Bộ trưởng Ngoại giao Hoa Kỳ Hillary Clinton miêu tả cách hành xử của chính quyền Syria là “không thể chấp nhận được” và những hành động của chính quyền nước này chống lại nhân dân thật là “thảm khốc”.
Nói chuyện với các nhà báo hôm thứ Hai ở Praha, Ngoại trưởng Clinton lặp lại khuyến cáo của Hoa Kỳ rằng Syria chớ nên sử dụng vũ khí hóa học.
Bà Clinton nói vấn đề này vẫn được Washington coi là “giới hạn cuối cùng”, mà nếu chính quyền Syria vượt qua, thì Hoa Kỳ lập tức hành động.
Các cường quốc Tây phương đã bác bỏ giải pháp can thiệp quân sự trong cuộc khủng hoảng kéo dài suốt 20 tháng tại Syria, nhưng các nước này cảnh báo rằng nếu chính quyền Syria sử dụng vũ khí hóa học, thì hành động này sẽ bị đáp trả.
Tại Syria, giới hoạt động thuộc phe đối lập hôm nay nói rằng các lực lượng chính phủ đã pháo kích vào các khu ngoại ô của Damascus, một ngày sau khi thực hiện các cuộc không kích gây tử vong, và dùng đạn pháo tấn công các khu vực do phe nổi dậy kiểm soát.
Các chiến binh chống đối Tổng Thống Bashar al-Assad đã tìm cách kiểm soát vòng đai quanh thủ đô Damascus từ các cứ địa của họ ở các khu ngoại vi thành phố.
Trong khi đó, Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ bày tỏ hy vọng là NATO sẽ chấp thuận một kế hoạch để triển khai các phi đạn Patriot gần biên giới của Thổ nhĩ kỳ giáp ranh với Syria.
Thổ Nhĩ Kỳ đã yêu cầu liên minh NATO cung cấp các phi đạn này để tăng cường hệ thống phòng không của nước này.
Một giới chức cao cấp thuộc Bộ Ngoại giao Mỹ hôm nay nói rằng nếu NATO chấp thuận kế hoạch này, thì có phần chắc là phải cần vài tuần lễ nữa trước khi các phi đạn Patriot được bố trí.
Bộ trưởng Ngoại giao các nước NATO sẽ hội họp vào ngày thứ Ba và thứ Tư tại Bruxelles.
Đồng minh của Syria, là Nga, đã lên tiếng khuyến cáo chống kế hoạch triển khai phi đạn. Moscow nói rằng làm như thế không cổ vũ cho sự ổn định khu vực.
Tổng Thống Nga Vladimir Putin hôm nay sẽ họp bàn với Thủ Tướng Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdogan tại Istanbul.
Hai nước từng có những quan hệ thương mại gần gũi, nhưng lại có lập trường đối nghịch nhau liên quan tới Syria.
Căng thẳng giữa Nga và Thổ nhĩ kỳ leo thang hồi tháng 10 vừa qua, sau khi Thổ nhĩ kỳ buộc một phi cơ dân dụng Syria bay từ Moscow phải hạ cánh xuống lãnh thổ Thổ Nhĩ Kỳ vì trên phi cơ có chở các thiết bị quân sự.
Hành động này đã khiến Nga giận dữ, Moscow khẳng định rằng trên phi cơ chỉ có các linh kiện radar hợp pháp mà thôi.
Nói chuyện với các nhà báo hôm thứ Hai ở Praha, Ngoại trưởng Clinton lặp lại khuyến cáo của Hoa Kỳ rằng Syria chớ nên sử dụng vũ khí hóa học.
Bà Clinton nói vấn đề này vẫn được Washington coi là “giới hạn cuối cùng”, mà nếu chính quyền Syria vượt qua, thì Hoa Kỳ lập tức hành động.
Các cường quốc Tây phương đã bác bỏ giải pháp can thiệp quân sự trong cuộc khủng hoảng kéo dài suốt 20 tháng tại Syria, nhưng các nước này cảnh báo rằng nếu chính quyền Syria sử dụng vũ khí hóa học, thì hành động này sẽ bị đáp trả.
Tại Syria, giới hoạt động thuộc phe đối lập hôm nay nói rằng các lực lượng chính phủ đã pháo kích vào các khu ngoại ô của Damascus, một ngày sau khi thực hiện các cuộc không kích gây tử vong, và dùng đạn pháo tấn công các khu vực do phe nổi dậy kiểm soát.
Các chiến binh chống đối Tổng Thống Bashar al-Assad đã tìm cách kiểm soát vòng đai quanh thủ đô Damascus từ các cứ địa của họ ở các khu ngoại vi thành phố.
Trong khi đó, Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ bày tỏ hy vọng là NATO sẽ chấp thuận một kế hoạch để triển khai các phi đạn Patriot gần biên giới của Thổ nhĩ kỳ giáp ranh với Syria.
Thổ Nhĩ Kỳ đã yêu cầu liên minh NATO cung cấp các phi đạn này để tăng cường hệ thống phòng không của nước này.
Một giới chức cao cấp thuộc Bộ Ngoại giao Mỹ hôm nay nói rằng nếu NATO chấp thuận kế hoạch này, thì có phần chắc là phải cần vài tuần lễ nữa trước khi các phi đạn Patriot được bố trí.
Bộ trưởng Ngoại giao các nước NATO sẽ hội họp vào ngày thứ Ba và thứ Tư tại Bruxelles.
Đồng minh của Syria, là Nga, đã lên tiếng khuyến cáo chống kế hoạch triển khai phi đạn. Moscow nói rằng làm như thế không cổ vũ cho sự ổn định khu vực.
Tổng Thống Nga Vladimir Putin hôm nay sẽ họp bàn với Thủ Tướng Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdogan tại Istanbul.
Hai nước từng có những quan hệ thương mại gần gũi, nhưng lại có lập trường đối nghịch nhau liên quan tới Syria.
Căng thẳng giữa Nga và Thổ nhĩ kỳ leo thang hồi tháng 10 vừa qua, sau khi Thổ nhĩ kỳ buộc một phi cơ dân dụng Syria bay từ Moscow phải hạ cánh xuống lãnh thổ Thổ Nhĩ Kỳ vì trên phi cơ có chở các thiết bị quân sự.
Hành động này đã khiến Nga giận dữ, Moscow khẳng định rằng trên phi cơ chỉ có các linh kiện radar hợp pháp mà thôi.