Tổng thống Bashar al-Assad của Syria nói rằng ông nhất quyết không bỏ nước ra đi và cảnh báo chống lại sự can thiệp quân sự của nước ngoài.
Trong cuộc phỏng vấn dành cho đài truyền hình Nước Nga Ngày Nay, ông Assad nói rằng cuộc can thiệp sẽ có hiệu ứng domino, ảnh hưởng tới phần còn lại của thế giới. Ông cũng nói rằng ông không phải là “bù nhìn” và sẽ sống chết ở Syria.
Đài truyền hình Nước Nga Ngày Nay đã đăng tải các trích đoạn của cuộc phỏng vấn trên trang web của họ ngày hôm nay. Họ không cho biết cuộc phỏng vấn được thực hiện lúc nào, nhưng họ sẽ phát thanh toàn bộ cuộc phỏng vấn vào ngày mai.
Hồi đầu tuần này, Thủ tướng Anh David Cameron gợi ý rằng ông Assad có thể được an toàn rời khỏi Syria nếu điều đó mang lại sự kết thúc cho cuộc nội chiến Syria.
Trong khi đó, các thành viên của phe đối lập Syria đang thảo luận tại Qatar về một kế hoạch nhằm lập ra một hội đồng qui tụ các chiến binh nổi dậy và những nhân vật chính trị tìm cách lật đổ Tổng thống Bashar al-Assad.
Hội đồng được đề nghị này sau đó sẽ lập ra một chính phủ lâm thời và phối hợp hoạt động với cánh quân sự của phe nổi dậy. Kế hoạch này sẽ dành riêng khoảng 1/3 ghế cho các thành viên của Hội đồng Quốc gia Syria, một tổ chức chính của phe đối lập ở nước ngoài.
Trước cuộc họp ngày hôm nay, Hội đồng Quốc gia Syria đã bầu ban lãnh đạo gồm 40 người, nhưng các giới chức nói rằng số thành viên có thể sẽ gia tăng vì không có phụ nữ nào được chọn.
Hoa Kỳ cho biết họ muốn phe đối lập Syria có tổ chức bao gồm Hội đồng Quốc gia Syria và các nhóm khác. Tuần trước Ngoại trưởng Hillary Clinton nói rằng Hội đồng Quốc gia Syria không còn có thể được xem là thành phần lãnh đạo nổi bật của phe đối lập.
Trong khi đó, truyền thông Thổ Nhĩ Kỳ cho biết Thổ Nhĩ Kỳ đã ra lệnh cho một chiếc máy bay Mỹ bay đi Syria phải hạ cánh ở thành phố Erzurum ở miền đông Thổ Nhĩ Kỳ để kiểm tra hàng hóa.
Đây là lần thứ nhì Thổ Nhĩ Kỳ chận một chiếc máy bay Mỹ đang bay trong không phận của họ, trong lúc họ tìm cách ngăn không cho trang thiết bị quân sự được chở tới Syria. Có tin nói rằng chiếc máy bay này chở hàng cứu trợ.
Hôm qua, Thổ Nhĩ Kỳ cho biết họ sẽ yêu cầu liên minh Nato bố trí phi đạn phòng không Patriot dọc theo biên giới với Syria để đề phòng trường hợp bạo động lan sang lãnh thổ của họ.
Cuộc xung đột Syria giờ đây đã bước sang tháng thứ 20. Khoảng 36.000 người đã thiệt mạng trong lúc vụ đàn áp của chính phủ nhắm vào người biểu tình đã biến thành một cuộc nội chiến.
Người đứng đầu Hội Hồng Thập Tự Quốc Tế, ông Peter Maurer, hôm nay nói rằng tình hình nhân đạo ở Syria đang mỗi ngày một tệ hơn và tổ chức từ thiện của ông không thể thỏa mãn nhu cầu ngày càng tăng của các thường dân ở Syria.
Trong cuộc phỏng vấn dành cho đài truyền hình Nước Nga Ngày Nay, ông Assad nói rằng cuộc can thiệp sẽ có hiệu ứng domino, ảnh hưởng tới phần còn lại của thế giới. Ông cũng nói rằng ông không phải là “bù nhìn” và sẽ sống chết ở Syria.
Đài truyền hình Nước Nga Ngày Nay đã đăng tải các trích đoạn của cuộc phỏng vấn trên trang web của họ ngày hôm nay. Họ không cho biết cuộc phỏng vấn được thực hiện lúc nào, nhưng họ sẽ phát thanh toàn bộ cuộc phỏng vấn vào ngày mai.
Hồi đầu tuần này, Thủ tướng Anh David Cameron gợi ý rằng ông Assad có thể được an toàn rời khỏi Syria nếu điều đó mang lại sự kết thúc cho cuộc nội chiến Syria.
Trong khi đó, các thành viên của phe đối lập Syria đang thảo luận tại Qatar về một kế hoạch nhằm lập ra một hội đồng qui tụ các chiến binh nổi dậy và những nhân vật chính trị tìm cách lật đổ Tổng thống Bashar al-Assad.
Hội đồng được đề nghị này sau đó sẽ lập ra một chính phủ lâm thời và phối hợp hoạt động với cánh quân sự của phe nổi dậy. Kế hoạch này sẽ dành riêng khoảng 1/3 ghế cho các thành viên của Hội đồng Quốc gia Syria, một tổ chức chính của phe đối lập ở nước ngoài.
Trước cuộc họp ngày hôm nay, Hội đồng Quốc gia Syria đã bầu ban lãnh đạo gồm 40 người, nhưng các giới chức nói rằng số thành viên có thể sẽ gia tăng vì không có phụ nữ nào được chọn.
Hoa Kỳ cho biết họ muốn phe đối lập Syria có tổ chức bao gồm Hội đồng Quốc gia Syria và các nhóm khác. Tuần trước Ngoại trưởng Hillary Clinton nói rằng Hội đồng Quốc gia Syria không còn có thể được xem là thành phần lãnh đạo nổi bật của phe đối lập.
Trong khi đó, truyền thông Thổ Nhĩ Kỳ cho biết Thổ Nhĩ Kỳ đã ra lệnh cho một chiếc máy bay Mỹ bay đi Syria phải hạ cánh ở thành phố Erzurum ở miền đông Thổ Nhĩ Kỳ để kiểm tra hàng hóa.
Đây là lần thứ nhì Thổ Nhĩ Kỳ chận một chiếc máy bay Mỹ đang bay trong không phận của họ, trong lúc họ tìm cách ngăn không cho trang thiết bị quân sự được chở tới Syria. Có tin nói rằng chiếc máy bay này chở hàng cứu trợ.
Hôm qua, Thổ Nhĩ Kỳ cho biết họ sẽ yêu cầu liên minh Nato bố trí phi đạn phòng không Patriot dọc theo biên giới với Syria để đề phòng trường hợp bạo động lan sang lãnh thổ của họ.
Cuộc xung đột Syria giờ đây đã bước sang tháng thứ 20. Khoảng 36.000 người đã thiệt mạng trong lúc vụ đàn áp của chính phủ nhắm vào người biểu tình đã biến thành một cuộc nội chiến.
Người đứng đầu Hội Hồng Thập Tự Quốc Tế, ông Peter Maurer, hôm nay nói rằng tình hình nhân đạo ở Syria đang mỗi ngày một tệ hơn và tổ chức từ thiện của ông không thể thỏa mãn nhu cầu ngày càng tăng của các thường dân ở Syria.