Đường dẫn truy cập

Kỷ niệm 50 năm VOA, Tuần duyên Mỹ hợp tác trong thời Chiến Tranh Lạnh


Năm 1952, giữa lúc chiến tranh lạnh đang diễn ra, một tàu tuần duyên dài hơn 100m được biến thành một cơ sở truyền thanh di động của Đài Tiếng Nói Hoa Kỳ - The Courier
Năm 1952, giữa lúc chiến tranh lạnh đang diễn ra, một tàu tuần duyên dài hơn 100m được biến thành một cơ sở truyền thanh di động của Đài Tiếng Nói Hoa Kỳ - The Courier

Năm 1952, giữa lúc chiến tranh lạnh đang diễn ra, một tàu tuần duyên dài hơn 100 mét được biến thành một cơ sở truyền thanh di động của Đài Tiếng Nói Hoa Kỳ. Nhiệm vụ của nó trong hơn một thập kỷ là: gửi thông tin ra bên ngoài Bức Màn Sắt để chống lại sự tuyên truyền của Xô Viết bằng hơn một chục ngôn ngữ khác nhau. Daniela Schrier ghi nhận chi tiết về một cuộc triển lãm được tổ chức để tôn vinh những cựu binh và thông tín viên, những người đã làm việc trên chiếc thuyền đó ngòai khơi bờ biển Rhodes ở Hy Lạp.

“Trong cuộc chiến chống lại những người cộng sản, chính phủ Mỹ ủy nhiệm cho Người Đưa Tin Tàu Tuần Duyên làm việc như một trạm truyền thanh tiền tuyến trên biển.”

Người Đưa Tin truyền tin tức, âm nhạc và cả hy vọng sang bên kia Bức Màn Sắt.

Được Tổng thống Harry Truman giao nhiệm vụ vào năm 1952, chiếc tàu trở thành một phương tiện truyền thông thiết yếu trong Chiến Tranh Lạnh. Được mã hiệu là Chiến Dịch Trôi Nổi, trạm phát thanh tiếp âm trên biển là một sự hợp tác độc nhất vô nhị giữa Đài Tiếng Nói Hoa Kỳ và lực lượng Tuần Duyên.

Ông Richard Haldi từng là một trung úy làm việc trên con tàu đó từ 1958 đến 1961. Ông cho biết:

“Toàn bộ sứ mạng của Người Đưa Tin Tàu Tuần Duyên là một Tiếng Nói của Nước Mỹ ở Trung Đông và các quốc gia phía nam của Nga để họ có thể nghe được tiếng nói từ thế giới bên ngòai.”

Hoa Kỳ càng muốn đưa các thông tin ra bên ngoài Bức Màn Sắt thì chính phủ Xô Viết càng muốn chặn những chương trình phát thanh đó.

Ông Bob Mariott từng làm việc cho một trong những nhóm truyền tin đầu tiên trên thuyền vào năm 1952. Ông làm việc trong phòng sản xuất chương trình tiếp âm chiếm trọn 3 tầng của thuyền với một danh sách 3 tần sóng cho mỗi chương trình. Ông cho biết:

“Chúng tôi có một danh sách dài vì người Nga đã chặn nó. Bạn có tin không khi chúng tôi vừa có sóng rất mạnh thì chúng lại bị chặn ngay – ggggggggg (ông kêu lên như vậy). Nó giống như một cái máy xay cà phê. Và chúng tôi phải chuyển sang một cái tiếp nhận mới. Chúng tôi thực sự đã đối đầu với người Nga. Chúng tôi không bao giờ giáp mặt họ và chúng tôi hy vọng điều đó không xảy ra. Nhưng chúng tôi chơi trò mèo vờn chuột với họ bất cứ đêm nào khi lên sóng.”

Người Đưa Tin phát thanh các trương trình bằng 13 thứ tiếng, 7 ngày trong tuần, nhờ vào sóng 150kW – sóng này mạnh gấp 3 lần sóng truyền trên mặt đất thông thường.

