Đường dẫn truy cập

Một người đào tị nổi tiếng quay về Bắc Triều Tiên


Ông Ri Jong Ho một người đào tị Bắc Triều Tiên trả lời phỏng vấn cùa ban Hàn ngữ Đài VOA.
Ông Ri Jong Ho một người đào tị Bắc Triều Tiên trả lời phỏng vấn cùa ban Hàn ngữ Đài VOA.

Một người đào tị Bắc Triều Tiên nổi tiếng trong các chương trình truyền hình thực tế ở Hàn Quốc quay về cố quốc và tố giác các chương trình cô gọi là “tuyên truyền” của Hàn Quốc mà cô xuất hiện.

Trong một video được trang mạng chính phủ Bắc Triều Tiên Uriminzokkiri công bố ngày 15/7, cô Jeon Hye-sung nói cô bị yêu cầu “vu khống và nói xấu” về Bắc Triều Tiên trong thời gian ở Hàn Quốc.

Cô Jeon đào thoát sang Hàn Quốc vào tháng 1 năm 2014 và tin nói cô trở về Bắc Triều Tiên mới tháng trước. Hiện không rõ cô trở về bằng cách nào và dưới hoàn cảnh nào. Trong quá khứ, những người đào tị hồi hương vì áp lực.

Cô Leon, lấy tên là Lim Ji-hyun khi ở Hàn Quốc, nói cô “đau đớn về thể chất và tinh thần” trong thời gian ở Seoul và hiện nay cô đang sống cùng cha mẹ tại Anju, thuộc tỉnh Nam Pyongan của Bắc Triều Tiên.

Cô Leon là một khuôn mặt nổi tiếng trên các show truyền hình Hàn Quốc nói về người đào tị. Cô xuất hiện vài lần trên chương trình truyền hình thực tế mang tên Câu lạc bộ Roranbong. Trong show này, những người Bắc Triều Tiên cùng ăn uống, trò chuyện, thảo luận về chính trị và văn hóa Bắc Triều Tiên với người hướng dẫn chương trình.

“Tôi đã nghĩ rằng nếu thành công trong các chương trình đó, tôi có thể đóng phim và trở nên nổi tiếng,” cô phát biểu trên kênh truyền hình của Bắc Triều Tiên.

Truyền hình Chosun, nơi sản xuất những chương trình có cô Leon xuất hiện, phủ nhận những tố cáo của cô rằng cô bị cưỡng bách tham gia. Một giới chức thuộc Bộ Thống nhất Hàn Quốc cho CNN biết Seoul đang đang điều tra về trường hợp cô Leon.

Con đường đến Hàn Quốc đầy chông gai đối với người đào tị Bắc Triều Tiên. Trong những cuộc phỏng vấn trước đây với CNN, nhiều người đào tị thuật lại những câu chuyện trốn lánh cảnh sát hay thông qua những băng đảng tội phạm để trốn thoát qua đường Trung Quốc.

Tới Hàn Quốc an toàn, người đào tị thường được điều tra lý lịch kỹ càng để đảm bảo không phải là gián điệp và được đưa vào một chương trình cải tạo nhằm giúp họ hội nhập với xã hội Hàn Quốc.

Tuy nhiên, nhiều người đào tị sinh trưởng từ một xã hội trì trệ khác hẳn với một xã hội tư bản, phát triển nhanh chóng, chuộng sự nổi tiếng, họ phải chật vật lắm mới thích ứng được và cảm thấy thất vọng và bị xa lánh.

Một cuộc thăm dò khoảng 1.700 người đào tị vào năm 2015 do Quỹ Hana tổ chức cho thấy hơn 20% số này có nghĩ tới chuyện tự tử, cao gấp 3 lần mức trung bình ở người Hàn Quốc.

Nguồn (CNN/BBC)

Tin Vắn Thế Giới

XS
SM
MD
LG