Đường dẫn truy cập

Sự gắn kết của ASEAN gặp thách thức


Các nước trong Hiệp Hội Các Quốc gia Ðông Nam Á ASEAN
Các nước trong Hiệp Hội Các Quốc gia Ðông Nam Á ASEAN
Hội nghị Thượng đỉnh mới đây của Hiệp Hội Các Quốc gia Ðông Nam Á, gọi tắt là ASEAN, qua nhiều cách đã bộc lộ một tình huống cam go không những đối với vấn đề an ninh khu vực giữa lúc các tranh chấp chủ quyển ở Biển Ðông đang trở nên ngày càng nghiêm trọng mà còn đối với tương lai gắn kết của tổ chức khu vực này.

Kể từ năm 2010, ASEAN gặp phải áp lực lớn khi phải chứng tỏ vai trò là tổ chức khu vực trong việc giải quyết các tranh chấp chủ quyền chồng chéo nhau ở Biển Ðông, trong đó các tranh chấp gây cấn nhất là giữa Việt Nam, Philippines và Trung Quốc.

Hoạt động trên nguyên tắc tham khảo và đồng thuận, tổ chức khu vực này đang tỏ ra thiếu sự kết nối cần thiết, thiếu những quy định bắt buộc, và không có các cơ chế để thực thi các nguyên tắc đa phương và hợp tác giải quyết những vấn đề liên quan đến tranh chấp chủ quyền trên Biển Ðông.

Bình luận đăng trên Asia Times hôm nay, thứ Tư, nói nhiều nhà phân tích đồng ý rằng vài trò chủ tịch luân phiên ASEAN của Campuchia năm nay đã gây ít nhiều thiệt hại đối với những thành quả đạt được về định chế và hợp tác đa phương của tổ chức khu vực này.

Trong khi đó, Việt Nam và Philippines cũng bị tố giác là tìm cách đẩy ASEAN vào cuộc đối đầu với Trung Quốc, vốn là đối tác thương mại lớn nhất của khu vực, đồng thời tìm cách đưa ASEAN vào trật tự khu vực theo cách sắp xếp của Hoa Kỳ.

Tờ Nhân dân Nhật báo của Trung Quốc hôm nay nói rằng ASEAN đang trong tình huống cấp bách trước những thay đổi về chính trị và kinh tế của khu vực Ðông Á. Hai yếu tố ảnh hưởng đến chiều hướng của ASEAN là sự phát triển nhanh chóng của Trung Quốc, và chính sách quay trở lại châu Á của Hoa Kỳ.

Nhật báo của Trung Quốc nói tiếp rằng ASEAN đang ngày càng phụ thuộc vào Trung Quốc không những về kinh tế mà còn về quân sự và an ninh, trong khi một số quốc gia ASEAN lại cố đặt hy vọng vào Hoa Kỳ, và điều đó sẽ không duy trì được lâu dài.

Cũng theo bài báo này thì ASEAN không nên chọn lấy nước nào giữa Trung Quốc hay Hoa Kỳ, mà nên có một tiếng nói lớn hơn đối với các vấn đề quốc tế và tự cất lên tiếng nói của chính mình về kinh tế, kiên định với xu hướng phát triển theo mô hình đa cực của thế giới.

Ðó là những lý do mà một số nhà phân tích tin Hội nghị Thượng đỉnh ASEAN 2012 vừa kết thúc có thể được xem như một thời điểm có tính chất sinh tử của tổ chức khu vực này.

Nguồn: Asia Times, People’s Daily

VOA Express

XS
SM
MD
LG