ISTANBUL —
Liên minh Nato dự kiến sẽ quyết định trong ngày hôm nay về yêu cầu của Thổ Nhĩ Kỳ đòi bố trí các đơn vị phòng thủ phi đạn dọc theo biên giới của nước này với Syria. Ankara xem quyết định này là một quyết định quan trọng về quân sự và ngoại giao. Nhưng yêu cầu của Thổ Nhĩ Kỳ gặp phải sự chống đối mạnh mẽ của Nga và Iran. Từ Istanbul, thông tín viên Dorian Jones của đài chúng tôi gởi về bài tường thuật sau đây.
Thổ Nhĩ Kỳ, một nước hội viên của liên minh Nato, đã chính thức yêu cầu liên minh này bố trí hệ thống phòng thủ phi đạn Patriot tiên tiến dọc theo biên giới Thổ Nhĩ Kỳ-Syria. Các nhà quan sát nói rằng yêu cầu này phát xuất từ mối lo ngại của giới hữu trách ở Ankara là chính phủ Syria trong tình huống tuyệt vọng có thể tấn công Thổ Nhĩ Kỳ vì nước này hậu thuẫn cho các lực lượng nổi dậy ở Syria.
Ông Semih Idiz, một nhà bình luận của tờ Hurriyet Daily News ở Istanbul, cho biết như sau.
Ông Idiz nói: "Tôi nghĩ rằng họ lo ngại là tình hình ở Syria sẽ vượt khỏi tầm kiểm soát, và ông Assad có thể quyết định dùng tới các loại phi đạn đạn đạo mà đầu đạn có thể chứa vũ khí hóa học hoặc có thể không. Yêu cầu này do phe quân sự nêu ra, nhưng quyết định đưa ra yêu cầu này vừa có tính chất quân sự vừa có tính chất chính trị."
Việc Ankara yêu cầu sự trợ giúp của Nato đã gặp phải sự chống đối của các cường quốc trong khu vực, đặc biệt là Nga và Iran. Cả Moskova lẫn Tehran đều mạnh mẽ chỉ trích hành động mà họ gọi là khiêu khích của Ankara.
Một số các nhà phân tích cho rằng việc bố trí hệ thống chống phi đạn có thể là bước đầu để thiết lập một vùng cấm bay nhằm chống lại không quân Syria, một điều mà Ankara đã lên tiếng hô hào. Tuy nhiên, Thủ tướng Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdogan mới đây tuyên bố rằng việc bố trí phi đạn Patriot hoàn toàn chỉ có tính chất phòng vệ.
Nhà lãnh đạo Thổ Nhĩ Kỳ nói rằng mọi người không nên diễn dịch sai lạc những biện pháp phòng hờ mà Thổ Nhĩ Kỳ áp dụng ở biên giới của mình. Ông nói thêm rằng Thổ Nhĩ Kỳ có bổn phận áp dụng các biện pháp này với mục đích phòng thủ mà thôi.
Hiện chưa rõ bao nhiêu đơn vị phi đạn Patriot mà Nato sẽ bố trí nếu họ chấp thuận yêu cầu của Thổ Nhĩ Kỳ.
Theo ông Meehan Demir, một chuyên gia quốc phòng và là người đứng đầu văn phòng ở Ankara của kênh truyền hình tin tức Star, vì đường biên giới Thổ Nhĩ Kỳ-Syria dài tới 900 kilo mét cho nên các phi đạn Patriot sẽ chỉ mang lại một sự bảo vệ tối thiểu cho Thổ Nhĩ Kỳ trước một cuộc tấn công liên tục của Damascus. Nhưng ông nói rằng việc bố trí các phi đạn này có ảnh hưởng lớn.
Ông Demir nói: "Các phi đạn này chỉ có tính chất tượng trưng. Các phi đạn này chỉ có mục đích đưa ra một thông điệp cho Syria là Thổ Nhĩ Kỳ chúng tôi không đơn độc. Chúng tôi đang sát cánh với các nước đồng minh Nato."
Ông Mustafa Kibraoglu, Chủ nhiệm Khoa Quan hệ Quốc tế của Đại học Okan ở Istanbul, nói rằng việc bố trí phi đạn của Nato sẽ có những tác động đáng kể. Ông cho rằng một hành động như vậy sẽ đánh dấu một sự thay đổi quan trọng về chiến lược của liên minh Nato và có những hậu quả vượt xa vụ khủng hoảng Syria.
Ông Kibraoglu nhận xét: "Đối với vùng Trung Đông, các nước đồng minh Âu châu lâu nay vẫn tỏ ra ngần ngại không muốn phô trương sự liên đới với Thổ Nhĩ Kỳ. Nhưng đây là lần đầu tiên các nước đồng minh của Thổ Nhĩ Kỳ ở Âu châu không ngần ngại như vậy mà dường như họ còn rất hăng hái, ít nhất là về mặt chính phủ. Đằng sau sự hăng hái này có thể không chỉ là vụ xung đột ở Syria, tình hình rối loạn ở Syria. Bởi vì khi nói tới những tình huống bất trắc có thể xảy ra thì điều đó có thể dính líu tới Israel và Iran. Vì chương trình hạt nhân của Iran và Israel đe dọa tấn công các cơ sở hạt nhân của Iran."
Ông Kibraoglu cho rằng phi đạn của Nato có thể được bố trí ở Thổ Nhĩ Kỳ trong nhiều năm.
