Sáng hôm sau tôi quyết định vô ngay Lãnh sự quán Úc nằm sát bên cạnh nơi tôi đang làm việc trên đường Tôn Đức Thắng để hỏi cho ra lẽ. Lúc ấy tôi có quen một cô bạn thân người Úc đang làm Phó Đại Sứ ở Hà Nội nên tôi đã gặp được ngay nhân viên thường trực.
Tôi đặt thẳng vấn đề:
Tôi là công dân Úc. Nhưng tôi bị cấm không cho xuất cảnh mà không có một lý do hay thông báo nào cả về tội mà họ cố gán ghép cho tôi.
We are sorry about that. But it happens to quite a few Australian Vietnamese like you.
Xin lỗi bạn nhưng điều này vẫn thường xảy ra đối với một số người Úc gốc Việt như bạn.
Vậy sao? Như vậy thì nước Úc có thể làm gì cho tôi không? Tôi muốn quay về Mỹ càng sớm càng tốt để gặp vợ con. Tôi đang còn nhiều việc cấp bách phải làm ở bên đó.
We are sorry but there is not much we can do. We can write to them but we really don’t know when you can get out.
Xin lỗi bạn nhưng chúng tôi không làm được gì nhiều. Chúng tôi có thể viết thư hỏi nhưng thật không biết khi nào anh mới được xuất cảnh.
Tôi vẫn còn nhớ như in câu nói và thái độ của cô nhân viên người Úc sáng hôm đó. Một câu nói xã giao rất chuẩn mực với một thái độ cũng rất ư là chừng mực của một nhân viên Bộ ngoại giao.
Không hơn. Không kém.
Nhưng đó cũng chính là một thái độ dè dặt thường thấy ở những người đại diện cho một đất nước nhỏ bé. Họ không dám làm lớn chuyện. Cũng chẳng dám lên tiếng bảo vệ mạnh mẽ quyền lợi của công dân mình khi họ gặp phải hiểm nguy.
Tôi cảm thấy hoàn toàn thất vọng.
Ngay sau đó tôi quyết định xin vào gặp thẳng nhân viên Lãnh sự quán Mỹ.
Tôi cũng trình bày y như thế:
Các anh có thể giúp gì được cho tôi không?
Anh không phải là công dân Mỹ vì vậy chúng tôi không có quyền trong vấn đề này. Nhưng để xem chúng tôi có thể tìm hiểu thêm thông tin gì cho anh không.
Ngay sau đó cả hai nhân viên cùng một lúc gọi điện thoại cho nhiều người, nhiều nơi khác nhau.
Khoảng một tiếng sau tôi đã có câu trả lời.
Bên Bộ Ngoại Giao Việt Nam cho biết là anh vẫn bị công an Việt Nam tiếp tục điều tra về một số hoạt động anh tham gia ở nước ngoài. Chưa xong nên họ chưa cho anh đi.
Họ có cho biết là khi nào tôi mới được xuất cảnh không?
Chắc là còn khá lâu đấy. Vài tháng không chừng. Cái này tùy ở bên công an quyết định. Chứ bên Bộ ngoại giao họ cũng không làm được gì.
Có cách nào mình nhận được văn bản trả lời chính thức từ bên Việt Nam về vấn đề này hay không?
Lúc ấy tôi nghĩ thầm trong bụng mình phải lấy cho được một tấm giấy để lộn lưng. Để sau này già lâu lâu đem ra đọc. Để nhớ ‘cái thuở ban đầu lưu luyến ấy’. Giữa mình với mấy anh công an!
Cái này chắc anh phải nhờ bên Tòa đại sứ Úc làm vì chỉ họ mới có quyền chính thức hỏi thăm về hồ sơ của anh.
Trả lời xong những thắc mắc của tôi cũng là lúc đến giờ mọi người nghỉ đi ăn trưa. Thế là hai anh nhân viên mời tôi cùng qua khu Diamond Plaza gần tòa lãnh sự Mỹ để ăn trưa chung, luôn tiện tìm hiểu thêm việc tôi bị điều tra trong suốt 6 tháng vừa qua. Xem họ có thể giúp được gì nữa hay không. Cũng như hiểu rõ thêm cách thức làm việc, phán xét của mấy anh công an bên các…Cục.
