Chuyên gia phụ trách giải đáp thắc mắc y học kỳ này là bác sĩ Hồ Văn Hiền, chuyên khoa nhi và y khoa tổng quát, có phòng mạch và đang làm việc cho các bệnh viện ở Bắc Virginia.
Thính giả Nguyễn Huy ở Madison, bang Wisconsin email đến câu hỏi sau đây:
“Xin hỏi bác sĩ về bệnh lao (TB) và thuốc ngừa TB.
Khi tôi di dân từ Việt Nam sang Hoa Kỳ cách đây 5 năm, lúc đó tôi 40 tuổi, trong lần đi khám sức khỏe tổng quát đầu tiên, tôi và các thành viên trong gia đình được chẩn đoán là có 'TB dương tính,' và được phát thuốc ngừa TB. Tôi và những người trong gia đình đã làm theo chỉ dẫn và uống đều đặn thuốc ngừa mỗi ngày trong 6 tháng liên tục.
Trong thời gian đó, tôi nghe những người Việt đã di dân đến Mỹ mấy mươi năm nói rằng hầu như “mọi người từ Việt Nam sang đều dính TB hết” và đều bị 'bắt uống thuốc TB.' Có người còn nói là không nên uống thuốc đó vì nó 'làm hại máu.'
Xin bác sĩ:
1. Sơ lược về bệnh lao này;
2. Có phải là bệnh mà các cụ bên Việt Nam hay gọi là “bệnh ho lao” không?
3. Tại sao người tôi vẫn khỏe mạnh, không thấy có triệu chứng gì, nhưng khi đến Mỹ lại “dương tính TB?”
4. Thuốc ngừa TB có hại sức khỏe như một số người nói hay không?
5. Thuốc này có chữa dứt TB cho tôi chưa, và ngăn chận lây lan hay không?"
Chúng tôi đã chuyển thắc mắc cho bác sĩ Hồ văn Hiền, và sau đây là phần giải đáp của bác sĩ Hiền:
Thính giả Nguyễn Huy ở Madison, Wisconsin hỏi về bệnh lao. Tiếng Anh gọi là tuberculosis, tiếng Pháp gọi là tuberculose (tuber latin có nghĩa là củ, như củ khoai, củ sắn; từ tuber mô tả các "nốt" (nodules) trong phổi người bị bệnh, lúc giải phẫu tử thi).
Bệnh lao trong quá khứ người tị nạn Việt
Chúng ta hay dùng từ "ho lao", tuy nhiên, dễ gây thắc mắc vì bệnh lao có thể biểu hiện nhiều cách mà không phải ho. Lúc tây y được người Pháp đưa vào Việt nam, thời đó lao biểu hiện thường nhất (làm người bệnh đi khám) là ho kéo dài, có thể ho ra máu (hemoptysis), bệnh nhân nóng sốt, gầy mòn, kiệt sức dần. Trước khi có phương tiện chữ trị bằng kháng sinh, chừng môt nửa sẽ chết vì bệnh.
Thường, chụp hình phổi, có các vết “nám’ (opacities), hoặc có các lỗ hổng (lung cavities) do các áp xe (pulmonary abscess) gây ra, chúng ta nói bệnh nhân bị "lũng phổi." Bác sĩ cho thử đàm (khạc ra hoặc hút trong bao tử), nhuộm xem có các vi khuẩn hình que (rods, bacillus, tiếng Pháp “ bacille”) mycobacterium tuberculosis, xong đem cấy ( culture) đàm đó trong môi trường đặc biệt, xem có mọc ra con vi khuẩn đó hay không.
Nhà bác học Robert Koch (1843-1910), người Đức, tìm ra con vi khuẩn này năm 1882, nên tiếng Pháp gọi là “Bacille de Koch ‘“Koch ‘s bacillus), người Việt chúng ta có thói quen gọi là BK.
BK (+) [ dương tính] có nghĩa là có tìm thấy vi khuẩn hình que trong mẫu bệnh (đàm, mủ,.. ) của người đó. Người bệnh được chích và uống nhiều thuốc trong nhiều tháng, hoặc cả năm và được theo dõi thường xuyên (thử đàm, chụp hình phổi, thử máu xem thuốc có tác dụng độc trên gan hay không).
