Đường dẫn truy cập

Nỗ lực mới vinh danh chiến binh Khmer Krom trong Chiến tranh Việt Nam


Tư liệu - Binh lính của Sư đoàn Bộ binh 25 của Mỹ được đưa tới một khu vực hoạt động ở Đồng bằng Sông Cửu Long, ngày 9 tháng 8 năm 1967.
Tư liệu - Binh lính của Sư đoàn Bộ binh 25 của Mỹ được đưa tới một khu vực hoạt động ở Đồng bằng Sông Cửu Long, ngày 9 tháng 8 năm 1967.

50 năm trước, Đại úy Lục quân Mỹ Steve Yedinak trở về nhà từ Việt Nam với niềm tin rằng ông đã dẫn dắt các hoạt động bí mật góp phần đáng kể vào nỗ lực của Mỹ chống lại sự thâm nhập của quân cộng sản từ miền Bắc vào miền Nam Việt Nam.

Ông Yedinak, năm nay 77 tuổi, để lại đằng sau hơn 200 binh sĩ địa phương đã chiến đấu bên cạnh lực lượng Mỹ. Ông nhớ lại ông cảm thấy thoải mái khi chiến đấu bên cạnh những người Campuchia sống ở miền nam Việt Nam, người Khmer Krom thuộc Lực lượng Đặc nhiệm 957, Lực lượng Du kích Lưu động (MGF) "và họ chiến đấu rất ác liệt."

Họ không phải là một lực lượng được nhiều người biết đến, trong hoặc sau chiến tranh, và suốt nhiều năm ông Yedinak đã nỗ lực vận động để ghi nhận sự đóng góp của người Khmer Krom trong nỗ lực thời chiến của Mỹ.

Vì mục đích đó, ông đã hợp lực với Scott Walker, một người vận động vì các chiến binh người Hmong và người Thượng, những người mà sau chiến tranh đến định cư ở bang Minnesota. Ông Walker đã thành công trong việc giành được sự công nhận cho những nỗ lực của họ từ viện lập pháp của bang vào năm 2012.

Cựu Đại úy Lục quân Steve Yedinak
Cựu Đại úy Lục quân Steve Yedinak

Ông Yedinak và ông Walker vẫn chưa giành được sự công nhận như vậy từ Quốc hội. Phiên bản mới nhất của một nghị quyết công nhận người Khmer Krom và những người khác đã được giới thiệu ở Hạ viện vào tháng 7.

Vấn đề là Chiến tranh Việt Nam không phải là điều mà các thành viên Quốc hội và nhân viên của họ biết hay quan tâm tới, ông Walker nói.

"Chiến tranh Việt Nam không được dạy nhiều trong hệ thống trường học của chúng ta và vì vậy những người có biết về chiến tranh nhìn chung biết chuyện gì đã xảy ra," ông Walker, người đi tới từng văn phòng tại Quốc hội với ông Yedinak, nêu ra những chi tiết cụ thể về vai trò của các chiến binh.

Năm 2016, ông Walker và nhóm nghiên cứu của ông hay tin nhà làm phim Ken Burns đang làm một bộ phim tài liệu dài 18 tiếng về Chiến tranh Việt Nam. Những công trình trước đó của ông Burns đã thu hút số lượng người xem phá kỷ lục ở Mỹ, và vì thế họ cho rằng họ sẽ có thể tập trung vào việc vận động để những chiến binh này được công nhận, thay vì thông qua những nỗ lực giáo dục của họ.

Sau đó, họ biết rằng nhà làm phim không có kế hoạch đề cập tới người Khmer Krom, hoặc thậm chí những chiến binh nổi tiếng hơn.

Khi biết được điều đó, "chúng tôi vô cùng thất vọng," ông Walker nói.

Bộ phim tài liệu của ông Burns bao gồm các sự kiện chính của chiến tranh, theo lời ông Brian Moriarty, người quảng bá cho sê-ri phim được các nhà phê bình khen ngợi, được chiếu trên đài PBS từ ngày 17 tháng 9.

"Không có người Campuchia hay người Lào nào được phỏng vấn trong phim. Bộ phim tập trung vào nhữn trải nghiệm của người Mỹ và người Việt Nam trong chiến tranh," ông Moriarty nói với VOA Khmer qua email. "Phim có đề cập đến việc Việt Nam xâm lược Campuchia sau chiến tranh, và các hoạt động quân sự khác ở đó, nhưng chúng tôi không tiếp xúc với những người lính Campuchia nào đã chiến đấu bên cạnh binh lính Mỹ."

Mối quan hệ mở rộng

Người Khmer Krom từ lâu đã giúp Mỹ chống lại các du kích cộng sản ở đồng bằng sông Cửu Long, ở đó, họ được tuyển mộ vào các đơn vị của Các Tổ chức Dân vệ Phi Chính quy (CIDG).