Sau bữa cơm, chia tay hai anh quay trở về nhà, tuy trong lòng vẫn không vui vì tôi biết chắc là còn lâu mình mới được về với gia đình, nhưng ở một mặt nào đó tôi cảm thấy là tôi đã vừa mới học được, vừa cảm nhận được một cách rất sâu sắc về sự khác biệt giữa người Việt, người Úc và người Mỹ. Về sự khác biệt giữa 3 đất nước, không chỉ ở những con người, màu da, văn hóa, ngôn ngữ, v.v… mà còn ở cách sử xự, mối quan hệ giữa người dân và chính thể đại diện họ.
Có thể nước Mỹ vẫn còn nhiều điều cần phải thay đổi. Để nó tốt hơn, công bình hơn, nhân bản hơn. Cũng như tất cả chúng ta ai cũng có thể lớn khôn hơn, để trở thành những con người hoàn thiện hơn.
Nhưng chắc chắn một điều, và nếu phải so sánh, với cương vị là một cường quốc đứng đầu thế giới, nước Mỹ sẽ luôn sẵn sàng bảo vệ con dân họ một cách tốt nhất, đầy đủ nhất.
Họ sẽ luôn có một tiếng nói nhất định, một thái độ nhất định để nâng cao, tuyên dương tinh thần tự do, dân chủ mà dân tộc Mỹ trân trọng. Như lời tuyên thệ ‘Pledge of Allegiance’ mà tôi đã cùng với hàng trăm di dân khác cùng đưa tay lên thề trong tuần này. Trước khi chúng tôi được chính thức công nhận là những công dân mới nhất của nước Mỹ.
I pledge allegiance to the Flag
Of the United States of America
And to the Republic
For which it stands,
One Nation, under God,
Indivisible, with liberty
And justice for all.
Rất tiếc tôi không thể nào dịch thoát nghĩa câu thề này mà ai, đã là công dân Mỹ, thì cũng đều phải đọc lên ít nhất một lần trong đời. Để nhận thức rõ mình là ai. Đang ở đâu. Và cần phải làm gì cho đất nước, cho đồng loại.
Tôi quyết định xin làm công dân Mỹ kể từ hôm tôi bước ra khỏi Lãnh sự quán Mỹ cách đây gần 4 năm về trước. Lúc ấy tôi cảm thấy mình cần được che chở. Cần tìm một nơi có thể bảo vệ mình một cách nhanh chóng, hữu hiệu nhất. Khi tôi đang bị chính người Việt Nam, đồng bào của tôi, hà hiếp, bức hại tôi.
Nước Mỹ. Người Mỹ, đơn giản, đã cho tôi có cảm giác đó. Ở vào thời điểm đó.
Nhưng cho đến hôm nay, sau khi đọc lời thề, tôi đã có thêm một cảm nhận khác. Đó là ngoài việc tôi sẽ được bảo vệ như tất cả mọi công dân khác của Hoa Kỳ, như một quyền lợi mà tôi đương nhiên sẽ nhận được, tôi còn có trách nhiệm của một công dân. Qua câu cuối của lời thề:
With liberty and justice for all.
Cùng với sự tự do và công bình cho tất cả mọi người.
Tôi đã chạy vội về nhà ngay sau buổi tuyên thệ. Để mặc cho mình chiếc áo đen in đậm những dòng chữ trước, sau:
Freedom for Điếu Cày. Tạ Phong Tần. Anh Ba Sài Gòn.
Tự Do cho Người Yêu Nước.
Để chụp cho mình một tấm hình thật đẹp. Ngay trước Tòa Bạch Ốc. Để luôn tự nhắc nhở mình. Là kể từ hôm nay, mình phải giữ lời thề.