Đây sẽ không phải là lần đầu tiên Nato đưa phi đạn Patriot tới Thổ Nhĩ Kỳ. Trong cuộc chiến Vùng Vịnh lần thứ nhất, các đơn vị phi đạn Patriot đã được triển khai dọc theo biên giới Iraq. Nhưng các nhà quan sát nói rằng nếu Nato chấp nhận yêu cầu mới nhất của Thổ Nhĩ Kỳ, thì kế hoạch bố trí phi đạn có thể đánh dấu một sự thay đổi lớn trong chiến lược của liên minh này đối với khu vực Trung Đông.
Thổ Nhĩ Kỳ, một nước hội viên của liên minh Nato, đã chính thức yêu cầu liên minh này bố trí hệ thống phòng thủ phi đạn Patriot tiên tiến dọc theo biên giới Thổ Nhĩ Kỳ-Syria. Các nhà quan sát nói rằng yêu cầu này phát xuất từ mối lo ngại của giới hữu trách ở Ankara là chính phủ Syria trong tình huống tuyệt vọng có thể tấn công Thổ Nhĩ Kỳ vì nước này hậu thuẫn cho các lực lượng nổi dậy ở Syria.
Ông Semih Idiz, một nhà bình luận của tờ Hurriyet Daily News ở Istanbul, cho biết như sau.
Ông Idiz nói: "Tôi nghĩ rằng họ lo ngại là tình hình ở Syria sẽ vượt khỏi tầm kiểm soát, và ông Assad có thể quyết định dùng tới các loại phi đạn đạn đạo mà đầu đạn có thể chứa vũ khí hóa học hoặc có thể không. Yêu cầu này do phe quân sự nêu ra, nhưng quyết định đưa ra yêu cầu này vừa có tính chất quân sự vừa có tính chất chính trị."
Việc Ankara yêu cầu sự trợ giúp của Nato đã gặp phải sự chống đối của các cường quốc trong khu vực, đặc biệt là Nga và Iran. Cả Moskova lẫn Tehran đều mạnh mẽ chỉ trích hành động mà họ gọi là khiêu khích của Ankara.
Một số các nhà phân tích cho rằng việc bố trí hệ thống chống phi đạn có thể là bước đầu để thiết lập một vùng cấm bay nhằm chống lại không quân Syria, một điều mà Ankara đã lên tiếng hô hào. Tuy nhiên, Thủ tướng Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdogan mới đây tuyên bố rằng việc bố trí phi đạn Patriot hoàn toàn chỉ có tính chất phòng vệ.
Nhà lãnh đạo Thổ Nhĩ Kỳ nói rằng mọi người không nên diễn dịch sai lạc những biện pháp phòng hờ mà Thổ Nhĩ Kỳ áp dụng ở biên giới của mình. Ông nói thêm rằng Thổ Nhĩ Kỳ có bổn phận áp dụng các biện pháp này với mục đích phòng thủ mà thôi.
Hiện chưa rõ bao nhiêu đơn vị phi đạn Patriot mà Nato sẽ bố trí nếu họ chấp thuận yêu cầu của Thổ Nhĩ Kỳ.
Theo ông Meehan Demir, một chuyên gia quốc phòng và là người đứng đầu văn phòng ở Ankara của kênh truyền hình tin tức Star, vì đường biên giới Thổ Nhĩ Kỳ-Syria dài tới 900 kilo mét cho nên các phi đạn Patriot sẽ chỉ mang lại một sự bảo vệ tối thiểu cho Thổ Nhĩ Kỳ trước một cuộc tấn công liên tục của Damascus. Nhưng ông nói rằng việc bố trí các phi đạn này có ảnh hưởng lớn.
Ông Demir nói: "Các phi đạn này chỉ có tính chất tượng trưng. Các phi đạn này chỉ có mục đích đưa ra một thông điệp cho Syria là Thổ Nhĩ Kỳ chúng tôi không đơn độc. Chúng tôi đang sát cánh với các nước đồng minh Nato."
Ông Mustafa Kibraoglu, Chủ nhiệm Khoa Quan hệ Quốc tế của Đại học Okan ở Istanbul, nói rằng việc bố trí phi đạn của Nato sẽ có những tác động đáng kể. Ông cho rằng một hành động như vậy sẽ đánh dấu một sự thay đổi quan trọng về chiến lược của liên minh Nato và có những hậu quả vượt xa vụ khủng hoảng Syria.
Ông Kibraoglu nhận xét: "Đối với vùng Trung Đông, các nước đồng minh Âu châu lâu nay vẫn tỏ ra ngần ngại không muốn phô trương sự liên đới với Thổ Nhĩ Kỳ. Nhưng đây là lần đầu tiên các nước đồng minh của Thổ Nhĩ Kỳ ở Âu châu không ngần ngại như vậy mà dường như họ còn rất hăng hái, ít nhất là về mặt chính phủ. Đằng sau sự hăng hái này có thể không chỉ là vụ xung đột ở Syria, tình hình rối loạn ở Syria. Bởi vì khi nói tới những tình huống bất trắc có thể xảy ra thì điều đó có thể dính líu tới Israel và Iran. Vì chương trình hạt nhân của Iran và Israel đe dọa tấn công các cơ sở hạt nhân của Iran."
Ông Kibraoglu cho rằng phi đạn của Nato có thể được bố trí ở Thổ Nhĩ Kỳ trong nhiều năm.
Đây sẽ không phải là lần đầu tiên Nato đưa phi đạn Patriot tới Thổ Nhĩ Kỳ. Trong cuộc chiến Vùng Vịnh lần thứ nhất, các đơn vị phi đạn Patriot đã được triển khai dọc theo biên giới Iraq. Nhưng các nhà quan sát nói rằng nếu Nato chấp nhận yêu cầu mới nhất của Thổ Nhĩ Kỳ, thì kế hoạch bố trí phi đạn có thể đánh dấu một sự thay đổi lớn trong chiến lược của liên minh này đối với khu vực Trung Đông.