Hôm nay tôi không muốn viết về xã hội. Hay chính trị. Vì tôi nghĩ trong thời gian vừa qua tôi đã viết đủ rồi. Hôm nay tôi muốn viết về một đề tài khác. Một đề tài mà ngày nào tôi cũng phải thao thức vì nó. Tuần nào tôi cũng phải trăn trở vì nó. Đó là đọc. Sau đến viết.
Đọc vì ngày nào tôi cũng...đọc. Đọc báo trên mạng. Đọc email bạn bè gửi. Vì công việc. Vì chuyện riêng tư. Rảnh rỗi lại mang tiểu thuyết ra đọc (mặc dù đã hơn 3 tháng rồi mà tôi vẫn chưa đọc xong quyển 'The Time Traveler's Wife' của Audrey Niffenegger!).
Viết vì tuần nào tôi cũng phải viết bài cho các bạn... đọc. Một phần vì tôi thích. Nhưng phần khác vì tôi đã lỡ hứa với Ban Biên Tập đài VOA là mỗi tuần tôi phải viết ít nhất một lần. Phải gửi một bài. Nên kể cả những khi tôi bận rộn nhất, bận đi đó đây làm hồ sơ, làm MC, đang bị bệnh, hay phải ra tòa, tất tần tật tôi đều phải sắp xếp thời gian sao đó để có đủ thời gian để viết.
Thường tôi phải bỏ ra ít nhất 4 tiếng mới viết xong một bài blog. Sau đó tôi còn tốn thêm khoảng 1 tiếng để sửa chữaa, gọt dũa trước khi gửi về cho đài.
Thế là mất toi cả một ngày làm việc.
Nhưng cũng nhờ vậy mà tôi đã nghiệm được một số điều về sự đọc. Và cái viết.
Thứ nhất, đọc dễ hơn viết. Thanh thản hơn viết. Và nhất là, sướng mau hơn viết. Không tin các bạn lên Facebook thử xem. Người ta thường bấm nút 'Like' nhiều gấp mười mấy lần con số 'Comment'. Bất kể trang Facebook đó là của ai. Mark Zuckerberg. Lady Gaga. Hay đơn giản là của chính tác giả!
Tại sao thế? Vì phàm là con người thì bản chất chúng ta ai cũng thích những gì mang đến cho ta sự thích thú trong một thời gian ngắn nhất (instant gratification). Mà không phải tốn quá nhiều thời gian và công sức. Là 2 yếu tố mà trong xã hội hiện nay hình như ai cũng thiếu. Làm tất bật từ sáng đến tối mà chẳng thấy đủ đâu vào đâu.
Vừa ăn tối xong chỉ nghỉ ngơi được một, hai tiếng là phải lo đi ngủ để ngày mai dậy tiếp tục đi làm.
Để một ngày mới lại bắt đầu. Cái vòng lẩn quẩn lại tiếp diễn.
Thứ hai, đọc và cơ hội để con người tiếp cận thông tin, dữ kiện ngày càng phát triển nhanh và nhiều. Nhờ vào Internet. Nếu như trước đây nếu muốn đọc người ta phải tìm đến thư viện, nhà sách hay các tiệm bán báo ở đầu đường để mua thì bây giờ ai cũng có thể lên mạng để đọc. Từ khắp nơi trên thế giới. Về bất cứ đề tài gì. Ngay tại nhà của họ.
Như ở Việt Nam chẳng hạn. Cách đây 10 năm, số lượng người Việt xử dụng internet là khoảng 4% trên tổng dân số. Năm nay theo thống kê của các cơ quan truyền thông độc lập thì con số đó đã lên đến gần 35%. Tức là có khoảng 30 triệu người đang sử dụng internet ở Việt Nam.
Đây quả là một con số khổng lồ. Chứng minh rằng người Việt chúng ta ngày càng có nhiều cơ hội để đọc. Và thích đọc.
Nhưng ngược lại, đối với con số người viết thì hoàn toàn không. Cái viết lại càng bị giới hạn.
Vì người viết, suy cho cùng, vẫn phải tốn từng ấy công sức để viết.
Sự khác biệt giữa viết tay hay đánh máy bài viết không nhiều. Thời gian và không gian cần thiết để viết ra một bài văn hay một lá thư càng không có gì thay đổi từ trước đến nay. Có hay không có Internet. Có khác chăng chỉ là ở con số người đọc và cách họ tiếp nhận.
Cái viết bị giới hạn là vì thế.