* Blog của Luật sư Trịnh Hội là blog cá nhân. Các bài viết trên blog được đăng tải với sự đồng ý của Ðài VOA nhưng không phản ánh quan điểm hay lập trường của Chính phủ Hoa Kỳ.
Tôi đặt thẳng vấn đề:
Tôi là công dân Úc. Nhưng tôi bị cấm không cho xuất cảnh mà không có một lý do hay thông báo nào cả về tội mà họ cố gán ghép cho tôi.
We are sorry about that. But it happens to quite a few Australian Vietnamese like you.
Xin lỗi bạn nhưng điều này vẫn thường xảy ra đối với một số người Úc gốc Việt như bạn.
Vậy sao? Như vậy thì nước Úc có thể làm gì cho tôi không? Tôi muốn quay về Mỹ càng sớm càng tốt để gặp vợ con. Tôi đang còn nhiều việc cấp bách phải làm ở bên đó.
We are sorry but there is not much we can do. We can write to them but we really don’t know when you can get out.
Xin lỗi bạn nhưng chúng tôi không làm được gì nhiều. Chúng tôi có thể viết thư hỏi nhưng thật không biết khi nào anh mới được xuất cảnh.
Tôi vẫn còn nhớ như in câu nói và thái độ của cô nhân viên người Úc sáng hôm đó. Một câu nói xã giao rất chuẩn mực với một thái độ cũng rất ư là chừng mực của một nhân viên Bộ ngoại giao.
Không hơn. Không kém.
Nhưng đó cũng chính là một thái độ dè dặt thường thấy ở những người đại diện cho một đất nước nhỏ bé. Họ không dám làm lớn chuyện. Cũng chẳng dám lên tiếng bảo vệ mạnh mẽ quyền lợi của công dân mình khi họ gặp phải hiểm nguy.
Tôi cảm thấy hoàn toàn thất vọng.
Ngay sau đó tôi quyết định xin vào gặp thẳng nhân viên Lãnh sự quán Mỹ.
Tôi cũng trình bày y như thế:
Các anh có thể giúp gì được cho tôi không?
Anh không phải là công dân Mỹ vì vậy chúng tôi không có quyền trong vấn đề này. Nhưng để xem chúng tôi có thể tìm hiểu thêm thông tin gì cho anh không.
Ngay sau đó cả hai nhân viên cùng một lúc gọi điện thoại cho nhiều người, nhiều nơi khác nhau.
Khoảng một tiếng sau tôi đã có câu trả lời.
Bên Bộ Ngoại Giao Việt Nam cho biết là anh vẫn bị công an Việt Nam tiếp tục điều tra về một số hoạt động anh tham gia ở nước ngoài. Chưa xong nên họ chưa cho anh đi.
Họ có cho biết là khi nào tôi mới được xuất cảnh không?
Chắc là còn khá lâu đấy. Vài tháng không chừng. Cái này tùy ở bên công an quyết định. Chứ bên Bộ ngoại giao họ cũng không làm được gì.
Có cách nào mình nhận được văn bản trả lời chính thức từ bên Việt Nam về vấn đề này hay không?
Lúc ấy tôi nghĩ thầm trong bụng mình phải lấy cho được một tấm giấy để lộn lưng. Để sau này già lâu lâu đem ra đọc. Để nhớ ‘cái thuở ban đầu lưu luyến ấy’. Giữa mình với mấy anh công an!
Cái này chắc anh phải nhờ bên Tòa đại sứ Úc làm vì chỉ họ mới có quyền chính thức hỏi thăm về hồ sơ của anh.
Trả lời xong những thắc mắc của tôi cũng là lúc đến giờ mọi người nghỉ đi ăn trưa. Thế là hai anh nhân viên mời tôi cùng qua khu Diamond Plaza gần tòa lãnh sự Mỹ để ăn trưa chung, luôn tiện tìm hiểu thêm việc tôi bị điều tra trong suốt 6 tháng vừa qua. Xem họ có thể giúp được gì nữa hay không. Cũng như hiểu rõ thêm cách thức làm việc, phán xét của mấy anh công an bên các…Cục.
