ÐÀI BẮC —
Mấy chục năm trước Ðài Loan đã là một trong những nền kinh tế tăng trưởng nhanh chóng nhất ở châu Á. Nhưng các nhà máy đã rời đi kể từ khi đó và Trung Quốc đã trở thành nước dẫn đầu về tăng trưởng trong vùng, buộc Ðài Loan ngày càng phải hướng trông mong vào các công nhân di trú Ðông Nam Á để đưa nền kinh tế Ðài Loan trở lại đúng hướng. Các di dân đã góp phần làm cho hòn đảo mang tính cạnh tranh hơn ra sao, đó là nội dung bài tường trình do thông tín viên VOA Ralph Jennings gửi về từ Ðài Bắc.
Tăng trưởng kinh tế thường niên ở mức chưa đầy 4% đã khiến Ðài Loan tụt hậu sau phần còn lại của châu Á công nghiệp hóa. Trước năm 2000, Ðài Loan tăng trưởng nhanh, đạt GDP ở mức 467 tỷ đôla vào lúc các hợp đồng sản xuất kỹ thuật cao đưa nền kinh tế của Ðài Loan lên cùng cấp bực với Singapore và Nam Triều Tiên.
Ðó là trước khi Trung Quốc trở thành điểm nóng của ngành chế tạo với chi phí thấp, thu hút vốn ra khỏi Ðài Loan và tránh né các thỏa thuận mậu dịch tự do của đảo quốc này đối với chính phủ thù nghịch Bắc Kinh. Tỷ lệ sinh sản của Ðài Loan cũng sụt xuống tới mức mỗi phụ nữ chỉ sinh có một đứa con, và hiện đang xếp hạng thấp nhất thế giới, đe dọa đến khả năng sản xuất.
Nhưng một khối công nhân di trú ngày càng tăng đang hâm nóng nền kinh tế của Ðài Loan.
Ông Peter O’Neill, một linh mục Công giáo cố vấn cho di dân, nói rằng người Ðông nam châu Á làm công việc có giá trị tới 18 đôla một ngày mà lại bị trả lương thấp hơn người Ðài Loan.
Ông O’Neill nói các công nghiệp đó là nơi điều kiện làm việc rất nguy hiểm, rất nóng, rất khó chịu, bởi vì dân chúng Ðài Loan không muốn làm việc trong khu vực sản xuất nữa.
Gần 450.000 công nhân từ Ðông nam châu Á sống ở Ðài Loan ngày nay, so với 270.000 người chỉ mới cách đây 15 năm. Hơn phân nửa số người này xuất xứ từ Indonesia, và phần còn lại chủ yếu là người Thái Lan, người Philippines hay người Việt Nam. Dân di trú đến Ðài Loan theo các hợp đồng ngắn hạn và được trả lương tối thiểu, chỉ kiếm đủ trung bình vào năm thứ ba để gửi tiền về quê nhà cho thân nhân tương đối nghèo.
Chính phủ Ðài Loan đã nới lỏng các luật lệ về lao động di trú hồi năm ngoái để nhân thêm công nhân. Quyết định này nằm trong khuôn khổ một đường lối lớn hơn nhằm đưa các nhà máy Ðài Loan trở lại từ Trung Quốc, nơi các nhà máy này đã hoạt động trong nhiều trường hợp đến gần 3 thập niên rồi.
Không có số liệu ước tính chính thức về sự đóng góp của lao động di trú đối với nền kinh tế Ðài Loan, nhưng bà Lưu Thiếu Anh, thanh tra làm việc cho Trung tâm Di trú Công giáo, một nhóm phi chính phủ cung cấp dịch vụ cho công nhân di trú, nói rằng lao động nước ngoài nay giữ các nhà máy thuộc quyền sở hữu địa phương ở lại trong nước.
Theo bà Lưu, vấn đề mà Ðài Loan phải đối phó là các sở hữu chủ nhà máy rời ra khỏi Ðài Loan. Họ sẽ tái định cư các nhà máy ở lục địa Trung Quốc hay Ðông Nam Châu Á bổi vì chi phí lao động thấp hơn ở các vùng đó, khiến cho chỉ còn tương đối ít nhà máy ở lại Ðài Loan.