Đối với các bậc cha mẹ, trẻ em bị sưng màng óc do vi trùng lao (tuberculous meningitis), nhiễm trùng xương, khớp xương (tuberculous osteoarthritis), màng phổi do lao (tuberculous pleurisy) cũng là những tai họa thường gặp, khó quên.
Mỹ khác chúng ta (VN) ở chỗ những bệnh lao như trên ít gặp ở Mỹ, do điều kiện vệ sinh tốt hơn, cũng như kiểm soát bệnh lan truyền bằng những biện pháp y tế công cọng. Ví dụ, ở Mỹ nếu bác sĩ gặp một trường hợp bị lao mới, dù là lao tiềm ẩn (latent tuberculosis) cũng phải báo cáo cho cơ quan y tế địa phương để truy tầm khả năng lây lan (test các người khác có tiếp xúc với bệnh nhân) và theo dõi, ngoài việc điều trị cho người bệnh đó.
Cách định bệnh cũng khác.
Chúng ta cần phân biệt:
1) Lao sơ kỳ ( primary tuberculosis)
Vi khuần bệnh lao được truyền đi qua đường hô hấp, vd người bệnh lao phổi hay thanh quản lúc ho, nhảy mũi thải vi khuẩn vào không khí, người khác hít vào phổi mình. Thời kỳ này gọi là lao sơ kỳ ( primary tuberculosis).
Một số ít (5%)có những triệu chứng nhẹ, trong số này một tỷ số nhỏ sẽ bệnh càng nặng thêm (như triệu chứng sốt, sưng phổi, lan qua hạch, viêm màng óc) và nằm trong diện lao sơ kỳ luỹ tiến (progressive primary tuberculosis).
2) Nhiễm vi khuẩn lao tiềm ẩn (LTBI)
Tuy nhiên đại đa số không có triệu chứng đáng kể, chỉ có cơ thể của họ phát triển được hiện tượng miễn nhiễm chống vi khuẩn lao, bao vây, "nhốt" vi khuẩn trong những nodules; và nếu thử phản ứng lao tố, sẽ có phản ứng dương (positive STS).
Vi trùng lao có thể ở trong cơ thể chúng ta mà không gây một triệu chứng nào, khám lâm sàn không thấy gì, vi trùng "ngủ" trong một cái hạch lympho chẳng hạn, cho đến lúc sức phòng thủ của cơ thể yếu đi vì một lý do nào đó thì vi khuẩn sẽ "thức" dậy: lúc sức đề kháng chúng ta yếu vd, bệnh khác thêm vào như HIV, chữa corticoid làm giảm đề kháng, tuổi già...
Latent tuberculosis infection (LTBI): nhiễm vi khuẩn lao tiềm ẩn - bệnh nhân không có triệu chứng dấu hiệu của bệnh lao (không sốt, không sưng hạch, phổi nghe bình thường..), chụp hình X quang thì thấy phổi bình thường, hoặc chỉ có dấu hiệu nhiễm trùng đã khỏi, đã lành (ví dụ vết vôi đóng trong phổi, hạch ở cuống phổi/ hilar nodes).
3) Bệnh lao (active tuberculous disease) ở người bệnh có triệu chứng, dấu hiệu lâm sàn, X quang rõ ràng, do vi khuẩn lao Mycobacterium tuberculosis gây ra. Đó là những trường hợp "ho lao,lao phổi, lao xương " mà chúng ta từng quen thuộc ở Việt Nam. Trong một khảo cứu trên 100.000 người gần đây của WHO, ở Việt nam, cứ 1 ngàn người, thì có chừng 2-3 người có vi khuẩn trong đàm, và chừng 70 người qua phỏng vấn hay X quang phổi bị nghi là lao phổi.
(Nguyen Binh Hoa. National survey of tuberculosis prevalence in Viet Nam)
(http://www.who.int/bulletin/volumes/88/4/09-067801/en/index.html)
Test dùng lao tố truy tầm bệnh lao.
Dấu hiệu duy nhất là người đó phản ứng với tuberculin là một chế phẩm (extract) từ vi khuẩn Mycobacteria thường gọi là PPD (Purified Protein Derivative); PPD được chích vào trong bề dày của da người được test (Tuberculin Skin Test,TST).Trong phần lớn trường hợp, phản ứng dương với tuberculin (positive TST) có nghĩa là người bệnh đã từng nhiễm vi trùng lao trong quá khứ.