Sau bữa cơm, chia tay hai anh quay trở về nhà, tuy trong lòng vẫn không vui vì tôi biết chắc là còn lâu mình mới được về với gia đình, nhưng ở một mặt nào đó tôi cảm thấy là tôi đã vừa mới học được, vừa cảm nhận được một cách rất sâu sắc về sự khác biệt giữa người Việt, người Úc và người Mỹ. Về sự khác biệt giữa 3 đất nước, không chỉ ở những con người, màu da, văn hóa, ngôn ngữ, v.v… mà còn ở cách sử xự, mối quan hệ giữa người dân và chính thể đại diện họ.
Có thể nước Mỹ vẫn còn nhiều điều cần phải thay đổi. Để nó tốt hơn, công bình hơn, nhân bản hơn. Cũng như tất cả chúng ta ai cũng có thể lớn khôn hơn, để trở thành những con người hoàn thiện hơn.
Nhưng chắc chắn một điều, và nếu phải so sánh, với cương vị là một cường quốc đứng đầu thế giới, nước Mỹ sẽ luôn sẵn sàng bảo vệ con dân họ một cách tốt nhất, đầy đủ nhất.
Họ sẽ luôn có một tiếng nói nhất định, một thái độ nhất định để nâng cao, tuyên dương tinh thần tự do, dân chủ mà dân tộc Mỹ trân trọng. Như lời tuyên thệ ‘Pledge of Allegiance’ mà tôi đã cùng với hàng trăm di dân khác cùng đưa tay lên thề trong tuần này. Trước khi chúng tôi được chính thức công nhận là những công dân mới nhất của nước Mỹ.
I pledge allegiance to the Flag
Of the United States of America
And to the Republic
For which it stands,
One Nation, under God,
Indivisible, with liberty
And justice for all.
Rất tiếc tôi không thể nào dịch thoát nghĩa câu thề này mà ai, đã là công dân Mỹ, thì cũng đều phải đọc lên ít nhất một lần trong đời. Để nhận thức rõ mình là ai. Đang ở đâu. Và cần phải làm gì cho đất nước, cho đồng loại.
Tôi quyết định xin làm công dân Mỹ kể từ hôm tôi bước ra khỏi Lãnh sự quán Mỹ cách đây gần 4 năm về trước. Lúc ấy tôi cảm thấy mình cần được che chở. Cần tìm một nơi có thể bảo vệ mình một cách nhanh chóng, hữu hiệu nhất. Khi tôi đang bị chính người Việt Nam, đồng bào của tôi, hà hiếp, bức hại tôi.
Nước Mỹ. Người Mỹ, đơn giản, đã cho tôi có cảm giác đó. Ở vào thời điểm đó.
Nhưng cho đến hôm nay, sau khi đọc lời thề, tôi đã có thêm một cảm nhận khác. Đó là ngoài việc tôi sẽ được bảo vệ như tất cả mọi công dân khác của Hoa Kỳ, như một quyền lợi mà tôi đương nhiên sẽ nhận được, tôi còn có trách nhiệm của một công dân. Qua câu cuối của lời thề:
With liberty and justice for all.
Cùng với sự tự do và công bình cho tất cả mọi người.
Tôi đã chạy vội về nhà ngay sau buổi tuyên thệ. Để mặc cho mình chiếc áo đen in đậm những dòng chữ trước, sau:
Freedom for Điếu Cày. Tạ Phong Tần. Anh Ba Sài Gòn.
Tự Do cho Người Yêu Nước.
Để chụp cho mình một tấm hình thật đẹp. Ngay trước Tòa Bạch Ốc. Để luôn tự nhắc nhở mình. Là kể từ hôm nay, mình phải giữ lời thề.
* Blog của Luật sư Trịnh Hội là blog cá nhân. Các bài viết trên blog được đăng tải với sự đồng ý của Ðài VOA nhưng không phản ánh quan điểm hay lập trường của Chính phủ Hoa Kỳ.