Ông Richard Shannon, có bí danh là Đỏ, nhớ lại rằng điện trường mạnh tới mức nó có thể thắp sáng một bóng đèn neon mà không cần cắm điện:

“Có nhiều bức xạ về đêm đến nỗi chúng tôi dùng nó để đánh tín hiệu bằng gậy đèn ban ngày. Còn ban đêm chúng tôi có thể dùng đèn neon – những bóng đèn neon dài như thế này. Và chúng tôi có thể đi găng tay để cầm chúng và đánh tín hiệu bằng đèn bằng cách này.”

Con tàu lúc đầu được phủ bằng hàng rào bóng phòng không và được gắn ăng ten sóng trung bình, nhưng kỹ sư của VOA Ivan Boor đã thiết kế một hệ thống mới khi thiết kế ban đầu gặp trục trặc.

Ông Richard Shannon nói:

“Dây ăng ten luôn bị phân tán và cuối cùng thì chỉ đến được Thổ Nhĩ Kỳ. Do đó Ivan Boor tạo ra một cái mới gọi là dàn D Châu Thổ. Nếu bạn nhìn vào cột buồm ở mũi tàu này, nó trông giống như dây phơi quần áo. Chúng tôi chạy 3 dây dọc ra phía cột buồm chính ở phía sau đây và 3 dây ra phía đầu. Hệ thống này hợp lý hơn vì chúng tôi có thể gắn được nhiều dây ăng ten trên đó để phát sóng.”

Năm nay đánh dấu 50 năm kết thúc nhiệm vụ phát thanh trên biển của Người Đưa Tin vào năm 1964. Một cuộc triển lãm được tổ chức để vinh danh những người đã làm nhiệm vụ đó vào tháng 6 tại Học Viện Tuần Duyên ở New London thuộc tiểu bang Connecticut.

Phụ trách bảo tàng Jennifer Gaudio đặt tên cho buổi triển lãm là “Một Tiếng Nói của Hy Vọng và Tự Do” lấy cảm hứng từ những lời ghi chú trên tường nhà vệ sinh và giấy vệ sinh được gửi tới từ những người nghe đài ở bên kia Bức Màn Sắt. Bà nói:

“Mục tiêu của Đài Tiếng Nói Hoa Kỳ là truyền đi hy vọng và sự thật trong khi mục tiêu của Lực lượng Tuần duyên là cứu sống mạng người. Đó là một kinh nghiệm độc nhất vô nhị, đặc biệt là cho cả hai cơ quan này trên vùng lãnh vực chưa được mấy ai khám phá trong Chiến Tranh Lạnh.”

Trong 12 năm, chương trình phát thanh của VOA bao gồm cả nhạc Mỹ - những tiết mục jazz như chương trình của Charlie Parker. Và Vua nhạc Rock ‘n’ Roll, Elvis Presley, cũng được tiếp âm trên toàn thế giới. Sự giao thoa văn hóa này nhằm mục đích truyền cảm hứng đến những trái tim và trí óc phía bên kia Bức Màn Sắt.

Ông Richard Haldi nói:

“Nó làm niềm tự hào trong mình trào lên khi biết rằng mính là một phần của một đơn vị quan trọng, ngay cả khi mình không cầm súng bắn. Chúng tôi đã là một yếu tố chính trong Chiến Tranh Lạnh.”

(NATS:) “Người Đưa Tin, con thuyền không có súng, đi vào trận chiến bằng vũ khí tuyệt vời nhất… đó là sự thật.”

Bà Jennifer Gaudio nói rằng cuộc triển lãm sẽ được đưa đi khắp nước. Bà hy vọng rằng nó sẽ làm cho mọi người rọi một tia sáng lên sứ mạng truyền thông quan trọng nhưng ít được biết đến trong Chiến Tranh Lạnh.

VOA Express

XS
SM
MD
LG