Đường dẫn truy cập

Anh ngữ sinh động bài 321 (advanced)


Anh ngữ sinh động bài 321 (advanced)
please wait

No media source currently available

0:00 0:15:31 0:00
Tải xuống
Ðây là chương trình Anh Ngữ sinh động bài 321. Phạm Văn xin kính chào quí vị thính giả. Bài học hôm nay có hai điểm chính: (1) phân biệt who và whom: khi nào là interrogative pronouns, và khi nào là relative pronouns. (2) Ôn lại rằng that thường dùng để bắt đầu một mệnh đề giới hạn restrictive relative clause, nhưng khi nào which có thể thay cho that trong một mệnh đề như vậy.

I. Review - Ôn lại chữ đã học:
  1. Who và whom có thể là interrogative pronouns (đại từ nghi vấn) khi ở vị trí đầu câu và nghĩa là “ai” và có đảo lộn vị trí của trợ động từ (hay động từ) và chủ từ:
Whom did you give my gift to? (formal, dùng khi viết)= Bạn đưa món quà của tôi cho ai?
Who did you give my gift to? (informal, dùng khi nói).

2. Phân biệt với Whom là relative pronouns:
Mr. Roberts whom I have never met is the new principal.
Ông Roberts mà tôi chưa từng gặp là vị tân hiệu trưởng (trong câu này whom làm object cho động từ have met).

3. Who hay whom?
=>Tồng quát, dùng who cho subject, whom cho object; dùng whom khi có một infinitive đi sau.

There’s a student in this class who I believe is a math genius.
Có một học sinh trong lớp này là ngưòi tôi tin là thần đồng toán học.
(Trong câu này who là subject của is)

=>Nhưng nếu tiếp theo là một infinitive, động từ chưa chia, thì dùng whom.
There’s a student in this class whom I believe to be a math genius.
(Trong câu này whom là túc từ object của believe)

4. That và which
=>Nhắc lại, ta dùng who cho chủ từ thay cho người, which dùng làm chủ từ hay túc từ thay cho vật, hay cả một ý trong mệnh đề đứng trước gọi là antecedent (tiền trí từ). Có thể dùng that thay cho who hay which hay whom trong câu thân mật hay trong văn nói informal.

Nhưng trong những câu gọi là restrictive relative clauses, đại từ quan hệ giới hạn, làm rõ nghĩa cho antecedent (tiền trí từ) thì thường phải dùng that,

ngoại trừ có 3 biệt lệ sẽ nói ở phần dưới bài này.

Còn những mệnh đề nonrestrictive clause thì thường bắt đầu bằng which. Nhớ là nonrestrictive có thể bỏ mà không hại đến nghĩa của mệnh đề chính. Thí dụ:

The gentleman that/who lives next door is a doctor.
That lives next door là một restrictive clause mệnh đề giới hạn hay còn gọi là essential clause.

So sánh câu trên với nonrestrictive clause mệnh đề không giới hạn hay nonessential clause:

Dr. Smith, who lives next door, is a heart surgeon.
Who lives next door là nonrestrictive clause, có thể bỏ được mà không hại đến nghĩa mệnh đề chính là Dr. Smith is a heart surgeon.

=>Nonrestrictive clause cách mệnh đề chính bởi 2 commas nếu đứng giữa câu, 1 comma nếu đứng cuối câu.

II. Exercises: who hay whom

-My mother did not tell me (who/whom) she had invited to dinner.
Má tôi không bảo cho biết bà đã mời ai đến ăn cơm tối.
(Answer: whom, object của invited)

-(Who/ whom ) were you talking to over there? Bạn nói chuyện với ai ở đằng đó vậy?

(Answer: who hay whom đều đúng: trong câu trên, chọn who khi dùng trong văn nói informal, chọn whom khi viết formal).

-(Who/whom) do the reports say defeated the challenger? Bản tường trình cho biết ai thắng người thách đấu?
(Answer: who, subject của defeated)

-I know (who/whom) started the fight.
(Answer: who)
(who started the fight: làm object cho know, nhưng who làm subject cho started)
Tôi biết người nào khởi đầu cuộc đánh lộn này.

-Who/Whom did you see today? Hôm nay anh đã gặp ai?
(Answer: whom (formal), who (informal).

-To whom were you talking? Bạn đang nói với ai vậy?
(Answer: whom object sau preposition to). Very formal. Thường thì người ta nói: Who were you talking to? (informal) hay Whom were you talking to? (formal).

-I need an accountant (who/ whom) I can trust. Tôi cần một người kế toán mà tôi có thể tin cẩn.
(Answer: whom, object cho trust)

-The singer (who/whom) we invited to sing at the concert could not attend. Người ca sĩ mà chúng ta mời hát ở buổi hoà nhạc không thể đến được.
(Answer: whom: object của invited)

(Credit: Watkins and Dillingham, Practical English Handbook. Houghton Mifflin, 1985, p.73-75.)