Nhưng sau một thời gian tập tành viết lách, tôi lại nghiệm ra là cái viết, một khi nó được thực thi, đưa đến kết quả cuối cùng là những gì cần viết đã được viết xuống thì cảm giác hạnh phúc, niềm tự hào là mình đã hoàn thành được một tác phẩm, nó sâu đậm và lớn hơn nhiều so với lúc mình đọc xong một tác phẩm. Bất kể đó là một tác phẩm lớn. Hay nổi tiếng nhất thế giới.
Vì những gì mình vừa hoàn tất sẽ vĩnh viễn thuộc về mình. Những suy tư của mình, sai hay đúng cũng sẽ mãi mãi tồn tại. Hơn cả máu xương, da thịt.
Hơn thế nữa tôi nhận thấy chỉ khi chúng ta viết xuống những gì chúng ta suy nghĩ thì lúc ấy chúng ta mới thấy rõ đâu là thật, đâu là chân. Điều gì đáng cho chúng ta để tâm. Và suy nghĩ nào vẫn còn nông cạn.
Khi đọc ít khi chúng ta nhận ra được điều đó.
Điều cuối cùng tôi muốn chia xẻ với các bạn về đề tài hôm nay liên quan đến người Việt chúng ta. Đó là ngay cả đối với những vấn đề hệ trọng nhất, nóng bỏng nhất như công cuộc tranh đấu cho đất nước Việt Nam ngày càng được dân chủ, tự do hơn, dường như ít có người chịu ngồi xuống tĩnh tâm để viết về 'Quyền Con Người' và nó có liên quan đến họ như thế nào. Mặc dù có rất nhiều người ngày nào cũng bàn tán về vấn đề này. Trên khắp cùng xứ Việt.
Điển hình là cuộc thi viết với chủ đề 'Quyền Con Người & Tôi' do Phong Trào Con Đường Việt Nam khởi xướng cách đây 2 tháng. Sắp tới đây vào ngày 12/12 là sẽ hết hạn nộp đơn dự thi. Người thắng giải sẽ nhận được một máy laptop hiệu MacBook Air mới tinh của công ty Apple. Người thắng giải cũng không cần nêu ra tên thật. Thế vậy mà cho đến hôm nay chỉ có đúng 14 người viết bài dự thi.
Bạn có biết tại sao không?
* Blog của Luật sư Trịnh Hội là blog cá nhân. Các bài viết trên blog được đăng tải với sự đồng ý của Ðài VOA nhưng không phản ánh quan điểm hay lập trường của Chính phủ Hoa Kỳ.
Đọc vì ngày nào tôi cũng...đọc. Đọc báo trên mạng. Đọc email bạn bè gửi. Vì công việc. Vì chuyện riêng tư. Rảnh rỗi lại mang tiểu thuyết ra đọc (mặc dù đã hơn 3 tháng rồi mà tôi vẫn chưa đọc xong quyển 'The Time Traveler's Wife' của Audrey Niffenegger!).
Viết vì tuần nào tôi cũng phải viết bài cho các bạn... đọc. Một phần vì tôi thích. Nhưng phần khác vì tôi đã lỡ hứa với Ban Biên Tập đài VOA là mỗi tuần tôi phải viết ít nhất một lần. Phải gửi một bài. Nên kể cả những khi tôi bận rộn nhất, bận đi đó đây làm hồ sơ, làm MC, đang bị bệnh, hay phải ra tòa, tất tần tật tôi đều phải sắp xếp thời gian sao đó để có đủ thời gian để viết.
Thường tôi phải bỏ ra ít nhất 4 tiếng mới viết xong một bài blog. Sau đó tôi còn tốn thêm khoảng 1 tiếng để sửa chữaa, gọt dũa trước khi gửi về cho đài.
Thế là mất toi cả một ngày làm việc.
Nhưng cũng nhờ vậy mà tôi đã nghiệm được một số điều về sự đọc. Và cái viết.
Thứ nhất, đọc dễ hơn viết. Thanh thản hơn viết. Và nhất là, sướng mau hơn viết. Không tin các bạn lên Facebook thử xem. Người ta thường bấm nút 'Like' nhiều gấp mười mấy lần con số 'Comment'. Bất kể trang Facebook đó là của ai. Mark Zuckerberg. Lady Gaga. Hay đơn giản là của chính tác giả!
Tại sao thế? Vì phàm là con người thì bản chất chúng ta ai cũng thích những gì mang đến cho ta sự thích thú trong một thời gian ngắn nhất (instant gratification). Mà không phải tốn quá nhiều thời gian và công sức. Là 2 yếu tố mà trong xã hội hiện nay hình như ai cũng thiếu. Làm tất bật từ sáng đến tối mà chẳng thấy đủ đâu vào đâu.