Sự kiện Ðài Loan ngày càng lệ thuộc vào công nhân di trú đặt đảo quốc vào hàng cùng với Hong Kong, Singapore và các nước khác trông đợi vào các nước láng giềng nghèo hơn để có lao động.
Dân di trú ở Ðài Loan lấp đầy nhiều loại công việc. Người Philippines có thể làm kỹ sư cho các xí nghiệp trong ngành kỹ thuật thông tin của Ðài Loan. Công nhân Thái Lan có thể làm công việc nặng trong các nhà máy và các di dân Ðông Nam Á khác phụ giúp trên các tàu đánh cá, một công việc mà nhiều người Ðài Loan coi là nguy hiểm.
Nhiều người trong số 100 ,000 dân di trú từ Việt Nam chăm sóc cho người già ở Ðài Loan, để cho những người trẻ tuổi hơn thường phải chăm sóc cha mẹ có điều kiện đi làm.
Công nhân làm việc nhà kiếm tương đương chừng 530 đôla một tháng, làm lao động ở nhà máy thì kiếm được 638 đôla một tháng, cả hai mức lương này đề thấp hơn mức lương trung bình của Ðài Loan.
Anh Emmanuel Nanocatcat người Philippines đến Ðài Loan cách đây 1 năm để kiếm lương tối thiểu cộng với lương làm giờ phụ trội tại một nhà máy thuộc quyền sở hữu gia đình ở Ðài Bắc.
Anh Nanocatcat nói hiện giờ kinh tế đang đi xuống, vì thế những thay đổi rất nhỏ. Tuy nhiên nếu làm việc ở Philippines so với ở đây, thì ở Ðài Loan vẫn kiếm được nhiều tiền hơn.
Một số người Ðài Loan coi dân di trú như một mối đe dọa vào lúc con số tăng lên và lối sống của họ ảnh hưởng đến xã hội thuần chất Trung Hoa hơn trước đây.
Nhưng chính phủ Ðài Loan trông đợi tăng trưởng kinh tế cao hơn trong năm nay so với năm ngoái, và ngân hàng đầu tư Barclays Capital nói đảo quốc thu hút ngân khoản đầu tư trực tiếp nước ngoài đáng kể là 5 tỷ đôla trong 4 tháng vừa qua.
Nhiều người trông đợi Ðài Bắc sẽ cho phép thêm công nhân di trú từ Ðông Nam Á định cư ở Ðài Loan để có thể duy trì mức tăng trưởng kinh tế nhanh hơn hồi gần đây.
Tăng trưởng kinh tế thường niên ở mức chưa đầy 4% đã khiến Ðài Loan tụt hậu sau phần còn lại của châu Á công nghiệp hóa. Trước năm 2000, Ðài Loan tăng trưởng nhanh, đạt GDP ở mức 467 tỷ đôla vào lúc các hợp đồng sản xuất kỹ thuật cao đưa nền kinh tế của Ðài Loan lên cùng cấp bực với Singapore và Nam Triều Tiên.
Ðó là trước khi Trung Quốc trở thành điểm nóng của ngành chế tạo với chi phí thấp, thu hút vốn ra khỏi Ðài Loan và tránh né các thỏa thuận mậu dịch tự do của đảo quốc này đối với chính phủ thù nghịch Bắc Kinh. Tỷ lệ sinh sản của Ðài Loan cũng sụt xuống tới mức mỗi phụ nữ chỉ sinh có một đứa con, và hiện đang xếp hạng thấp nhất thế giới, đe dọa đến khả năng sản xuất.
Nhưng một khối công nhân di trú ngày càng tăng đang hâm nóng nền kinh tế của Ðài Loan.
Ông Peter O’Neill, một linh mục Công giáo cố vấn cho di dân, nói rằng người Ðông nam châu Á làm công việc có giá trị tới 18 đôla một ngày mà lại bị trả lương thấp hơn người Ðài Loan.
Ông O’Neill nói các công nghiệp đó là nơi điều kiện làm việc rất nguy hiểm, rất nóng, rất khó chịu, bởi vì dân chúng Ðài Loan không muốn làm việc trong khu vực sản xuất nữa.
