Hôm 12/11, Hoa Kỳ tuyên bố rút ra khỏi UNESCO, Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa Liên Hiệp Quốc, đồng thời phàn nàn cách điều hành tổ chức này và điều mà Washington cho là thái độ thiên vị bất lợi cho Israel.
Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ, Heather Nauert, nói: "Quyết định này đã được cân nhắc một cách nghiêm túc, phản ánh mối quan tâm của Mỹ về những khoản nợ quá hạn tại UNESCO, sự cần thiết phải cải tổ cơ bản trong tổ chức này, và sự thiên vị không ngừng rất bất lợi cho Israel".
Quyết định của Hoa Kỳ - nước cấp tới 1/5 ngân quỹ của UNESCO rút ra khỏi tổ chức này - là một đòn mạnh đối với UNESCO, một tổ chức đặt trụ sở ở Paris, đã bắt đầu hoạt động từ năm 1946.
Theo quy định của UNESCO, quyết định rút ra khỏisẽ có hiệu lực vào cuối tháng 12/2018. Cho đến lúc đó, Hoa Kỳ - nước đóng góp khoảng 80 triệu đôla cho UNESCO hàng năm - sẽ vẫn là thành viên chính thức.
Tổng giám đốc Irina Bokova bày tỏ sự thất vọng về quyết định của Hoa Kỳ.
Bà nói: "Vào thời điểm các cuộc xung đột tiếp tục sâu xé các xã hội trên toàn thế giới, điều đáng tiếc là Hoa Kỳ lại rút khỏi cơ quan của LHQ cổ vũ cho giáo dục về hòa bình và bảo vệ nền văn hóa bị tấn công”.
"Đây là một tổn thất lớn đối với gia đình LHQ. Đây là một sự mất mát đối với chủ nghĩa đa phương".
Động thái của Hoa Kỳ càng khẳng định sự hoài nghi của Tổng thống Donald Trump về sự cần thiết đối với Hoa Kỳ có nên tiếp tục tham gia các cơ quan đa phương? Ông Trumplâu nay vẫn quảng bá cho chính sách "Nước Mỹ trước hết", đặt lợi ích kinh tế và quốc gia của Hoa Kỳ lên trước những cam kết quốc tế.