Đường dẫn truy cập

IMF, WTO tranh cãi về tự do mậu dịch


Bà Christine Lagarde, Tổng Giám Đốc IMF, tham dự Diễn đàn Kinh tế Thế giới tại Davos, Thụy Sĩ ngày 20/1/ 2017.
Bà Christine Lagarde, Tổng Giám Đốc IMF, tham dự Diễn đàn Kinh tế Thế giới tại Davos, Thụy Sĩ ngày 20/1/ 2017.

Thương mại toàn cầu có lợi vì gia tăng sản lượng sẽ dẫn tới giá thành hạ, nhưng các chính phủ chưa hỗ trợ thỏa đáng công nhân và những cộng đồng bị ảnh hưởng nặng nề vì nhập khẩu, theo nhận xét của các định chế kinh tế đa phương hàng đầu của thế giới ngày 10 tháng 4.

Trong một phúc trình đáp trả lập trường tăng bảo hộ mậu dịch của chính quyền ông Trump, Quỹ Tiền tệ Quốc tế, Tổ chức Thương mại Thế giới và Ngân hàng Thế giới nói một hệ thống mậu dịch mở rộng căn cứ vào những qui tắc được thực thi tốt là thiết yếu cho sự thịnh vượng của thế giới.

Những định chế quảng bá cho tự do mậu dịch trong nhiều thập niên này nêu rằng những cuộc nghiên cứu cho thấy các vùng sản xuất bị hàng nhập từ Trung Quốc làm ảnh hưởng nhiều từ năm 2000 đã thấy “những mất mát về việc làm và lợi tức lâu dài, đáng kể, chịu thiệt thòi nặng nề nhất hầu hết là các công nhân có kỷ năng thấp.”

Phúc trình mô tả đó là điều Tổng thống Donald Trump gọi là “những người Mỹ bị bỏ quên” mà ông muốn phục vụ với chính sách thương mại “nước Mỹ hàng đầu.”

Phúc trình của các định chế này ghi nhận “Hầu hết những công nhân mất việc trong lãnh vực sản xuất thường là những người già, ít học, bị mất việc lâu dài hơn những công nhân trong các lãnh vực khác, và do đó có khuynh hướng phải mất thời gian lâu hơn để trở lại làm việc.”

Phúc trình khuyến cáo cần phải có những chính sách tích cực hơn của chính phủ ngoài những trợ cấp thất nghiệp thông thường để tái huấn luyện và phân phối lại các công nhân bị thất nghiệp vì nhập khẩu, trong đó chú trọng khuyến khích sự chuyển dịch nhiều hơn của công nhân. Những chương trình này có thể bao gồm phân phối lại tiền trợ cấp để giúp công nhân chuyển đến những vùng có viễn ảnh làm việc tốt hơn và những chính sách tín dụng giúp các công ty đối mặt với sự cạnh tranh của hàng nhập khẩu định hướng lại các mẫu mực kinh doanh và đầu tư vào những công nghệ mới.

Tuy nhiên, phúc trình lập luận ủng hộ việc duy trì một hệ thống mậu dịch mở rộng bị ràng buộc bởi những luật lệ cưỡng hành, viện dẫn lý do tự do mậu dịch đã làm sản xuất gia tăng và cải thiện các tiêu chuẩn của đời sống.

Phúc trình nêu lên cuộc nghiên cứu cho thấy gia tăng 1% cởi mở thương mại nâng sản lượng 1,23% trong dài hạn.

Các kinh tế gia thường xem sản lượng gia tăng là yếu tố quan trọng hỗ trợ cho việc tăng lương và tiêu chuẩn đời sống trong những nền kinh tế tiên tiến.

Tin Vắn Thế Giới

XS
SM
MD
LG