Đường dẫn truy cập

Nhóm nhân quyền: Việt Nam vũ khí hóa pháp luật để truy tố các nhà hoạt động môi trường


Các nhà hoạt động môi trường Đặng Đình Bách, Mai Phan Lợi, Nguỵ Thị Khanh, và Bạch Hùng Dương đang bị chính quyền Việt Nam giam cầm. Photo The 88 Project.
Các nhà hoạt động môi trường Đặng Đình Bách, Mai Phan Lợi, Nguỵ Thị Khanh, và Bạch Hùng Dương đang bị chính quyền Việt Nam giam cầm. Photo The 88 Project.

Hôm 21/4, tại Câu lạc bộ Phóng viên nước ngoài tại Thái Lan (FCCT), tổ chức nhân quyền The 88 Project họp báo lên án chính quyền Việt Nam vũ khí hóa luật pháp để truy tố các nhà hoạt động khí hậu trong nước gồm Đặng Đình Bách, Mai Phan Lợi, Nguỵ Thị Khanh, và Bạch Hùng Dương.

Buổi họp báo chung có sự hiện diện của ông Ben Swanton, đồng giám đốc của The 88 Project, và ông Phil Robertson, Phó Giám đốc khu vực châu Á của tổ chức Theo dõi Nhân quyền, và bà Grace Bùi, một nhà hoạt động nhân quyền đang sống tại Thái Lan.

Trao đổi với VOA, ông Phil Robertson mong rằng qua buổi họp báo “các nước lớn như Hoa Kỳ, Liên minh Châu Âu và các quốc gia thành viên sẽ gây áp lực mạnh mẽ hơn nữa đối với chính phủ Việt Nam, yêu cầu trả tự do cho những nhà hoạt động môi trường bị cầm tù oan sai, đồng thời trả tự do cho các nhà hoạt động và nhà bất đồng chính kiến khác đã bị bắt giữ tại Việt Nam”.

Thư mời tham dự họp báo nói rằng bốn nhà hoạt động khí hậu đã thúc đẩy chính phủ Việt Nam cam kết thực hiện chính sách không phát thải carbon ròng (zero carbon emission) vào năm 2050. Nhưng chính quyền đã bỏ tù họ. Chính quyền Hà Nội cho rằng các nhà hoạt động này phạm tội “trốn thuế”. Tuy nhiên, theo một báo cáo mới của Project 88 cho thấy Hà Nội đã vũ khí hóa luật pháp như thế nào để đàn áp các nhà hoạt động.

Nhóm bốn nhà hoạt động khí hậu được gọi là Vietnamese Four (Bộ tứ Việt Nam) gồm ông Đặng Đình Bách, ông Mai Phan Lợi, bà Nguỵ Thị Khanh, và ông Bạch Hùng Dương. Họ là các nhà hoạt động xã hội dân sự đã bị chính quyền Việt Nam bỏ tù vì tội trốn thuế” sau khi tham gia hoạt động nhằm giảm sự phụ thuộc của Việt Nam vào nhiệt điện than, theo thông báo của The 88 Project.

Ông Ben Swanton nói trong buổi họp báo rằng bản báo cáo Vũ khí hoá Luật pháp truy tố Bộ tứ Việt Nam” của Project 88, công bố hôm 21/4, đã trình bày kết quả điều tra các cáo buộc rằng việc truy tố hình sự những cá nhân này có động cơ chính trị.

Thứ nhất, việc truy tố của phía Việt Nam có đặc điểm là vi phạm nghiêm trọng. Thứ hai, cả bốn cá nhân đều là những cộng sự thân thiết đang hợp tác trong chiến dịch vận động chính sách và các sáng kiến xã hội dân sự vào thời điểm chính phủ đang tìm cách hạn chế quyền tự chủ và tác động của xã hội dân sự”, ông Swanton nói.

Ông Swanton nói rằng trong khi chính phủ Việt Nam cho rằng bốn người này là tội phạm về thuế, những báo cáo của nhóm nhân quyền kết luận rằng họ là “tù nhân chính trị”.

“Cáo buộc trốn thuế dường như đã được áp dụng một cách tùy tiện với mục đích đàn áp chính trị và cả bốn nhà hoạt động ban đầu bị giam giữ mà không bị buộc tội. Nhóm Vietnamese Four đã bị từ chối quyền được xét xử công bằng”, ông cho biết thêm. “Các phiên xét xử của bốn người này được che giấu trong bí mật. Tất cả bốn cá nhân đã bị xét xử trong các phiên điều trần kín kéo dài chưa đầy một ngày, cho thấy rằng kết quả của những phiên tòa này đã được quyết định trước”.

Phúc thẩm 3 nhà hoạt động môi trường: LS Đặng Đình Bách bị y án
please wait

No media source currently available

0:00 0:01:25 0:00

Phát biểu tại buổi họp báo, ông Robertson nói hệ thống toà án của Việt Nam là một trò đùa trong khi họ tuyên bố họ duy trì pháp quyền, và không có công lý cũng như sự độc lập trong ngành tư pháp Việt Nam. Cùng với đó, ông cũng đã chỉ trích việc công an thường xuyên từ chối quyền tiếp cận luật sư của các bị cáo để gây thêm tổn thương.

