Tổ chức Y tế Thế giới WHO cảnh báo rằng ô nhiễm không khí đang trở nên tệ hại hơn ở nhiều thành phố trên khắp thế giới, gây nguy cơ về sức khỏe cho hàng triệu nguời.
Trong cuộc khảo cứu lớn nhất được thực hiện từ trước đến nay về tình trạng ô nhiễm không khí ở các thành thị, dữ liệu của một cuộc thăm dò thực hiện tại 1.600 thành phố khắp 91 quốc gia cho thấy dân chúng sống trong các thành phố này đang hít thở không khí bẩn. Tổ chức Y tế Thế giới nói sự kiện này gây nguy cơ cho hàng triệu người bị các vấn đề sức khỏe dài hạn và nghiêm trọng.
Giám đốc về Y tế Công cộng và Môi trường của WHO, bà Maria Neira gọi đây là một vấn đề y tế công cộng quan trọng.
Bà nói: “Tình hình chúng ta có trước mặt nói cho chúng ta biết rằng điều không may là trên toàn cầu, tình hình ô nhiễm không khí xấu hơn, ngoại trừ ở các quốc gia có thu nhập cao, nơi dự kiến tình hình sẽ được cải thiện. Nhưng con số này tiêu biểu có 12 phần trăm dân số sống ở các thành thị.”
Tổ chức Y tế Thế giới ước tính 3,7 triệu người dưới 60 tuổi đã chết yểu vì ô nhiễm không khí ngoài trời vào năm 2012. Tổ chức này nói gần 90 phần trăm trong số những cái chết này xảy ra ở các nước có thu nhập thấp và trung bình, với con số lớn nhất ở các vùng Tây Thái Bình Dương và Ðông nam châu Á.
Các giới chức y tế nói không khí xấu làm tăng thêm nguy cơ chết vì đau tim và đột quỵ, cũng như các chứng bệnh về hô hấp và ung thư.
Cuộc khảo cứu nói một số yếu tố nằm sau sự gia tăng ô nhiễm không khí. Các yếu tố này gồm việc dựa vào nhiên liệu hóa thạch, như các nhà máy chạy bằng than đá, sự lệ thuộc vào xe hơi, việc sử dụng năng lượng thiếu hiệu quả trong các tòa cao ốc, và việc sử dụng nhiên liệu sinh khối để nấu ăn và sưởi nóng.
Phối hợp viên về các Biện pháp Can thiệp vì Môi trường Lành mạnh của WHO, ông Carlos Dora, nói khác với nước và quản lý chất thải, không ai có thể lập ra một nhà máy xử lý để lọc khử không khí xấu, nhưng các thành phố có thể tiến hành các biện pháp khác.
Ông Dora nói: “Các thành phố có nhiều chính sách mà họ có thể kiểm soát được, nằm trong các cao ốc, đặc biệt là các cao ốc tiết kiệm năng lượng, vận chuyển, sử dụng đất có tác dụng rất quan trọng đến chất lượng không khí và sức khỏe của công chúng.”
Cuộc khảo cứu nhận thấy một số thành phố đang cải thiện chất lượng không khí qua các biện pháp chính sách khác nhau.
Các biện pháp đó gồm việc cấm sử dụng than đá để sưởi trong các cao ốc, cùng nhiên liệu sạch hoặc có thể tái tạo để sản xuất điện, và cải thiện hiệu năng của các động cơ xe hơi.
Tổ chức y tế Thế giới liệt kê Copenhagen và Bogota là hai thành phố đã hạ thấp mức ô nhiễm xuống qua điều gọi là “chuyên chở tích cực.” Ðó là xây dựng các hệ thống chuyên chở công cộng ở đô thị và cổ động việc đi bộ và đi xe đạp thay vì đi xe hơi.
Trong cuộc khảo cứu lớn nhất được thực hiện từ trước đến nay về tình trạng ô nhiễm không khí ở các thành thị, dữ liệu của một cuộc thăm dò thực hiện tại 1.600 thành phố khắp 91 quốc gia cho thấy dân chúng sống trong các thành phố này đang hít thở không khí bẩn. Tổ chức Y tế Thế giới nói sự kiện này gây nguy cơ cho hàng triệu người bị các vấn đề sức khỏe dài hạn và nghiêm trọng.
Giám đốc về Y tế Công cộng và Môi trường của WHO, bà Maria Neira gọi đây là một vấn đề y tế công cộng quan trọng.
Bà nói: “Tình hình chúng ta có trước mặt nói cho chúng ta biết rằng điều không may là trên toàn cầu, tình hình ô nhiễm không khí xấu hơn, ngoại trừ ở các quốc gia có thu nhập cao, nơi dự kiến tình hình sẽ được cải thiện. Nhưng con số này tiêu biểu có 12 phần trăm dân số sống ở các thành thị.”
Tổ chức Y tế Thế giới ước tính 3,7 triệu người dưới 60 tuổi đã chết yểu vì ô nhiễm không khí ngoài trời vào năm 2012. Tổ chức này nói gần 90 phần trăm trong số những cái chết này xảy ra ở các nước có thu nhập thấp và trung bình, với con số lớn nhất ở các vùng Tây Thái Bình Dương và Ðông nam châu Á.
Các giới chức y tế nói không khí xấu làm tăng thêm nguy cơ chết vì đau tim và đột quỵ, cũng như các chứng bệnh về hô hấp và ung thư.
Cuộc khảo cứu nói một số yếu tố nằm sau sự gia tăng ô nhiễm không khí. Các yếu tố này gồm việc dựa vào nhiên liệu hóa thạch, như các nhà máy chạy bằng than đá, sự lệ thuộc vào xe hơi, việc sử dụng năng lượng thiếu hiệu quả trong các tòa cao ốc, và việc sử dụng nhiên liệu sinh khối để nấu ăn và sưởi nóng.
Phối hợp viên về các Biện pháp Can thiệp vì Môi trường Lành mạnh của WHO, ông Carlos Dora, nói khác với nước và quản lý chất thải, không ai có thể lập ra một nhà máy xử lý để lọc khử không khí xấu, nhưng các thành phố có thể tiến hành các biện pháp khác.
Ông Dora nói: “Các thành phố có nhiều chính sách mà họ có thể kiểm soát được, nằm trong các cao ốc, đặc biệt là các cao ốc tiết kiệm năng lượng, vận chuyển, sử dụng đất có tác dụng rất quan trọng đến chất lượng không khí và sức khỏe của công chúng.”
Cuộc khảo cứu nhận thấy một số thành phố đang cải thiện chất lượng không khí qua các biện pháp chính sách khác nhau.
Các biện pháp đó gồm việc cấm sử dụng than đá để sưởi trong các cao ốc, cùng nhiên liệu sạch hoặc có thể tái tạo để sản xuất điện, và cải thiện hiệu năng của các động cơ xe hơi.
Tổ chức y tế Thế giới liệt kê Copenhagen và Bogota là hai thành phố đã hạ thấp mức ô nhiễm xuống qua điều gọi là “chuyên chở tích cực.” Ðó là xây dựng các hệ thống chuyên chở công cộng ở đô thị và cổ động việc đi bộ và đi xe đạp thay vì đi xe hơi.