Đúng là hôm nay tôi muốn viết về Atlanta và Orlando. Là hai thành phố lớn của bang Georgia và Florida nằm bên bờ Đông nước Mỹ. Nhưng các bạn đừng lo. Không phải tôi chỉ viết về chuyện du lịch, đi du hí đâu. Mà tôi muốn chia xẻ với các bạn về một số trải nghiệm của tôi sau 3 ngày cuối tuần gặp gỡ những người quen ở bên ấy.
Cũng lâu rồi tôi mới trở lại hai thành phố này. Atlanta là một trong những thành phố lớn nhất của Mỹ. Cũng như Orlando nằm xuôi về phía nam gần Miami không nhỏ hơn là bao. Nếu như Atlanta là nơi đặt bản doanh của tập đoàn Coca-cola, từng được đăng cai tổ chức Olympics, là quê hương của nhà tranh đấu lừng danh Martin Luther King thì Orlando lại ở gần biển, có vô số hồ lớn nhỏ và Disney World mới lạ, nổi tiếng hơn cả Disneyland ở Cali.
Phần lớn khách thập phương đến đây là để đi du lịch. Nhưng riêng tôi thì khác. Tôi đến để tiếp tục gây quỹ giúp những thuyền nhân còn sót lại ở Thái Lan. Sau hơn 23 năm lưu lạc nơi xứ người.
Vì vậy những nơi tôi đến, những người tôi gặp đều là những người còn nặng lòng với câu chuyện thuyền nhân. Một câu chuyện mà chính tôi đây cũng phải lâu lâu thốt lên câu: ‘biết rồi, khổ quá, nói mãi!’. Đặc biệt là với các anh chị em đã cùng tôi một thời nằm gai, nếm mật ở Phi Luật Tân ròng rã 10 năm. Mà từ lúc sang Mỹ định cư đến giờ tôi mới có dịp gặp lại.
Đúng là thời gian trôi qua mau, quá nhanh. Và nước Mỹ rõ là nơi đã cho họ cơ hội làm lại cuộc đời. Sau gần 17 năm khó nhọc trên bước đường tỵ nạn.
Có nhiều điều làm tôi ngạc nhiên trong chuyến đi này, làm tôi suy ngẫm suốt hôm nay về một chân lý trong cuộc sống.
Thứ nhất, những người tỵ nạn Việt Nam cuối cùng này đã thành công mau và hơn những gì tôi tưởng. Họ chỉ mới sang Mỹ được sáu năm mà đại đa số đã tìm được công việc vững chắc, một số người đang làm chủ các tiệm nails và không ít người trong nhóm này đã mua được xe, được nhà. Mặc cho kinh tế của nước Mỹ có phần đi xuống từ lúc họ đặt chân đến Mỹ.
Hôm tôi bước vào ngôi nhà khang trang của một chị tỵ nạn trong nhóm này ở Atlanta tôi chỉ có thể lắc đầu không thể tưởng tượng được là chỉ trong vòng 6 năm, gia đình chị đã dành dụm đủ tiền để mua được một căn nhà to như thế, đã tự gầy dựng lại một cuộc sống đầy đủ và các con chị nay đã vào đại học. Ai cũng có xe hơi riêng để đi.
Trong khi tôi từ lúc ra trường đến giờ, sở hữu một chiếc cũng chẳng nổi!
Điều thứ hai làm tôi ngạc nhiên là sự ‘nhớ dai’ của họ. Mặc cho thời gian có qua đi, có làm cho chúng tôi ai cũng già hơn 6, 7 tuổi nhưng những kỷ niệm của một thời khốn khó hình như không ai quên.
Chúng tôi đã cùng ngồi nhau ôn lại kỷ niệm đến 5, 6 giờ sáng. Từ chuyện nhỏ đến chuyện to. Từ những câu chuyện cười ra nước mắt cho đến những lần chúng tôi cùng ôm nhau khóc vì không biết phải làm sao, tương lai phải xử sự thế nào?
Hình như con người là thế. Chúng ta chỉ nhớ nhiều về những tháng ngày khó nhọc. Còn những lúc sung sướng, cuộc sống an bình, phẳng lặng thì không.
Điều thứ ba làm cho tôi ngạc nhiên là sự thành công và hiểu biết của con em những người tỵ nạn. Từ những đứa trẻ lúc tôi mới sang Phi Luật Tân chỉ mới lên 5, lên 10, đến hôm nay các em đã trưởng thành. Đứa đang học đại học. Có em đã biết cần phải làm gì để giúp những người còn kẹt lại. Như thân phận của chúng nó ngày xưa.
Thành thật mà nói, nếu như trước đây tôi cảm thấy rất vui sướng khi được biết là các em cuối cùng cũng có được những quyền con người căn bản như tôi: quyền được đi học, đi lại, có quốc tịch, có tiếng nói trong xã hội, v.v… thì trong tuần vừa qua, niềm vui sướng của tôi còn có xen một tí hãnh diện.