Cho nên bây giờ bộ máy này đang tiêu thụ một phần của chính nó dưới danh nghĩa đảng nắm quyền kiểm soát tuyệt đối. Và bây giờ chúng ta thấy cuộc tấn công này được thực hiện để tấn công các nhóm xã hội dân sự. Bắt đầu với bốn nhà lãnh đạo của các tổ chức phi chính phủ về biến đổi khí hậu và môi trường này”, ông Roberston nói. “Những gì bạn sẽ thấy là Việt Nam đã xây dựng một vòng kìm kẹp không chỉ đối với các tổ chức phi chính phủ này mà còn cả nguồn tài trợ nước ngoài của các tổ chức phi chính phủ địa phương”.

Đại diện của HRW cho rằng việc bỏ tù các nhà hoạt động môi trường diễn ra trong bối cảnh một nhà nước độc đảng, thông qua một loạt các biện pháp hợp pháp và ngoài pháp luật, đang hạn chế và hình sự hóa hoạt động chính sách và các phong trào xã hội dân sự.

Ngoài ra, ông Robertson gọi Việt nam là một Trung Quốc thu nhỏ trước những kiểu đàn áp mà Trung Quốc đã từng áp dụng.

Khi mọi người nhìn vào nghị định về các tổ chức phi chính phủ nước ngoài mà Việt Nam phục vụ năm ngoái, bạn có thể thấy cái lồng mà chính phủ và đảng cầm quyền đang thiết kế cho bất kỳ loại hoạt động xã hội dân sự nào trong nước. Và nếu tất cả những điều này khiến bạn nhớ đến một quốc gia khác, thì bạn không sai đâu. Người Việt Nam co rúm người lại khi so sánh, nhưng động cơ giành quyền lực tuyệt đối của chính phủ và đảng ở Việt Nam và phá hủy bất kỳ loại nhà hoạt động hoặc cấu trúc xã hội dân sự nào mà các diễn đàn bí mật trông rất giống những gì đang xảy ra ở Trung Quốc”.

Trao đổi với VOA hôm 21/4, ông Robertson nói phương Tây nên gây lực với Hà Nội mạnh hơn:

“Hoa Kỳ, Liên minh Châu Âu và các quốc gia thành viên sẽ gây áp lực mạnh mẽ hơn nữa đối với chính phủ Việt Nam để họ trả tự do cho những nhà hoạt động môi trường bị cầm tù oan sai, đồng thời trả tự do cho các nhà hoạt động và nhà bất đồng chính kiến khác đã bị bắt giữ tại Việt Nam”.

Rõ ràng là cộng đồng quốc tế cần nêu cao vai trò của mình để làm tốt hơn công việc và cố gắng đấu tranh cho nhân quyền ở Việt Nam. Đối với tôi, dường như cộng đồng quốc tế đã bị phân tâm, cho dù là do cuộc chiến Ukraine hay do Chiến tranh Lạnh giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc gia tăng, trong đó Việt Nam tất nhiên đóng một vai trò quan trọng trong việc hỗ trợ phía Hoa Kỳ và giải quyết vấn đề Biển Đông hay các vấn đề khác. Và vì vậy, vấn đề nhân quyền và Việt Nam đã bị gạt ra khỏi chương trình nghị sự”.

Một thực tế là phần lớn luật an ninh quốc gia của Việt Nam vốn đã vi phạm nhân quyền, và Việt Nam về cơ bản đã không tuân thủ các nghĩa vụ quốc tế của mình, và cũng không tuân thủ các công ước quốc tế mà nước này đã phê chuẩn”, ông Roberston nói. “Tại sao cả bốn nhà hoạt động môi trường này đều phải vào tù? Rõ ràng là đảng đang thao túng luật pháp để duy trì quyền lực của mình và theo đuổi các đối thủ của mình”.

Buổi họp báo diễn ra trong bối cảnh Việt Nam đã được nhóm các quốc gia G-7 trao đổi một thỏa thuận chuyển đổi năng lượng trị giá 15 tỷ đôla.

Ông Roberston nói: “Nếu tôi là một nhà đầu tư quốc tế, tôi sẽ tự hỏi làm thế nào tôi có thể chắc chắn rằng các quyền của tôi với tư cách là một nhà đầu tư được đảm bảo? Nếu vì một lý do nào đó mà ai đó trong giới chính trị trong Đảng Cộng sản quyết định không thích tôi, họ có thể vũ khí hóa luật pháp để chống lại tôi. Vì vậy những người đổ xô vào Việt Nam để đầu tư, tôi nghĩ, đang không hiểu rằng đó không phải là thượng tôn pháp luật, mà là quy tắc của một đảng cầm quyền duy nhất, Đảng Cộng sản Việt Nam. Đảng, về cơ bản có thể làm bất cứ điều gì họ muốn. Bất kể luật pháp nói gì”.

Trong thông cáo báo chí hôm 21/4, ông Swanton, kêu gọi nhóm G-7 nên đưa ra điều kiện về hỗ trợ tài chính cho quá trình chuyển đổi năng lượng của Việt Nam để chính phủ không bắt giữ thêm bất kỳ nhà hoạt động nào.

VOA đã liên hệ Bộ Ngoại giao Việt Nam, yêu cầu họ cho ý kiến về cuộc họp báo và thông cáo báo chí này, nhưng chưa được phản hồi.

Chính quyền Việt Nam từ trước đến nay bác bỏ các cáo buộc vi phạm nhân quyền, nói rằng họ chỉ bắt giam và xét xử những ai “vi phạm pháp luật”.

Diễn đàn

VOA Express

XS
SM
MD
LG