III. Which and that

=>Dùng who cho người, hay một cá nhân hay một nhóm, dùng that cho cả một lớp (a class), loài hay giống (species), hay thành phần hay loại (type).

She is the only one of my students who can speak French fluently. Cô ấy là học viên duy nhất của tôi biết nói tiếng Pháp trôi chảy.

He is the kind of student that should take advanced math. Anh ta là thành phần học sinh nên học lớp toán cao cấp.

=>Which và that dùng khi liên quan đến nơi chốn, đồ vật, loài vật.

Ôn Lại:

Which thường dùng để bắt đầu một nonessential clause, và that bắt đầu một essential clause.

Thí dụ:
(nonrestrictive, nonessential) My report on personnel benefits, which I sent you last week, should be of some help. (Which introduces nonessential clause). Bản tường trình của tôi về bổng lộc và quyền lợi của nhân viên, mà tôi gửi cho ông tuần trước, có thể giúp ông phần nào.

(restrictive, essential) The report that I sent you last week should be of some help. Bản tường trình mà tôi gửi ông tuần trước có thể giúp ông phần nào. (That introduces an essential clause).

=>Biệt lệ: Ngày nay một số người viết văn dùng which thay that để bắt đầu một essential clause (restrictive clause thường chỉ dùng that).

Khi nào thì which thay cho that? Which nên dùng thay cho that trong 3 trường hợp biệt lệ sau đây:

(1) khi trong mệnh đề phụ essential clause có hai hay nhiều mệnh đề parallel (cân đối với nhau).

Ann is taking courses which will earn her higher salary in her current job and which will qualify her for a number of higher-level jobs in the future.

Ann đang học thêm một số lớp mà nhờ vậy cô có thể được tăng lương trong việc hiện thời hay giúp cô hội đủ điều kiện xin những việc ở trình độ cao trong tương lai.

Hai mệnh đề song hành hay cân đối (parallel) là which will earn her higher salary và which will qualify her for a number of higher-level jobs.

(2) khi that đã dùng ở đầu mệnh đề chính thì which
sẽ thay that ở đầu mệnh đề essential clause: when that has already been used in the sentence. Thí dụ: That is the movie which you shouldn’t miss (Ðó là cuốn phim mà anh không thể bỏ qua không xem);

(3) when the essential clause is introduced by this…which; that…which; these…which or those…which: khi mệnh đề cần thiết hay giới hạn đã bắt đầu bằng this, that hay these, those thì câu essential clause nên bắt đầu bằng which chứ không phải là bằng that mà ta đã học đầu bài. Thí dụ:

We need to reinforce those ideas which were presented in earlier parts of the lesson. Chúng ta cần lập lại những ý đã trình bày trong những phần đầu của bài học.
(Credit: William A. Sabin, The Gregg Reference Manual, Sec. 1062)

IV. Tóm tắt và ôn lại: Loại câu là essential clause hay restrictive clause là loại bắt đầu bằng that và không có comma ngăn cách với mệnh đề chính.

Loại nonessential clause hay nonrestrictive clause là loại bắt đầu bằng which và được ngăn cách với mệnh dể chính bởi commas. Có thể bỏ mệnh đề này mà nghĩa của câu không sao. Thí dụ:

(Restrictive)

People who live in glass houses shouldn’t throw stones. Người sống trong nhà kiếng không nên ném đá.
(đừng soi bói chỉ trích người khác khi mình cũng có lỗi.) Chân mình còn lấm bê bê /Lại cầm bó đuốc mà rê chân người.

(Nonrestrictive)
The Japanese people, who eat a lot of fish and vegetable, are generally healthy people.
Câu who eat a lot of fish and vegetable là nonrestrictive relative clause có thể bỏ đi mà câu The Japanese people are generally healthy people vẫn đủ ý nghĩa.

(Restrictive)
The law that gave women the right to vote was passed in 1919 and ratified in 1920.
Ðạo luật ban cho phụ nữ quyền đi bầu được thông qua năm 1919 và phê chuẩn năm 1920.

(Nonrestrictive)
The 19th Amendment, which gave women the right to vote, was passed in 1919 and ratified in 1920.
Tu chính án 19, là tu chính án cho phụ nữ quyền đi bầu, được thông qua năm 1919 và phê chuẩn năm 1929.

Vietnamese Explanation

Quí vị vừa học xong bài 321 trong chương trình Anh ngữ sinh động. Phạm Văn xin kính chào quí vị và xin hẹn gặp lại trong một bài học khác.
XS
SM
MD
LG