Đường dẫn truy cập

Mỹ chế tài thêm một tỉ phú Nga và gia đình phát ngôn viên của Putin


Phát ngôn viên Điện Kremlin Dmitry Peskov.
Phát ngôn viên Điện Kremlin Dmitry Peskov.

Hoa Kỳ hôm thứ Sáu 1/3 ra lệnh chế tài tỷ phú Nga Viktor Vekselberg, ba thành viên trong gia đình người phát ngôn của Tổng thống Vladimir Putin và các nhà lập pháp trong lệnh trừng phạt mới nhất đối với hành động Nga xâm lược Ukraine.

Những người bị ảnh hưởng bởi lệnh trừng phạt hôm thứ Sáu bao gồm 10 người trong hội đồng quản trị Ngân hàng VTB, ngân hàng tín dụng lớn thứ hai ở Nga, và 12 thành viên của Duma, tức hạ viện Nga -- Bộ Tài chính Hoa Kỳ cho biết trong một tuyên bố.

Bộ trưởng Tài chính Janet Yellen cho biết: “Bộ Tài chính tiếp tục buộc các quan chức Nga phải chịu trách nhiệm về việc gây ra cuộc chiến phi lý và vô cớ của Putin”.

Người phát ngôn của Tổng thống Putin, ông Dmitry Peskov đã bị Mỹ ra lệnh chế tài hôm 3/3. Các lệnh chế tài hôm thứ Sáu áp dụng cho vợ ông và hai người con đã trưởng thành của ông. Họ có "lối sống xa hoa không phù hợp với mức lương công chức của ông Peskov", Bộ Tài chính cho biết trong một thông cáo báo chí.

Điện Kremlin đã không trả lời ngay lập tức yêu cầu bình luận của Reuters.

Bốn thành viên hội đồng quản trị Novikombank, bao gồm chủ tịch Elena Georgieva, công ty ABR Management và bốn thành viên hội đồng quản trị, bao gồm chủ tịch Bank Rossiya Dmitri Lebedev và Phó thống đốc St. Petersburg Vladimir Knyaginin, cũng bị các lệnh trừng phạt -- Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ cho biết.

Vào giữa tháng 2, Hạ viện Nga đã bỏ phiếu yêu cầu ông Putin công nhận độc lập hai khu vực ly khai do Nga hậu thuẫn ở miền đông Ukraine.

11 thành viên và chủ tịch hạ viện Vyacheslav Volodin đã bị đưa tên vào danh sách trừng phạt hôm thứ Sáu.

Bộ Tài chính cho biết: "Các lệnh trừng phạt hôm nay nhắm vào những người chịu trách nhiệm trực tiếp cho việc Nga công nhận độc lập một cách bất hợp pháp ... và tạo điều kiện gây ra cái cớ giả tạo được Putin sử dụng để biện minh cho ... cuộc chiến vô cớ xâm lăng Ukraine," Bộ Tài chính cho biết.

Biện minh cho hành động vào thời điểm đó, ông Volodin nói: "Kyiv không tuân thủ các thỏa thuận Minsk. Công dân và đồng hương của chúng tôi sống ở Donbass cần sự giúp đỡ và hỗ trợ của chúng tôi.” Các thỏa thuận Minsk là một cặp hiệp định được ký kết vào năm 2014 và 2015 với hy vọng chấm dứt bạo lực giữa phe ly khai thân Nga ở miền đông Ukraine và chính phủ Kyiv.

Nga gọi các hành động của họ ở Ukraine là một "chiến dịch quân sự đặc biệt" mà họ nói không phải nhằm chiếm đóng lãnh thổ mà nhằm phá hủy khả năng quân sự của nước láng giềng phía nam và bắt giữ những người mà Moscow coi là những kẻ theo chủ nghĩa dân tộc nguy hiểm.

Tin Vắn Thế Giới

XS
SM
MD
LG