• Tuy nhiên tuỳ hoàn cảnh, có thể đang nhiễm trùng lao mà TST âm tính (false negative, ví dụ bệnh nhân mất khả năng đề kháng, dùng corticoid), đang nhiễm trùng nặng bệnh nào khác).
• Trong 3 tuần đầu sau khi nhiễm vi khuẩn lao, bệnh nhân chưa xây dựng kịp tính miễn nhiễm trong cơ thể chống lao, thử TST vẫn có thể âm tính.
• Bệnh nhân đang bị lao nặng, làm giảm sức đề kháng, miễn nhiễm yếu, có thể mất đi phản ứng lao tố (TST negative), do đó dù là phản ứng âm, không có nghĩa là không phải bệnh lao.
Cũng có thể bệnh nhân thử TST dương tính nhưng không mắc vi trùng lao Mycobacterium tuberculosis, mà mắc phải môt con vi khuẩn Mycobacterium tương tự, không gây bệnh đáng kể.
Gần đây có một thử nghiệm mới gọi là Interferon Gamma Release Essay (IGRA) (vd QuantiFERON-TB Gold, T-SPOT.TB) có thể cho kết quả chính xác (specific) hơn,cho trẻ em 5 tuổi trở lên, cho những người từng được chích ngừa lao BCG (dễ gây phản ứng TST false positive); nhưng đắt tiền hơn rất nhiều.
Cho nên, ở Mỹ, do bệnh lao thật sự ít xảy ra, quyết định lúc nào thử test dùng lao tố truy tầm bệnh lao (TST), lúc nào thì gọi là phản ứng dương, là cả một vấn đề tranh cãi, một nghệ thuật, có thể cách diễn dịch và đối phó chữa hay không chữa, tuỳ theo từng bác sĩ, tuỳ theo từng bệnh nhân.
Tương tự như các xứ Á châu, phần lớn (chừng 80%) dân số ở Việt nam, từng nhiễm vi khuẩn lao (phản ứng dương tính tuberculin). Đối với những người mới di dân như chúng ta ở Việt nam sang,thì cơ nguy chúng ta nhiễm vi trùng lao tiềm ẩn ở Việt Nam cao hơn nhiều lần so với một người sanh tại Mỹ trung bình (high risk for tuberculosis). Do đó dùng TST để thanh lọc di dân có kết quả đáng tin cậy hơn là nếu dùng cho người sanh ra tại Mỹ. Những người bản xứ (native) ở Mỹ, phần đông không phải dùng test này, vì tỷ lệ bệnh lao của họ rất thấp (dưới 5%).. Cho nên TST được dùng để screen chúng ta.
Nếu chúng ta phản ứng dương với tuberculin,người ta cho đi chụp hình phổi, thử máu, thử đàm, nếu không tìm thấy gì, thì căn cứ trên phản ứng lao tố dương, người ta kết luận (có thể sai trong một số ít trường hợp false positive) là người đó bị nhiễm vi trùng lao tiềm ẩn ( latent tuberculous infection), và cho những người đó uống thuốc isoniazid.
Ngừa lao tái phát bằng isoniazid hay rifampin.
Mục đích uống thuốc isoniazid: giảm cơ nguy nhiễm lao tiềm ẩn chuyển sang bệnh lao hoạt động (active tuberculosis) (giảm 54-88%)
• Có nghĩa là một số người dù đã uống thuốc isoniazid ngừa lao tái phát vẫn có thể bị bệnh lao hoạt động (active TB) một thời gian sau khi ở Mỹ.
• Bệnh nhân từ Việt Nam, nếu có những triệu chứng không rõ rệt như ho kéo dài,nước trong màng phổi,viêm màng óc, sưng xương khớp, sưng hạch...bệnh lao là một trong những chẩn đoán mà bác sĩ cần nghĩ đến và loại bỏ trước khi nghĩ đến những bệnh hiếm hơn, khó trị hơn (như ung thư).
• Một số lý do:
o -uống thuốc không đều, không đủ
o -vi khuẩn kháng với isoniazid (thường là di dân từ Đông Âu)
o -vi khuẩn chưa bị tiêu diệt hết trong những nơi "trú ẩn"
o -vi khuẩn đã bị tiêu diệt, nhưng người đó bị nhiễm trùng mới từ một nguồn khác (như từ một người chung phòng, chung chuyến bay), nhất là lúc bệnh nhân đang yếu hệ miễn nhiễm vì dùng corticoid, chữa hoá trị liệu (chemotherapy), bị nhiễm HIV, già..(immunosuppression)
• Bệnh nhân được cho uống thuốc isoniazid mỗi ngày trong chín tháng, hoặc nếu không đáng tin cậy, nhân viên y tế trực tiếp quan sát uống 2 lần /tuần, trong 9 tháng. Trường hợp nghi vi trùng kháng thuốc isoniazid, người ta dùng Rifampin uống mỗi ngày trong 6 tháng.
