Đường dẫn truy cập

Liên hiệp quốc: Hàng triệu người sẽ thất tán vì biến đổi khí hậu


Cao ủy trưởng về người tị nạn Liên hiệp quốc Filippo Grandi phát biểu tại cuộc họp báo sau Diễn đàn Toàn cầu đầu tiên về Người tị nạn tổ chức tại Geneva, Thụy Sĩ ngày 17/12/2019.
Cao ủy trưởng về người tị nạn Liên hiệp quốc Filippo Grandi phát biểu tại cuộc họp báo sau Diễn đàn Toàn cầu đầu tiên về Người tị nạn tổ chức tại Geneva, Thụy Sĩ ngày 17/12/2019.

Thế giới cần chuẩn bị cho hàng triệu người phải rời bỏ nhà cửa vì ảnh hưởng của biến đổi khí hậu, Cao ủy trưởng về người tị nạn Liên hiệp quốc ngày 21/1 cảnh báo.

Phát biểu với Reuters tại Diễn đàn Kinh tế Thế giới, ông Filippo Grandi nói một phán quyết của Liên hiệp quốc trong tuần này có ý nghĩa là những người phải rời bỏ nhà cửa vì hậu quả của biến đổi khí hậu đáng được quốc tế bảo vệ, và việc này ảnh hưởng rộng rãi đến các chính phủ.

Uỷ ban Nhân quyền Liên hiệp quốc đưa ra một phán quyết cột mốc vào ngày 20/1 liên hệ đến việc ông Loane Teitiota, thuộc Kiribati, một quốc gia tại Thái Bình Dương, kiện New Zealand sau khi nhà cầm quyền nước này bác bỏ đơn xin tị nạn của ông.

“Phán quyết nói nếu bạn bị đe dọa tức thời đến cuộc sống vì biến đổi khí hậu, vì khẩn cấp về khí hậu, và nếu bạn vượt biên giới và đến một nước khác, bạn không phải bị gởi trả lại, vì bạn sẽ gặp nguy hiểm về đời sống của bạn, như là trong chiến tranh hay trong tình trạng bị đàn áp,” ông Grandi nói.

“Chúng ta phải chuẩn bị cho làn sóng to lớn những người bị buộc phải rời bỏ nhà cửa ngoài ý muốn,” ông nói. “Tôi sẽ không đi xa hơn để nói về những con số rõ rệt, vì chỉ là ước đoán, nhưng chắc chắn chúng ta đang nói đến hàng triệu người tại đây.”

Khả năng đẩy con người rời bỏ nhà cửa bao gồm cháy rừng như đã thấy tại Australia, mực nước biển dâng cao, mùa màng và gia súc bị thiệt hại tại tiểu vùng Sahara châu Phi và lụt lội trên toàn thế giới, đặc biệt là tại các khu vực của thế giới đang phát triển.

Trong hầu hết 70 năm hoạt động của Cao ủy Tị nạn Liên hiệp quốc, cơ quan Liên hiệp quốc này đã làm việc để trợ giúp cho những người rời khỏi các quốc gia nghèo khó do hậu quả của chiến tranh, biến đổi khí hậu càng ngày càng nhiều.

“Có những chứng cứ thêm nữa là phong trào tị nạn và vấn đề lớn hơn là số lượng di dân.. là một thách thức toàn cầu không thể chỉ khoanh vùng tại một vài nước.” ông Grandi nói.

70 triệu người rời bỏ nhà cửa

Công ước liên hệ đến tình trạng của người tị nạn, được ký vào năm 1951, không có điều khoản nào về biến đổi khí hậu như là lý do để rời bỏ nhà cửa và tìm cách xin tị nạn ở đâu đó. Vào lúc ảnh hưởng của khí hậu gia tăng, những câu hỏi về pháp lý trở nên phức tạp hơn.

Cao ủy Tị nạn Liên hiệp quốc với ngân sách từ 1 tỉ đô la một năm trong những năm đầu 1990 đã lên đến 8,6 tỉ đô la vào năm 2019 vì các cuộc xung đột tại Iraq, Afghanistan và Syria khiến thường dân phải trốn chạy, nay phải trợ giúp cho hơn 70 triệu người bị buộc phải rời bỏ nhà cửa.

Thổ Nhĩ Kỳ là nơi có người tị nạn đông nhất với hơn 4 triệu người tị nạn và người tìm cách xin tị nạn, đa số là người Syria. Việc này làm suy kiệt công quỹ của Thổ Nhĩ Kỳ khiến cho Tổng thống Tayyip Erdogan phải yêu cầu châu Âu trợ giúp nhiều hơn.

Tháng 11 năm ngoái, ông Erdogan dọa mở cửa cho người tị nạn Syria đến châu Âu trừ phi Liên hiệp Châu Âu can thiệp vào và ông hiện kêu gọi “tái định cư” khoảng 1 triệu người Syria tại miền bắc quê hương của họ.

Ông Grandi nói các chính phủ châu Âu cần suy nghĩ cẩn thận về các giải pháp cho cuộc khủng hoảng di dân, vón đã ảnh hưởng đến các nước này kể từ năm 2016, đồng thời cũng thông cảm cho tình hình Thổ Nhĩ Kỳ.

“Chúng ta phải công nhận rằng, trong vài năm qua, Thổ Nhĩ Kỳ đã nhận người tị nạn nhiều nhất thế giới,” ông nói. “Có nhiều cuộc thảo luận chính trị. Tôi chú trọng đến cốt lõi của vấn đề này, đó là ‘hãy củng cố khả năng cho Thổ Nhĩ Kỳ chấp nhận người tị nạn cho đến khi nào họ có thể trở về quê hương xứ sở an toàn và tự nguyện.”

XS
SM
MD
LG