Các nhà lãnh đạo trên toàn thế giới-từ Hoa Kỳ cho đến Pakistan-bày tỏ sự tổn thương và đề nghị hỗ trợ cho Na Uy tiếp sau những vụ tấn công gây nhiều tử vong làm rúng động nước này.
Tổng thống Barack Obama gọi điện thoại cho Thủ tướng Na Uy Jens Stoltenberg hôm thứ Bảy chia buồn đối với nhiều người vô tội Na Uy bị chết và bị thương trong vụ tấn công hôm thứ Sáu mà ông gọi là vô nghĩa và hứa giúp bất cứ những gì Hoa Kỳ có thể làm được.
Trước đó ngoại trưởng Hillary Clinton nói Hoa Kỳ sẵn sàng hỗ trợ Na Uy trong việc mang những kẻ chịu trách nhiệm ra trước công lý.
Thủ tướng Anh David Cameron gọi hai cuộc tấn công là “hoàn toàn khủng khiếp”, và nói nhân dân Anh sẽ đứng cùng với Na Uy trong những ngày khó khăn trước mắt.
Tại Đức, Thủ tướng Angela Merkel kêu gọi những người tin tưởng vào tự do đoàn kết chống lại hận thù. Bộ trưởng Ngoại giao Đức Guido Westerwell mô tả vụ tấn công là man rợ và nói không có gì để biện minh cho sự bạo động như thế.
Vatican cũng bày tỏ cảm tình đối với người dân Na Uy. Đại sứ của Đức Giáo Hoàng tại Na Uy gọi hai vụ tấn công này là điên rồ.
Đức Giáo Hoàng Benedith trong một thông điệp gởi vua Na Uy Harald nói ngài “đau buồn sâu sắc” trước sinh mạng bị mất mát và dâng lời cầu nguyện cho các nạn nhân và gia đình.
Và Pakistan - không lạ gì đối với những hành vi khủng bố - hôm thứ Bảy nói “hoàn toàn bày tỏ cảm tình đối với chính phủ và nhân dân Na Uy”.
Tổng Thư Ký Liên Hiệp Quốc Ban Ki-moon cũng bày tỏ sự chia buồn của ông đối với Thủ tướng Stoltenberg và gia đình các nạn nhân.
Ông nói Liên Hiệp Quốc đứng về phía nhân dân Na Uy. Trong một tuyên bố, Hội Đồng Bảo An Liên Hiệp Quốc lên án với những lời lẽ mạnh mẽ điều mà Hội đồng gọi là “những hành vi kinh tởm này” và nói các thành viên hội đồng tái xác nhận khủng bố là một trong những mối đe dọa nghiêm trọng nhất đối với hòa bình và an ninh quốc tế.
Liên quan
Đọc nhiều nhất
1