• Isioniazid có khả năng giết vi khuẩn lao, và đi vào hệ thần kinh trung ương. Thuốc được biến dưỡng qua gan và thải qua nước tiểu. Một số trường hợp, có thể gây độc gan. Thuốc có thể ức chế vitamin B6 (pyridoxin), và gây động kinh (seizures) hoặc viêm thần kinh (neuritis), nhất là ở người không/ít uống sữa và ăn thịt, người bị HIV. Những người này cần uống thêm vitamin B6. Bác sĩ có thể kiểm tra cơ năng gan trước và trong lúc uống thuốc.
• Rifampin có thể độc cho gan và gây một tình trạng bệnh giống như cúm trong một số trường hợp hiếm. Thuốc có thể vô hiệu hoá thuốc viên ngừa thai. Nước mắt, nước tiểu có thể có màu làm hoen ố contact lens, hư đồ lót.
Chúc quý vị thính giả may mắn.
Bác sĩ Hồ văn Hiền
----------------------------------------
Cảm ơn bác sĩ Hồ Văn Hiền. Chúng tôi cũng xin cảm ơn thính giả đã tham gia chương trình Hỏi Đáp Y Học này.
Quý vị có thể nghe lại các bài giải đáp trên mạng Internet ở địa chỉ voatiengviet.com
Chúng tôi vẫn dành đường dây điện thoại miễn phí để tiếp nhận các thắc mắc khác của quý thính giả về sức khỏe và y học thường thức. Số điện thoại miễn phí dành cho mục Hỏi Đáp Y học là 202-205-7890, ngày giờ nhận câu hỏi là thứ ba và thứ năm mỗi tuần, từ 8 giờ 30 đến 9 giờ 30 tối, giờ Việt Nam. Quý vị cũng có thể gửi câu hỏi cho chúng tôi qua điện thư ở địa chỉ Vietnamese@voanews.com.
Thính giả Nguyễn Huy ở Madison, bang Wisconsin email đến câu hỏi sau đây:
“Xin hỏi bác sĩ về bệnh lao (TB) và thuốc ngừa TB.
Khi tôi di dân từ Việt Nam sang Hoa Kỳ cách đây 5 năm, lúc đó tôi 40 tuổi, trong lần đi khám sức khỏe tổng quát đầu tiên, tôi và các thành viên trong gia đình được chẩn đoán là có 'TB dương tính,' và được phát thuốc ngừa TB. Tôi và những người trong gia đình đã làm theo chỉ dẫn và uống đều đặn thuốc ngừa mỗi ngày trong 6 tháng liên tục.
Trong thời gian đó, tôi nghe những người Việt đã di dân đến Mỹ mấy mươi năm nói rằng hầu như “mọi người từ Việt Nam sang đều dính TB hết” và đều bị 'bắt uống thuốc TB.' Có người còn nói là không nên uống thuốc đó vì nó 'làm hại máu.'
Xin bác sĩ:
1. Sơ lược về bệnh lao này;
2. Có phải là bệnh mà các cụ bên Việt Nam hay gọi là “bệnh ho lao” không?
3. Tại sao người tôi vẫn khỏe mạnh, không thấy có triệu chứng gì, nhưng khi đến Mỹ lại “dương tính TB?”
4. Thuốc ngừa TB có hại sức khỏe như một số người nói hay không?
5. Thuốc này có chữa dứt TB cho tôi chưa, và ngăn chận lây lan hay không?"
Chúng tôi đã chuyển thắc mắc cho bác sĩ Hồ văn Hiền, và sau đây là phần giải đáp của bác sĩ Hiền:
Thính giả Nguyễn Huy ở Madison, Wisconsin hỏi về bệnh lao. Tiếng Anh gọi là tuberculosis, tiếng Pháp gọi là tuberculose (tuber latin có nghĩa là củ, như củ khoai, củ sắn; từ tuber mô tả các "nốt" (nodules) trong phổi người bị bệnh, lúc giải phẫu tử thi).
