Tiến sĩ Thắng nói.
Ông Thắng nói thêm rằng tổ chức của ông đã “can thiệp cho một số trường hợp” và chứng minh họ có “đủ tư cách tị nạn hay là nạn nhân của nạn buôn người”.
Theo phúc trình của Bộ An ninh Nội địa, tính tới cuối năm 2016, hơn 600 nghìn người tới thăm Hoa Kỳ vẫn ở lại nước này, dù đã hết hạn visa.
Cho dù con số này rất nhỏ so với khoảng 50 triệu người tới thăm Mỹ, Bộ này nói trong phúc trình trên rằng những người ở quá hạn thị thực gây ra một “nguy cơ về an ninh quốc gia”.
Tin cho hay, hai kẻ không tặc trong vụ khủng bố 11/9 ở Mỹ, khiến hàng nghìn người thiệt mạng, cũng từng thuộc diện này.
Các quốc gia châu Phi nằm trong số các nước có tỷ lệ người ở quá hạn visa tại Mỹ nhiều nhất trong phúc được công bố trong bối cảnh chính quyền của Tổng thống Donald Trump “mạnh tay” với các di dân không có giấy tờ hợp lệ, nhất là từ quốc gia láng giềng Mexico.