Tôi hãnh diện vì các em cảm nhận được sự khó khăn của những người đi trước và thấy được sức mạnh tiềm ẩn ở những thế hệ đi sau. Nếu họ được cho cơ hội để làm lại cuộc đời, chắc chắn họ cũng sẽ thành công như tất cả chúng ta. Như câu nói của nhà bác học Albert Einstein: ‘All that is valuable in human society depends upon the opportunity for development accorded the individual’. Tất cả những gì có giá trị trong xã hội đều tùy vào cơ hội phát triển dành cho mỗi người.
Sau bao năm ngang dọc đó đây, tôi nhận thấy đúng là không có gì quan trọng hơn ‘opportunity’. Hơn cả về sự thông minh, chăm chỉ làm việc, nơi mình sinh ra, hay sự thành đạt của cha mẹ, điều kiện tiên quyết để đi đến thành công cho riêng một cá nhân hay cho cả một xã hội là phải có được ‘cơ hội’. Nếu con người được cho cơ hội để học hỏi, để tiếp xúc với nhiều ý kiến khác nhau, để cùng nhau tranh đua cầu tiến, chắc chắn xã hội sẽ phát triển nhanh và mạnh. Ngược lại, cả xã hội và người dân sẽ yếu kém, thua thiệt nếu cả hai không có cơ hội để phát triển.
Đó cũng chính là lý do tại sao từ một anh dân quèn cho đến những nhà lãnh tụ độc tài quyền uy nhất ở những nước lạc hậu, nghèo khó, ai cũng cho con mình, là những người họ yêu quý nhất, đi du học ở Anh, Úc, Mỹ. Để cho con họ có cơ hội được phát triển hết tiềm lực, khả năng. Chỉ tiếc rằng khi họ đã học thành tài, đã thấy và hiểu được nhiều điều, thì họ quay về chỉ để làm giàu cho chính họ và gia đình họ. Còn xã hội thì vẫn đầy rẫy những bất công, dân nghèo, thất học vẫn là những thành phần bị ruồng bỏ, chịu nhiều điều thiệt thòi nhất.
Và đấy cũng là điều làm tôi suy ngẫm suốt hôm nay. Chỉ cần có cơ hội là chúng ta ai cũng có thể làm lại cuộc đời, có được một cuộc sống an bình, đầy đủ. Chỉ cần có được một cơ hội là xã hội nào cũng có thể thay đổi được bộ mặt của mình. Trong một thời gian ngắn nhất.
Như những gì anh chị em tỵ nạn đã vừa chứng minh cho tôi.
* Blog của Luật sư Trịnh Hội là blog cá nhân. Các bài viết trên blog được đăng tải với sự đồng ý của Ðài VOA nhưng không phản ánh quan điểm hay lập trường của Chính phủ Hoa Kỳ.
Cũng lâu rồi tôi mới trở lại hai thành phố này. Atlanta là một trong những thành phố lớn nhất của Mỹ. Cũng như Orlando nằm xuôi về phía nam gần Miami không nhỏ hơn là bao. Nếu như Atlanta là nơi đặt bản doanh của tập đoàn Coca-cola, từng được đăng cai tổ chức Olympics, là quê hương của nhà tranh đấu lừng danh Martin Luther King thì Orlando lại ở gần biển, có vô số hồ lớn nhỏ và Disney World mới lạ, nổi tiếng hơn cả Disneyland ở Cali.
Phần lớn khách thập phương đến đây là để đi du lịch. Nhưng riêng tôi thì khác. Tôi đến để tiếp tục gây quỹ giúp những thuyền nhân còn sót lại ở Thái Lan. Sau hơn 23 năm lưu lạc nơi xứ người.
Vì vậy những nơi tôi đến, những người tôi gặp đều là những người còn nặng lòng với câu chuyện thuyền nhân. Một câu chuyện mà chính tôi đây cũng phải lâu lâu thốt lên câu: ‘biết rồi, khổ quá, nói mãi!’. Đặc biệt là với các anh chị em đã cùng tôi một thời nằm gai, nếm mật ở Phi Luật Tân ròng rã 10 năm. Mà từ lúc sang Mỹ định cư đến giờ tôi mới có dịp gặp lại.
Đúng là thời gian trôi qua mau, quá nhanh. Và nước Mỹ rõ là nơi đã cho họ cơ hội làm lại cuộc đời. Sau gần 17 năm khó nhọc trên bước đường tỵ nạn.
Có nhiều điều làm tôi ngạc nhiên trong chuyến đi này, làm tôi suy ngẫm suốt hôm nay về một chân lý trong cuộc sống.
Thứ nhất, những người tỵ nạn Việt Nam cuối cùng này đã thành công mau và hơn những gì tôi tưởng. Họ chỉ mới sang Mỹ được sáu năm mà đại đa số đã tìm được công việc vững chắc, một số người đang làm chủ các tiệm nails và không ít người trong nhóm này đã mua được xe, được nhà. Mặc cho kinh tế của nước Mỹ có phần đi xuống từ lúc họ đặt chân đến Mỹ.