Bệnh lao trong quá khứ người tị nạn Việt
Chúng ta hay dùng từ "ho lao", tuy nhiên, dễ gây thắc mắc vì bệnh lao có thể biểu hiện nhiều cách mà không phải ho. Lúc tây y được người Pháp đưa vào Việt nam, thời đó lao biểu hiện thường nhất (làm người bệnh đi khám) là ho kéo dài, có thể ho ra máu (hemoptysis), bệnh nhân nóng sốt, gầy mòn, kiệt sức dần. Trước khi có phương tiện chữ trị bằng kháng sinh, chừng môt nửa sẽ chết vì bệnh.
Thường, chụp hình phổi, có các vết “nám’ (opacities), hoặc có các lỗ hổng (lung cavities) do các áp xe (pulmonary abscess) gây ra, chúng ta nói bệnh nhân bị "lũng phổi." Bác sĩ cho thử đàm (khạc ra hoặc hút trong bao tử), nhuộm xem có các vi khuẩn hình que (rods, bacillus, tiếng Pháp “ bacille”) mycobacterium tuberculosis, xong đem cấy ( culture) đàm đó trong môi trường đặc biệt, xem có mọc ra con vi khuẩn đó hay không.
Nhà bác học Robert Koch (1843-1910), người Đức, tìm ra con vi khuẩn này năm 1882, nên tiếng Pháp gọi là “Bacille de Koch ‘“Koch ‘s bacillus), người Việt chúng ta có thói quen gọi là BK.
BK (+) [ dương tính] có nghĩa là có tìm thấy vi khuẩn hình que trong mẫu bệnh (đàm, mủ,.. ) của người đó. Người bệnh được chích và uống nhiều thuốc trong nhiều tháng, hoặc cả năm và được theo dõi thường xuyên (thử đàm, chụp hình phổi, thử máu xem thuốc có tác dụng độc trên gan hay không).
Đối với các bậc cha mẹ, trẻ em bị sưng màng óc do vi trùng lao (tuberculous meningitis), nhiễm trùng xương, khớp xương (tuberculous osteoarthritis), màng phổi do lao (tuberculous pleurisy) cũng là những tai họa thường gặp, khó quên.
Mỹ khác chúng ta (VN) ở chỗ những bệnh lao như trên ít gặp ở Mỹ, do điều kiện vệ sinh tốt hơn, cũng như kiểm soát bệnh lan truyền bằng những biện pháp y tế công cọng. Ví dụ, ở Mỹ nếu bác sĩ gặp một trường hợp bị lao mới, dù là lao tiềm ẩn (latent tuberculosis) cũng phải báo cáo cho cơ quan y tế địa phương để truy tầm khả năng lây lan (test các người khác có tiếp xúc với bệnh nhân) và theo dõi, ngoài việc điều trị cho người bệnh đó.
Cách định bệnh cũng khác.
Chúng ta cần phân biệt:
1) Lao sơ kỳ ( primary tuberculosis)
Vi khuần bệnh lao được truyền đi qua đường hô hấp, vd người bệnh lao phổi hay thanh quản lúc ho, nhảy mũi thải vi khuẩn vào không khí, người khác hít vào phổi mình. Thời kỳ này gọi là lao sơ kỳ ( primary tuberculosis).
Một số ít (5%)có những triệu chứng nhẹ, trong số này một tỷ số nhỏ sẽ bệnh càng nặng thêm (như triệu chứng sốt, sưng phổi, lan qua hạch, viêm màng óc) và nằm trong diện lao sơ kỳ luỹ tiến (progressive primary tuberculosis).
2) Nhiễm vi khuẩn lao tiềm ẩn (LTBI)
Tuy nhiên đại đa số không có triệu chứng đáng kể, chỉ có cơ thể của họ phát triển được hiện tượng miễn nhiễm chống vi khuẩn lao, bao vây, "nhốt" vi khuẩn trong những nodules; và nếu thử phản ứng lao tố, sẽ có phản ứng dương (positive STS).
Vi trùng lao có thể ở trong cơ thể chúng ta mà không gây một triệu chứng nào, khám lâm sàn không thấy gì, vi trùng "ngủ" trong một cái hạch lympho chẳng hạn, cho đến lúc sức phòng thủ của cơ thể yếu đi vì một lý do nào đó thì vi khuẩn sẽ "thức" dậy: lúc sức đề kháng chúng ta yếu vd, bệnh khác thêm vào như HIV, chữa corticoid làm giảm đề kháng, tuổi già...
