Ngoại trưởng Hoa Kỳ Hillary Clinton đã dừng chân tại Nigeria trong khuôn khổ chuyến công du 11 ngày tại 9 nước châu Phi. Ngoại trưởng Hoa Kỳ tái khẳng định điều bà gọi là đối tác chiến lược “cấp thiết” giữa hai nước, và đã đề nghị sự trợ giúp của Hoa Kỳ dành cho việc củng cố an ninh của Nigeria chống lại phe chủ chiến Hồi giáo Boko Haram.
Nigeria là đối tác thương mại lớn nhất của Hoa Kỳ ở châu Phi và là một trong 10 nước sản xuất dầu hàng đầu trên thế giới. Nhưng phần lớn dân chúng nước này sống trong cảnh nghèo khó và tình trạng tham nhũng tràn lan gây phương hại đến các nỗ lực phát triển.
Bà Clinton lập lại cam kết của Washington đối với quan hệ song phương và hậu thuẫn dành cho các cải cách của Nigeria, kể các nỗ lực chống tham nhũng. Ngoại trưởng Clinton nói:
“Chúng tôi thực sự tin rằng tương lai của Nigeria là vô giới hạn. Nhưng nhiệm vụ quan trọng nhất mà quý vị đang phải đương đầu là bảo đảm rằng có những cơ hội tốt hơn cho tất cả người dân Nigeria. Chúng tôi muốn hợp tác với quý vị và sẽ đứng về phía quý vị trong lúc quý vị thực hiện các cải cách và thực thi các quyết định gay go cần thiết.”
Bà Clinton đưa ra lời phát biểu tiếp theo các cuộc họp cấp cao với Tổng thống Nigeria Goodluck Jonathan và ban cố vấn an ninh cùng các bộ trưởng chính phủ của ông. Một giới chức Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ cho biết Hoa Kỳ đã đề nghị Nigeria “hòa hợp” các nỗ lực của cảnh sát, quân đội và các lực lượng an ninh khác. Người ta cho rằng một sự thiếu phối hợp và thiếu thông tin chia sẻ giữa các ngành khác nhau đang gây trở ngại cho cuộc chiến chống lại phe Hồi giao quá khích Boko Haram.
Một giới chức cấp cao khác của Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ tại cuộc họp nói rằng chính phủ Nigera “rất quan tâm” đến đề nghị và Hoa Kỳ sẽ gửi một phái đoàn đến để theo dõi tiếp. Ðề nghị bao gồm việc trợ giúp lực lượng an ninh Nigeria thành lập một “tổ tình báo hỗn hợp” để chia sẻ thông tin tốt hơn, dựa vào một mô hình mà Hoa Kỳ đã sử dụng và chia sẻ với nhiều quốc gia khác.
Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ cho hay Hoa Kỳ cũng đề nghị trợ giúp về pháp y và các cuộc thanh tra sau khi xảy ra những vụ tấn công, cũng như các phương pháp cải tiến về việc theo dõi và bắt giữ những kẻ bị nghi là phần tử chủ chiến.
Boko Haram thực hiện các cuộc đánh bom và nổ súng gần như hàng ngày ở bắc bộ Nigeria mà tổ chức Human Rights Watch cho rằng đã gây thiệt mạng cho 1 ngàn 400 người kể từ khi nhóm nay xuất hiện vào năm 2010.
Nigeria đã không ngăn chặn được cuộc đổ máu. Giới chỉ trích nói vụ chính phủ dùng quân đội trấn át ở miền Bắc đã khiến bạo lực leo thang và đe dọa gây mất ổn định tại quốc gia đông dân nhất châu Phi này cùng các lân quốc.
Tổng thống Jonathan đã cảm ơn chính quyền của ông Obama về “nhiệt tình” và sự hỗ trợ dành cho Nigeria, nhất là trong thời gian chuyển tiếp chính trị đầy xáo động sau cái chết của Tổng thống Umar Yar’Adua vào năm 2010. Tổng thống Jonathan nói:
“Sự hỗ trợ mà họ dành cho chúng tôi là một trong những yếu tố tạo ổn định cho nước này. Và khi chúng tôi nhấn mạnh rằng chúng tôi cần phải tiến hành các cuộc bầu cử tự do và công bằng, đó là phương sách duy nhất chúng tôi có thể ổn định hóa nền dân chủ - họ đã dành cho chúng tôi sự hỗ trợ tinh thần, kỹ thuật và đã giúp chúng tôi bảo đảm rằng chúng tôi tiến hành các cuộc bầu cử mà cả các quan sát viên trong nước cũng như quốc tế đều công nhận là rất ư tự do và công bằng.”
Một giới chức cấp cao của Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ cho biết Ngoại trưởng Clinton và Tổng thống Jonathan đã thảo luận nhiều về sự can thiệp khu vực theo đề nghị tại Mali, nơi các phần tử chủ chiến Hồi giáo đã chiếm quyền kiểm soát nửa phía bắc của đất nước, trong khi miền nam vẫn còn đắm chìm trong một cuộc khủng hoảng chính trị sau đảo chính.