Trong một biên bản công tác hồi tháng 8 năm 1962, CIA đã nói khái quát về tầm quan trọng của việc sử dụng các lực lượng chống du kích Khmer Krom để chống lại Việt Cộng.

E.H. Knoche, trợ lý của Giám đốc CIA John A. McCone thời đó, viết: "Những nỗ lực để chống lại các chiến thuật dùng đơn vị nhỏ của Việt Cộng mà chỉ dựa vào hoặc phần lớn dựa vào các lực lượng vũ trang chính quy - ở mức độ nào đó - chẳng khác gì cố tiêu diệt hàng trăm ngàn con ruồi bằng pháo binh. Nói chung, các du kích quân phải bị cô lập bởi những người chống du kích với thành phần là những cư dân tại chỗ."

Quân của ông Yedinak thường đi sâu vào các khu vực do Quân đội Bắc Việt kiểm soát trong bốn đến sáu tuần mỗi lần.

Họ chiến đấu mà không có pháo binh hoặc không quân yểm trợ, và ít có hy vọng được trực thăng cấp cứu. Khi thực hiện nhiệm vụ có mã hiệu là Blackjack 31, MGF đã trụ lại sau 52 lần giao chiến, bắt tù binh, gài mìn các trại của quân Bắc Việt và thu thập tin tình báo trong một chiến dịch kéo dài suốt nửa cuối năm 1966 và đầu năm 1967, theo cuốn sách tự xuất bản của Yedinak “Hard to Forget” (Thật khó quên).

Gần đây, ông Yedinak, giờ là trung tá lục quân Mỹ hồi hưu, nói với VOA Khmer: "Chúng tôi không thể làm được những gì chúng tôi đã làm mà không có sự yểm trợ của những con người đó." Ông nói thêm ông không đòi Quốc hội ghi nhận gì hơn cho người Khmer Krom ngoài một tấm bia hay một lời khen bằng văn bản "dành cho những hy sinh của họ thay cho các lực lượng chiến đấu của Mỹ."

Tư liệu - Công binh Lục quân Mỹ đang hoàn tất sửa chữa một cầu phao nối Sài Gòn và Đồng bằng Sông Cửu Long bị hư hại do mìn của Việt Cộng cài dưới nước, tháng 8 năm 1968.
Tư liệu - Công binh Lục quân Mỹ đang hoàn tất sửa chữa một cầu phao nối Sài Gòn và Đồng bằng Sông Cửu Long bị hư hại do mìn của Việt Cộng cài dưới nước, tháng 8 năm 1968.

Người Khmer Krom cũng đã chiến đấu với người Mỹ ở Campuchia, theo một bản ghi nhớ do Tổng thống Richard Nixon ký vào tháng 4 năm 1970.

Các tài liệu CIA đã được giải mật được đăng trên trang của CIA liên quan đến Quyền Tự do Thông tin (FOIA) cho thấy bốn tiểu đoàn với 2.100 binh sĩ Khmer Krom đã được chuyển sang Campuchia vào ngày 2 tháng 5 năm 1970, chỉ hơn một tháng sau khi Tướng Lon Nol đã làm đảo chính chống Hoàng tử Norodom Sihanouk, và thành lập một chính phủ do Mỹ hậu thuẫn vào ngày 18 tháng 3 năm 1970, theo một bản ghi nhớ của ông Henry Kissinger vào ngày 29 tháng 4 năm 1970.

Vào thời điểm đó, ngày càng có nhiều sự phản đối ở Mỹ đối với chiến tranh ở Việt Nam và cuộc chính biến ở Campuchia gây ngạc nhiên cho công chúng Mỹ.

Nhiều người trong Quốc hội đã đòi cung cấp thông tin về điều chuyển các binh sĩ Khmer Krom. Trong một bản ghi nhớ gửi đến Giám đốc CIA Richard Helms, Luật sư Nhánh Lập pháp John Mauray nêu bật mối quan tâm là người Khmer Krom sẽ được sử dụng "chỉ để yểm trợ cho nỗ lực của Hoa Kỳ tại Việt Nam."

Tin tức về "cuộc đưa quân bí mật" vào Campuchia đã làm nổ ra các cuộc biểu tình ở khắp Hoa Kỳ, kết quả là lực lượng Vệ binh Quốc gia bắn chết bốn sinh viên tại Đại học Bang Kent vào ngày 4 tháng 5 năm 1970, và cảnh sát đã bắn chết 2 sinh viên tại trường Đại học Bang Jackson vào ngày 15 tháng 5 năm 1970. Ông Nixon rút quân Mỹ khỏi Campuchia ngay sau đó.