Vừa ăn tối xong chỉ nghỉ ngơi được một, hai tiếng là phải lo đi ngủ để ngày mai dậy tiếp tục đi làm.
Để một ngày mới lại bắt đầu. Cái vòng lẩn quẩn lại tiếp diễn.
Thứ hai, đọc và cơ hội để con người tiếp cận thông tin, dữ kiện ngày càng phát triển nhanh và nhiều. Nhờ vào Internet. Nếu như trước đây nếu muốn đọc người ta phải tìm đến thư viện, nhà sách hay các tiệm bán báo ở đầu đường để mua thì bây giờ ai cũng có thể lên mạng để đọc. Từ khắp nơi trên thế giới. Về bất cứ đề tài gì. Ngay tại nhà của họ.
Như ở Việt Nam chẳng hạn. Cách đây 10 năm, số lượng người Việt xử dụng internet là khoảng 4% trên tổng dân số. Năm nay theo thống kê của các cơ quan truyền thông độc lập thì con số đó đã lên đến gần 35%. Tức là có khoảng 30 triệu người đang sử dụng internet ở Việt Nam.
Đây quả là một con số khổng lồ. Chứng minh rằng người Việt chúng ta ngày càng có nhiều cơ hội để đọc. Và thích đọc.
Nhưng ngược lại, đối với con số người viết thì hoàn toàn không. Cái viết lại càng bị giới hạn.
Vì người viết, suy cho cùng, vẫn phải tốn từng ấy công sức để viết.
Sự khác biệt giữa viết tay hay đánh máy bài viết không nhiều. Thời gian và không gian cần thiết để viết ra một bài văn hay một lá thư càng không có gì thay đổi từ trước đến nay. Có hay không có Internet. Có khác chăng chỉ là ở con số người đọc và cách họ tiếp nhận.
Cái viết bị giới hạn là vì thế.
Nhưng sau một thời gian tập tành viết lách, tôi lại nghiệm ra là cái viết, một khi nó được thực thi, đưa đến kết quả cuối cùng là những gì cần viết đã được viết xuống thì cảm giác hạnh phúc, niềm tự hào là mình đã hoàn thành được một tác phẩm, nó sâu đậm và lớn hơn nhiều so với lúc mình đọc xong một tác phẩm. Bất kể đó là một tác phẩm lớn. Hay nổi tiếng nhất thế giới.
Vì những gì mình vừa hoàn tất sẽ vĩnh viễn thuộc về mình. Những suy tư của mình, sai hay đúng cũng sẽ mãi mãi tồn tại. Hơn cả máu xương, da thịt.
Hơn thế nữa tôi nhận thấy chỉ khi chúng ta viết xuống những gì chúng ta suy nghĩ thì lúc ấy chúng ta mới thấy rõ đâu là thật, đâu là chân. Điều gì đáng cho chúng ta để tâm. Và suy nghĩ nào vẫn còn nông cạn.
Khi đọc ít khi chúng ta nhận ra được điều đó.
Điều cuối cùng tôi muốn chia xẻ với các bạn về đề tài hôm nay liên quan đến người Việt chúng ta. Đó là ngay cả đối với những vấn đề hệ trọng nhất, nóng bỏng nhất như công cuộc tranh đấu cho đất nước Việt Nam ngày càng được dân chủ, tự do hơn, dường như ít có người chịu ngồi xuống tĩnh tâm để viết về 'Quyền Con Người' và nó có liên quan đến họ như thế nào. Mặc dù có rất nhiều người ngày nào cũng bàn tán về vấn đề này. Trên khắp cùng xứ Việt.
Điển hình là cuộc thi viết với chủ đề 'Quyền Con Người & Tôi' do Phong Trào Con Đường Việt Nam khởi xướng cách đây 2 tháng. Sắp tới đây vào ngày 12/12 là sẽ hết hạn nộp đơn dự thi. Người thắng giải sẽ nhận được một máy laptop hiệu MacBook Air mới tinh của công ty Apple. Người thắng giải cũng không cần nêu ra tên thật. Thế vậy mà cho đến hôm nay chỉ có đúng 14 người viết bài dự thi.
Bạn có biết tại sao không?
* Blog của Luật sư Trịnh Hội là blog cá nhân. Các bài viết trên blog được đăng tải với sự đồng ý của Ðài VOA nhưng không phản ánh quan điểm hay lập trường của Chính phủ Hoa Kỳ.