Latent tuberculosis infection (LTBI): nhiễm vi khuẩn lao tiềm ẩn - bệnh nhân không có triệu chứng dấu hiệu của bệnh lao (không sốt, không sưng hạch, phổi nghe bình thường..), chụp hình X quang thì thấy phổi bình thường, hoặc chỉ có dấu hiệu nhiễm trùng đã khỏi, đã lành (ví dụ vết vôi đóng trong phổi, hạch ở cuống phổi/ hilar nodes).
3) Bệnh lao (active tuberculous disease) ở người bệnh có triệu chứng, dấu hiệu lâm sàn, X quang rõ ràng, do vi khuẩn lao Mycobacterium tuberculosis gây ra. Đó là những trường hợp "ho lao,lao phổi, lao xương " mà chúng ta từng quen thuộc ở Việt Nam. Trong một khảo cứu trên 100.000 người gần đây của WHO, ở Việt nam, cứ 1 ngàn người, thì có chừng 2-3 người có vi khuẩn trong đàm, và chừng 70 người qua phỏng vấn hay X quang phổi bị nghi là lao phổi.
(Nguyen Binh Hoa. National survey of tuberculosis prevalence in Viet Nam)
(http://www.who.int/bulletin/volumes/88/4/09-067801/en/index.html)
Test dùng lao tố truy tầm bệnh lao.
Dấu hiệu duy nhất là người đó phản ứng với tuberculin là một chế phẩm (extract) từ vi khuẩn Mycobacteria thường gọi là PPD (Purified Protein Derivative); PPD được chích vào trong bề dày của da người được test (Tuberculin Skin Test,TST).Trong phần lớn trường hợp, phản ứng dương với tuberculin (positive TST) có nghĩa là người bệnh đã từng nhiễm vi trùng lao trong quá khứ.
• Tuy nhiên tuỳ hoàn cảnh, có thể đang nhiễm trùng lao mà TST âm tính (false negative, ví dụ bệnh nhân mất khả năng đề kháng, dùng corticoid), đang nhiễm trùng nặng bệnh nào khác).
• Trong 3 tuần đầu sau khi nhiễm vi khuẩn lao, bệnh nhân chưa xây dựng kịp tính miễn nhiễm trong cơ thể chống lao, thử TST vẫn có thể âm tính.
• Bệnh nhân đang bị lao nặng, làm giảm sức đề kháng, miễn nhiễm yếu, có thể mất đi phản ứng lao tố (TST negative), do đó dù là phản ứng âm, không có nghĩa là không phải bệnh lao.
Cũng có thể bệnh nhân thử TST dương tính nhưng không mắc vi trùng lao Mycobacterium tuberculosis, mà mắc phải môt con vi khuẩn Mycobacterium tương tự, không gây bệnh đáng kể.
Gần đây có một thử nghiệm mới gọi là Interferon Gamma Release Essay (IGRA) (vd QuantiFERON-TB Gold, T-SPOT.TB) có thể cho kết quả chính xác (specific) hơn,cho trẻ em 5 tuổi trở lên, cho những người từng được chích ngừa lao BCG (dễ gây phản ứng TST false positive); nhưng đắt tiền hơn rất nhiều.
Cho nên, ở Mỹ, do bệnh lao thật sự ít xảy ra, quyết định lúc nào thử test dùng lao tố truy tầm bệnh lao (TST), lúc nào thì gọi là phản ứng dương, là cả một vấn đề tranh cãi, một nghệ thuật, có thể cách diễn dịch và đối phó chữa hay không chữa, tuỳ theo từng bác sĩ, tuỳ theo từng bệnh nhân.
Tương tự như các xứ Á châu, phần lớn (chừng 80%) dân số ở Việt nam, từng nhiễm vi khuẩn lao (phản ứng dương tính tuberculin). Đối với những người mới di dân như chúng ta ở Việt nam sang,thì cơ nguy chúng ta nhiễm vi trùng lao tiềm ẩn ở Việt Nam cao hơn nhiều lần so với một người sanh tại Mỹ trung bình (high risk for tuberculosis). Do đó dùng TST để thanh lọc di dân có kết quả đáng tin cậy hơn là nếu dùng cho người sanh ra tại Mỹ. Những người bản xứ (native) ở Mỹ, phần đông không phải dùng test này, vì tỷ lệ bệnh lao của họ rất thấp (dưới 5%).. Cho nên TST được dùng để screen chúng ta.