Người Khmer Krom "phục vụ theo hai cách," theo lời Walker. "Họ yểm trợ Mỹ một cách bí mật" ở Việt Nam, và một cách chính thức ở Campuchia.

Một câu chuyện phức tạp

Tuy nhiên người Khmer Krom vẫn chưa có được sự công nhận chính thức.

Một phần của việc này là do lịch sử của họ, bắt đầu vào giữa thế kỷ 17 khi Việt Nam chiếm vùng Đồng bằng Sông Cửu long của Campuchia. Pháp chiếm vùng này vào thế kỷ 19, và phần lớn giữ cho người Khmer Krom và người Việt Nam đối nghịch nhau tách biệt cho đến khi lãnh thổ Nam Kỳ được trao lại cho Việt Nam vào lúc chấm dứt cuộc chiến tranh Đông Dương lần đầu tiên vào năm 1954.

Vào lúc đó Khmer Krom là một sắc tộc thiểu số chống Việt Nam, chống cộng sản trong vùng Đồng bằng Sông Cửu long, và nhiều người được Pháp tuyển mộ vào những đơn vị biệt động, ông Shawn McHale, phó giáo sư về lịch sử và các vấn đề quốc tế trường đại học George Washington, chuyên về lịch sử Đông Nam Á và Việt Nam nói.

Vào những năm 1960, “khi người Mỹ đến.. và nhận thấy người Khmer Krom là một lực lượng chiến đấu hữu hiệu, thì họ tuyển mộ những người này,” ông McHale nói.

Trung tá Lục quân Mỹ hồi hưu Yedinak nhắm vào khát khao của người Khmer Krom lấy lại đất đai của tổ tiên khi ông thành lập Lực lượng Du kích Lưu động MGF.

“Họ nghĩ rằng họ được tuyển mộ để chống lại Hồ Chí Minh và các giới chức chính quyền địa phương,” ông Yedinak nói, nói thêm rằng người Khmer Krom tin là phần thưởng của họ khi đánh bại các lực lượng cộng sản của ông Hồ là vùng Đồng bằng Sông Cửu long sẽ được trả về cho người Campuchia cai trị.

“Chúng tôi không gây ngộ nhận cho người Khmer Krom. Bởi vì người Mỹ muốn có những chiến binh rắn rỏi và bền chí,“ ông Yedinak nói.

Chiến thuật này đã thành công. Ông Chao Reap, một cựu chỉ huy Khmer Krom hiện sống tại Seattle nói với VOA Tiếng Khmer là các đồng chí của ông chiến đấu với người Mỹ một phần vì họ muốn lấy lại vùng Đồng bằng Sông Cửu long, nơi họ bị nhà cầm quyền Việt Nam đối xử như những công dân hạng hai.

Và sau chiến tranh, một ít người Khmer Krom di cư đến Mỹ “gặp nhiều khó khăn trong việc quảng bá địa vị của họ,” ông McHale nói. “Họ không được nhiều người chú ý tới và điều này thực sự bất lợi cho họ.”

Thúc đẩy sự công nhận

Vào tháng 7, Dân biểu Sean Duffy thuộc Đảng Cộng hòa đại diện bang Wisconsin giới thiệu nghị quyết H.Res 491 cùng với hai người đồng bảo trợ là Dân biểu Ed Perlmutter thuộc Đảng Dân chủ đại diện bang Colorado, và Dân biểu Glenn Grothman thuộc Đảng Cộng hòa ở Wisconsin.

Dân biểu Cộng hòa Sean Duffy đại diện bang Wisconsin
Dân biểu Cộng hòa Sean Duffy đại diện bang Wisconsin

Nghị quyết H.Res 491 “khẳng định và thừa nhận sự đóng góp của người Khmer, người Lào, người Hmong, và các nhóm sắc tộc khác thường được gọi là người Thượng ở Campuchia và Lào đã từng yểm trợ và bảo vệ các lực lượng vũ trang Mỹ và nền tự do tại Đông Nam Á.” Nghị quyết này hiện đang được đưa ra trước tiểu ban đặc trách khu vực Á Châu-Thái Bình Dương.

“Dân biểu Duffy tin tưởng rằng những người đã từng hậu thuẫn cho các binh sĩ của chúng ta xứng đáng được công nhận,” ông Mark Bednar, nhân viên liên lạc báo chí của dân biểu Duffy, nói với VOA. Ông Duffy “rất nhiệt thành đấu tranh để công nhận những sự đóng góp của các chiến sĩ tự do người Hmong, người Thượng và người Khmer đã có công giúp các quân nhân Mỹ, dù một phim tài liệu của PBS từ chối, không làm công việc đó.”

Tin Vắn Thế Giới

XS
SM
MD
LG