Hôm tôi bước vào ngôi nhà khang trang của một chị tỵ nạn trong nhóm này ở Atlanta tôi chỉ có thể lắc đầu không thể tưởng tượng được là chỉ trong vòng 6 năm, gia đình chị đã dành dụm đủ tiền để mua được một căn nhà to như thế, đã tự gầy dựng lại một cuộc sống đầy đủ và các con chị nay đã vào đại học. Ai cũng có xe hơi riêng để đi.
Trong khi tôi từ lúc ra trường đến giờ, sở hữu một chiếc cũng chẳng nổi!
Điều thứ hai làm tôi ngạc nhiên là sự ‘nhớ dai’ của họ. Mặc cho thời gian có qua đi, có làm cho chúng tôi ai cũng già hơn 6, 7 tuổi nhưng những kỷ niệm của một thời khốn khó hình như không ai quên.
Chúng tôi đã cùng ngồi nhau ôn lại kỷ niệm đến 5, 6 giờ sáng. Từ chuyện nhỏ đến chuyện to. Từ những câu chuyện cười ra nước mắt cho đến những lần chúng tôi cùng ôm nhau khóc vì không biết phải làm sao, tương lai phải xử sự thế nào?
Hình như con người là thế. Chúng ta chỉ nhớ nhiều về những tháng ngày khó nhọc. Còn những lúc sung sướng, cuộc sống an bình, phẳng lặng thì không.
Điều thứ ba làm cho tôi ngạc nhiên là sự thành công và hiểu biết của con em những người tỵ nạn. Từ những đứa trẻ lúc tôi mới sang Phi Luật Tân chỉ mới lên 5, lên 10, đến hôm nay các em đã trưởng thành. Đứa đang học đại học. Có em đã biết cần phải làm gì để giúp những người còn kẹt lại. Như thân phận của chúng nó ngày xưa.
Thành thật mà nói, nếu như trước đây tôi cảm thấy rất vui sướng khi được biết là các em cuối cùng cũng có được những quyền con người căn bản như tôi: quyền được đi học, đi lại, có quốc tịch, có tiếng nói trong xã hội, v.v… thì trong tuần vừa qua, niềm vui sướng của tôi còn có xen một tí hãnh diện.
Tôi hãnh diện vì các em cảm nhận được sự khó khăn của những người đi trước và thấy được sức mạnh tiềm ẩn ở những thế hệ đi sau. Nếu họ được cho cơ hội để làm lại cuộc đời, chắc chắn họ cũng sẽ thành công như tất cả chúng ta. Như câu nói của nhà bác học Albert Einstein: ‘All that is valuable in human society depends upon the opportunity for development accorded the individual’. Tất cả những gì có giá trị trong xã hội đều tùy vào cơ hội phát triển dành cho mỗi người.
Sau bao năm ngang dọc đó đây, tôi nhận thấy đúng là không có gì quan trọng hơn ‘opportunity’. Hơn cả về sự thông minh, chăm chỉ làm việc, nơi mình sinh ra, hay sự thành đạt của cha mẹ, điều kiện tiên quyết để đi đến thành công cho riêng một cá nhân hay cho cả một xã hội là phải có được ‘cơ hội’. Nếu con người được cho cơ hội để học hỏi, để tiếp xúc với nhiều ý kiến khác nhau, để cùng nhau tranh đua cầu tiến, chắc chắn xã hội sẽ phát triển nhanh và mạnh. Ngược lại, cả xã hội và người dân sẽ yếu kém, thua thiệt nếu cả hai không có cơ hội để phát triển.
Đó cũng chính là lý do tại sao từ một anh dân quèn cho đến những nhà lãnh tụ độc tài quyền uy nhất ở những nước lạc hậu, nghèo khó, ai cũng cho con mình, là những người họ yêu quý nhất, đi du học ở Anh, Úc, Mỹ. Để cho con họ có cơ hội được phát triển hết tiềm lực, khả năng. Chỉ tiếc rằng khi họ đã học thành tài, đã thấy và hiểu được nhiều điều, thì họ quay về chỉ để làm giàu cho chính họ và gia đình họ. Còn xã hội thì vẫn đầy rẫy những bất công, dân nghèo, thất học vẫn là những thành phần bị ruồng bỏ, chịu nhiều điều thiệt thòi nhất.
Và đấy cũng là điều làm tôi suy ngẫm suốt hôm nay. Chỉ cần có cơ hội là chúng ta ai cũng có thể làm lại cuộc đời, có được một cuộc sống an bình, đầy đủ. Chỉ cần có được một cơ hội là xã hội nào cũng có thể thay đổi được bộ mặt của mình. Trong một thời gian ngắn nhất.
Như những gì anh chị em tỵ nạn đã vừa chứng minh cho tôi.
* Blog của Luật sư Trịnh Hội là blog cá nhân. Các bài viết trên blog được đăng tải với sự đồng ý của Ðài VOA nhưng không phản ánh quan điểm hay lập trường của Chính phủ Hoa Kỳ.