Gần 450.000 công nhân từ Ðông nam châu Á sống ở Ðài Loan ngày nay, so với 270.000 người chỉ mới cách đây 15 năm. Hơn phân nửa số người này xuất xứ từ Indonesia, và phần còn lại chủ yếu là người Thái Lan, người Philippines hay người Việt Nam. Dân di trú đến Ðài Loan theo các hợp đồng ngắn hạn và được trả lương tối thiểu, chỉ kiếm đủ trung bình vào năm thứ ba để gửi tiền về quê nhà cho thân nhân tương đối nghèo.
Chính phủ Ðài Loan đã nới lỏng các luật lệ về lao động di trú hồi năm ngoái để nhân thêm công nhân. Quyết định này nằm trong khuôn khổ một đường lối lớn hơn nhằm đưa các nhà máy Ðài Loan trở lại từ Trung Quốc, nơi các nhà máy này đã hoạt động trong nhiều trường hợp đến gần 3 thập niên rồi.
Không có số liệu ước tính chính thức về sự đóng góp của lao động di trú đối với nền kinh tế Ðài Loan, nhưng bà Lưu Thiếu Anh, thanh tra làm việc cho Trung tâm Di trú Công giáo, một nhóm phi chính phủ cung cấp dịch vụ cho công nhân di trú, nói rằng lao động nước ngoài nay giữ các nhà máy thuộc quyền sở hữu địa phương ở lại trong nước.
Theo bà Lưu, vấn đề mà Ðài Loan phải đối phó là các sở hữu chủ nhà máy rời ra khỏi Ðài Loan. Họ sẽ tái định cư các nhà máy ở lục địa Trung Quốc hay Ðông Nam Châu Á bổi vì chi phí lao động thấp hơn ở các vùng đó, khiến cho chỉ còn tương đối ít nhà máy ở lại Ðài Loan.
Sự kiện Ðài Loan ngày càng lệ thuộc vào công nhân di trú đặt đảo quốc vào hàng cùng với Hong Kong, Singapore và các nước khác trông đợi vào các nước láng giềng nghèo hơn để có lao động.
Dân di trú ở Ðài Loan lấp đầy nhiều loại công việc. Người Philippines có thể làm kỹ sư cho các xí nghiệp trong ngành kỹ thuật thông tin của Ðài Loan. Công nhân Thái Lan có thể làm công việc nặng trong các nhà máy và các di dân Ðông Nam Á khác phụ giúp trên các tàu đánh cá, một công việc mà nhiều người Ðài Loan coi là nguy hiểm.
Nhiều người trong số 100 ,000 dân di trú từ Việt Nam chăm sóc cho người già ở Ðài Loan, để cho những người trẻ tuổi hơn thường phải chăm sóc cha mẹ có điều kiện đi làm.
Công nhân làm việc nhà kiếm tương đương chừng 530 đôla một tháng, làm lao động ở nhà máy thì kiếm được 638 đôla một tháng, cả hai mức lương này đề thấp hơn mức lương trung bình của Ðài Loan.
Anh Emmanuel Nanocatcat người Philippines đến Ðài Loan cách đây 1 năm để kiếm lương tối thiểu cộng với lương làm giờ phụ trội tại một nhà máy thuộc quyền sở hữu gia đình ở Ðài Bắc.
Anh Nanocatcat nói hiện giờ kinh tế đang đi xuống, vì thế những thay đổi rất nhỏ. Tuy nhiên nếu làm việc ở Philippines so với ở đây, thì ở Ðài Loan vẫn kiếm được nhiều tiền hơn.
Một số người Ðài Loan coi dân di trú như một mối đe dọa vào lúc con số tăng lên và lối sống của họ ảnh hưởng đến xã hội thuần chất Trung Hoa hơn trước đây.
Nhưng chính phủ Ðài Loan trông đợi tăng trưởng kinh tế cao hơn trong năm nay so với năm ngoái, và ngân hàng đầu tư Barclays Capital nói đảo quốc thu hút ngân khoản đầu tư trực tiếp nước ngoài đáng kể là 5 tỷ đôla trong 4 tháng vừa qua.
Nhiều người trông đợi Ðài Bắc sẽ cho phép thêm công nhân di trú từ Ðông Nam Á định cư ở Ðài Loan để có thể duy trì mức tăng trưởng kinh tế nhanh hơn hồi gần đây.