Mali dự trù sẽ là điểm nổi bật trong các cuộc thảo luận không chính thức của bà Clinton với các nhà lãnh đạo khu vực tại Accra trong ngày hôm nay bên lề tang lễ của Tổng thống Ghana, ông John Atta Mills.
Bà Clinton sẽ kết thúc chuyến công du bằng chặng dừng ở Benin vào xế hôm nay.
Nigeria là đối tác thương mại lớn nhất của Hoa Kỳ ở châu Phi và là một trong 10 nước sản xuất dầu hàng đầu trên thế giới. Nhưng phần lớn dân chúng nước này sống trong cảnh nghèo khó và tình trạng tham nhũng tràn lan gây phương hại đến các nỗ lực phát triển.
Bà Clinton lập lại cam kết của Washington đối với quan hệ song phương và hậu thuẫn dành cho các cải cách của Nigeria, kể các nỗ lực chống tham nhũng. Ngoại trưởng Clinton nói:
“Chúng tôi thực sự tin rằng tương lai của Nigeria là vô giới hạn. Nhưng nhiệm vụ quan trọng nhất mà quý vị đang phải đương đầu là bảo đảm rằng có những cơ hội tốt hơn cho tất cả người dân Nigeria. Chúng tôi muốn hợp tác với quý vị và sẽ đứng về phía quý vị trong lúc quý vị thực hiện các cải cách và thực thi các quyết định gay go cần thiết.”
Bà Clinton đưa ra lời phát biểu tiếp theo các cuộc họp cấp cao với Tổng thống Nigeria Goodluck Jonathan và ban cố vấn an ninh cùng các bộ trưởng chính phủ của ông. Một giới chức Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ cho biết Hoa Kỳ đã đề nghị Nigeria “hòa hợp” các nỗ lực của cảnh sát, quân đội và các lực lượng an ninh khác. Người ta cho rằng một sự thiếu phối hợp và thiếu thông tin chia sẻ giữa các ngành khác nhau đang gây trở ngại cho cuộc chiến chống lại phe Hồi giao quá khích Boko Haram.
Một giới chức cấp cao khác của Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ tại cuộc họp nói rằng chính phủ Nigera “rất quan tâm” đến đề nghị và Hoa Kỳ sẽ gửi một phái đoàn đến để theo dõi tiếp. Ðề nghị bao gồm việc trợ giúp lực lượng an ninh Nigeria thành lập một “tổ tình báo hỗn hợp” để chia sẻ thông tin tốt hơn, dựa vào một mô hình mà Hoa Kỳ đã sử dụng và chia sẻ với nhiều quốc gia khác.
Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ cho hay Hoa Kỳ cũng đề nghị trợ giúp về pháp y và các cuộc thanh tra sau khi xảy ra những vụ tấn công, cũng như các phương pháp cải tiến về việc theo dõi và bắt giữ những kẻ bị nghi là phần tử chủ chiến.
Boko Haram thực hiện các cuộc đánh bom và nổ súng gần như hàng ngày ở bắc bộ Nigeria mà tổ chức Human Rights Watch cho rằng đã gây thiệt mạng cho 1 ngàn 400 người kể từ khi nhóm nay xuất hiện vào năm 2010.
Nigeria đã không ngăn chặn được cuộc đổ máu. Giới chỉ trích nói vụ chính phủ dùng quân đội trấn át ở miền Bắc đã khiến bạo lực leo thang và đe dọa gây mất ổn định tại quốc gia đông dân nhất châu Phi này cùng các lân quốc.
Tổng thống Jonathan đã cảm ơn chính quyền của ông Obama về “nhiệt tình” và sự hỗ trợ dành cho Nigeria, nhất là trong thời gian chuyển tiếp chính trị đầy xáo động sau cái chết của Tổng thống Umar Yar’Adua vào năm 2010. Tổng thống Jonathan nói:
“Sự hỗ trợ mà họ dành cho chúng tôi là một trong những yếu tố tạo ổn định cho nước này. Và khi chúng tôi nhấn mạnh rằng chúng tôi cần phải tiến hành các cuộc bầu cử tự do và công bằng, đó là phương sách duy nhất chúng tôi có thể ổn định hóa nền dân chủ - họ đã dành cho chúng tôi sự hỗ trợ tinh thần, kỹ thuật và đã giúp chúng tôi bảo đảm rằng chúng tôi tiến hành các cuộc bầu cử mà cả các quan sát viên trong nước cũng như quốc tế đều công nhận là rất ư tự do và công bằng.”
Một giới chức cấp cao của Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ cho biết Ngoại trưởng Clinton và Tổng thống Jonathan đã thảo luận nhiều về sự can thiệp khu vực theo đề nghị tại Mali, nơi các phần tử chủ chiến Hồi giáo đã chiếm quyền kiểm soát nửa phía bắc của đất nước, trong khi miền nam vẫn còn đắm chìm trong một cuộc khủng hoảng chính trị sau đảo chính.
Mali dự trù sẽ là điểm nổi bật trong các cuộc thảo luận không chính thức của bà Clinton với các nhà lãnh đạo khu vực tại Accra trong ngày hôm nay bên lề tang lễ của Tổng thống Ghana, ông John Atta Mills.
Bà Clinton sẽ kết thúc chuyến công du bằng chặng dừng ở Benin vào xế hôm nay.