Blogger Mẹ Nấm nhận Giải thưởng Tự do Báo chí Quốc tế 2018
#VOATIENGVIET Tin tức: http://www.facebook.com/VOATiengViet, http://www.youtube.com/VOATiengVietVideo, http://www.voatiengviet.com. Nếu không vào được VOA, xin các bạn hãy vào http://vn3000.com để vượt tường lửa. Ủy ban Bảo vệ Ký giả (CPJ) ngày 20/10 long trọng tổ chức lễ trao giải thưởng Tự do Báo chí Quốc tế năm 2018 tại khách sạn Grand Hyatt thành phố New York, Hoa Kỳ. Blogger Mẹ Nấm- Nguyễn Ngọc Như Quỳnh là một trong bốn cá nhân vinh dự nhận được giải thưởng danh giá này. Xuất hiện trong lễ trao giải với bộ áo dài màu tím, nhà tranh đấu cho tự do dân chủ của Việt Nam nhận được nhiều sự quan tâm của các quan khách đến tham dự sự kiện. Một phần bởi chị là người Châu Á duy nhất nhận được giải thưởng Tự do Báo chí Quốc tế năm nay, và hơn thế nữa, khi giải thưởng được công bố vào tháng Sáu năm 2018, có lẽ ít ai nghĩ rằng chị có thể tới New York để nhận giải bởi lúc đó chị đang thi hành án tù 10 năm tại Việt Nam với tội danh Tuyên truyền chống nhà nước. Chị vừa được phóng thích vào tháng trước và bị Hà Nội tống xuất thẳng từ trại giam sang Mỹ lưu vong. Chia sẻ cảm xúc với phóng viên VOA, chị Quỳnh cho biết Phỏng vấn Nguyễn Ngọc Như Quỳnh: “Cảm xúc bây giờ vừa vui vừa buồn. Vui là bởi vì ít nhất bây giờ cộng đồng quốc tế cũng đã ghi nhận những nỗ lực của Quỳnh, hay là của tất cả các anh chị em mạng lưới blogger Việt nam khác khi có cái giải thưởng tự do báo chí năm 2018 này. Nhưng mà buồn vì cái mục đích của Quỳnh không phải là hít thở không khí tự do mà lại phải sống xa quê hương như thế này.” Kể từ khi đặt chân xuống Hoa Kỳ, blogger Mẹ Nấm đã tập trung thời gian cho những chuyến tiếp xúc với chính quyền, báo giới Mỹ và các tổ chức bảo vệ nhân quyền quốc tế, giữ lời hứa “sẽ không lặng thinh” để thế giới biết đến nhiều hơn tình trạng vi phạm nhân quyền, tự do báo chí tại Việt Nam. Chị Đặng Thị Thanh Chi, một người đồng hành với Mẹ Nấm trong suốt khoảng thời gian vừa qua tại Mỹ cho biết: Phỏng vấn chị Đặng Thị Thanh Chi: “Trong suốt một tuần lễ, Mẹ Nấm tuy còn rất là mệt, nhưng đã cố gắng để vào Quốc hội gặp rất là nhiều những thượng nghị sĩ, cũng như một số những cơ quan nhân quyền quốc tế khác, Bộ Ngoại giao cũng đã gặp Mẹ Nấm hai lần để chị lên tiếng vận động cho chị Trần Thị Nga và hai đứa con còn kẹt nơi quê nhà” Ngay cả trong bài phát biểu lúc nhận giải, Mẹ Nấm cũng đã giành một phần thời lượng để kêu gọi cộng đồng quốc tế quan tâm đến trường hợp chị Trần Thị Nga, một tù nhân lương tâm đang chịu án 9 năm tù tại Việt Nam về cùng tội danh ‘Tuyên truyền chống nhà nước.’ Bài phát biểu của Mẹ Nấm Trước giải Tự do Báo chí Quốc tế 2018, blogger Mẹ Nấm-Nguyễn Ngọc Như Quỳnh từng nhận được giải Hellman/Hammett 2010 của tổ chức Theo dõi Nhân quyền dành cho những ngòi bút can đảm trên thế giới, giải thưởng Người Bảo vệ Dân quyền năm 2015 từ tổ chức Civil Rights Defenders, và gần đây nhất là giải thưởng Phụ nữ Quốc tế Can đảm 2017 do Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ vinh danh. Tuy nhiên, đây là lần đầu tiên người phụ nữ này được lên sân khấu nhận giải thưởng dành cho mình. Phỏng vấn Nguyễn Ngọc Như Quỳnh: “Quỳnh nghĩ là giải thưởng này nó sẽ không thay đổi cuộc sống của Quỳnh, nó chỉ góp phần cho Quỳnh đưa tiếng nói mình đi xa hơn đến với cộng đồng quốc tế để hỗ trợ các bạn, các thành viên mạng lưới blogger Việt Nam có thể hoàn tất cái mục tiêu tự do cho Việt Nam.” Giải thưởng Tự do Báo chí Quốc tế thường niên được Ủy ban Bảo vệ Ký giả trao tặng cho những nhà báo đã và đang phải đối diện với các hành động pháp lý, bị tấn công thân thể, bị đe dọa và bị bắt bớ để trả thù vì những việc làm của họ. Năm nay, bên cạnh Mẹ Nấm, giải Tự do Báo chí Quốc tế 2018 còn được trao cho nhà báo Luz Mely Reyes đến từ Venezuela, nhà báo Anastasiya Stanko đến từ Ukraine, và nhà báo Amal Khalifa Idris Habbani đến từ Sudan.
Multimedia
-
19 Tháng 1, 2025
Trump thề sẽ hủy bỏ lệnh cấm khoan dầu ngoài khơi của Biden
-
18 Tháng 1, 2025
Cử tri Mỹ trông đợi nhiệm kỳ mới của Donald Trump
-
17 Tháng 1, 2025
Lệnh cấm TikTok ở Mỹ sắp có hiệu lực