Nếu chúng ta phản ứng dương với tuberculin,người ta cho đi chụp hình phổi, thử máu, thử đàm, nếu không tìm thấy gì, thì căn cứ trên phản ứng lao tố dương, người ta kết luận (có thể sai trong một số ít trường hợp false positive) là người đó bị nhiễm vi trùng lao tiềm ẩn ( latent tuberculous infection), và cho những người đó uống thuốc isoniazid.
Ngừa lao tái phát bằng isoniazid hay rifampin.
Mục đích uống thuốc isoniazid: giảm cơ nguy nhiễm lao tiềm ẩn chuyển sang bệnh lao hoạt động (active tuberculosis) (giảm 54-88%)
• Có nghĩa là một số người dù đã uống thuốc isoniazid ngừa lao tái phát vẫn có thể bị bệnh lao hoạt động (active TB) một thời gian sau khi ở Mỹ.
• Bệnh nhân từ Việt Nam, nếu có những triệu chứng không rõ rệt như ho kéo dài,nước trong màng phổi,viêm màng óc, sưng xương khớp, sưng hạch...bệnh lao là một trong những chẩn đoán mà bác sĩ cần nghĩ đến và loại bỏ trước khi nghĩ đến những bệnh hiếm hơn, khó trị hơn (như ung thư).
• Một số lý do:
o -uống thuốc không đều, không đủ
o -vi khuẩn kháng với isoniazid (thường là di dân từ Đông Âu)
o -vi khuẩn chưa bị tiêu diệt hết trong những nơi "trú ẩn"
o -vi khuẩn đã bị tiêu diệt, nhưng người đó bị nhiễm trùng mới từ một nguồn khác (như từ một người chung phòng, chung chuyến bay), nhất là lúc bệnh nhân đang yếu hệ miễn nhiễm vì dùng corticoid, chữa hoá trị liệu (chemotherapy), bị nhiễm HIV, già..(immunosuppression)
• Bệnh nhân được cho uống thuốc isoniazid mỗi ngày trong chín tháng, hoặc nếu không đáng tin cậy, nhân viên y tế trực tiếp quan sát uống 2 lần /tuần, trong 9 tháng. Trường hợp nghi vi trùng kháng thuốc isoniazid, người ta dùng Rifampin uống mỗi ngày trong 6 tháng.
• Isioniazid có khả năng giết vi khuẩn lao, và đi vào hệ thần kinh trung ương. Thuốc được biến dưỡng qua gan và thải qua nước tiểu. Một số trường hợp, có thể gây độc gan. Thuốc có thể ức chế vitamin B6 (pyridoxin), và gây động kinh (seizures) hoặc viêm thần kinh (neuritis), nhất là ở người không/ít uống sữa và ăn thịt, người bị HIV. Những người này cần uống thêm vitamin B6. Bác sĩ có thể kiểm tra cơ năng gan trước và trong lúc uống thuốc.
• Rifampin có thể độc cho gan và gây một tình trạng bệnh giống như cúm trong một số trường hợp hiếm. Thuốc có thể vô hiệu hoá thuốc viên ngừa thai. Nước mắt, nước tiểu có thể có màu làm hoen ố contact lens, hư đồ lót.
Chúc quý vị thính giả may mắn.
Bác sĩ Hồ văn Hiền
----------------------------------------
Cảm ơn bác sĩ Hồ Văn Hiền. Chúng tôi cũng xin cảm ơn thính giả đã tham gia chương trình Hỏi Đáp Y Học này.
Quý vị có thể nghe lại các bài giải đáp trên mạng Internet ở địa chỉ voatiengviet.com
Chúng tôi vẫn dành đường dây điện thoại miễn phí để tiếp nhận các thắc mắc khác của quý thính giả về sức khỏe và y học thường thức. Số điện thoại miễn phí dành cho mục Hỏi Đáp Y học là 202-205-7890, ngày giờ nhận câu hỏi là thứ ba và thứ năm mỗi tuần, từ 8 giờ 30 đến 9 giờ 30 tối, giờ Việt Nam. Quý vị cũng có thể gửi câu hỏi cho chúng tôi qua điện thư ở địa chỉ Vietnamese@voanews.com.