Cử tri Thái Lan đang chuẩn bị đi biểu quyết trong một cuộc trưng cầu dân ý tổ chức vào ngày Chủ nhật này về một Hiến Pháp mới do chính phủ quân sự đương quyền đề nghị.
Dự thảo hiến pháp của tập đoàn quân nhân cai trị Thái Lan sẽ tiến cử một Thủ Tướng không do dân bầu lên trong vụ bế tắc chính trị, và một thượng viên cũng không do dân cử, với một số ghế dành riêng cho tập đoàn quân nhân cầm quyền.
Mặc dù quân đội Thái Lan nói dự thảo Hiến Pháp sẽ giảm thiểu chia rẽ chính trị trong nước, giới chỉ trích nói rằng bản Hiến Pháp này trao quá nhiều quyền hành cho quận đội.
Các chuyên gia nói rằng cuộc biểu quyết sẽ khẳng định hay bác bỏ tính chính đáng của chế độ quân sự cai trị đất nước từ sau cuộc đảo chánh năm 2014.
Khoảng 50,000 cử tri Thái Lan sẽ trả lời 2 câu hỏi trên phiếu bầu, một là liệu họ có chấp nhận dự thảo Hiến Pháp hay không, và câu hỏi thứ hai là liệu họ có chấp thuận Thượng viện do tập đoàn quân nhân cai trị đất nước bổ nhiệm để cùng Hạ viện bầu chọn một tân Thủ Tướng mới phục vụ một nhiệm kỳ 5 năm trong thời gian chuyển tiếp từ chế độ cầm quyền quân sự sang dân sự.
Dự kiến các cuộc bầu cử sẽ được tổ chức trong năm tới, theo lới hứa của tập đoàn quân sự cai trị Thái Lan, nếu dự thảo Hiến Pháp do họ đề nghị đuợc thông qua.
Đương kim Thủ Tướng Thái Lan Prayuth Chan-ocha cũng hứa các cuộc bầu cử sẽ được tổ chức. Ông nói ông đã hứa sẽ không tư nhiệm, bất kể kết quả cuộc trưng cầu dân ý có ra sao đi nữa.
Cả hai chính đảng chủ yếu của Thái Lan chống đối bản hiến pháp được đề nghị, họ cho rằng Hiến Pháp này không dân chủ.
Giới sinh viên hoạt động tích cực là thuộc thành phần chỉ trích chế độ cầm quyền quân sự mạnh mẽ nhất, và hơn chục người đã bị câu lưu vì họ chống đối dự thảo Hiến Pháp.
Mặc dù bạo lực khó xảy ra vì chính phủ quân sự siết chặt an ninh, hơn 10,000 nhân viên cảnh sát sẽ được triển khai trong thời gian diễn ra trưng cầu dân ý.