Đường dẫn truy cập

Wikipedia của Nga đóng 1 ngày phản đối luật Internet mới


Trên trang nhà của mạng Wikipedia - Nga hôm thứ Ba người ta thấy xuất hiện một logo bị xóa đen và một thông điệp cho biết các nhà lập pháp đang cứu xét một “đạo luật về thông tin”
Trên trang nhà của mạng Wikipedia - Nga hôm thứ Ba người ta thấy xuất hiện một logo bị xóa đen và một thông điệp cho biết các nhà lập pháp đang cứu xét một “đạo luật về thông tin”
Trang mạng Wikipedia tiếng Nga quyết định đóng cửa một ngày hôm thứ Ba để phản đối luật mới cho phép chính phủ Nga ghi vào sổ đen một số trang mạng nhất định.

Viện Duma, cơ quan lập pháp của Nga đang cứu xét việc sửa đổi một đạo luật bảo vệ trẻ em, tu chính án này sẽ ngăn chặn những trang mạng cung cấp thông tin hoặc hình ảnh ấu dâm, khuyến khích thiếu niên quyên sinh hay sử dụng ma túy.

Trên trang nhà của mạng Wikipedia - Nga hôm thứ Ba người ta thấy xuất hiện một logo bị xóa đen, và một thông điệp cho biết các nhà lập pháp đang cứu xét một “đạo luật về thông tin” có thể đưa đến nạn kiểm duyệt Internet ngoài vòng pháp luật tại Nga.

Wikipedia- Nga so sánh luật này với luật của Trung Quốc dùng tường lửa để hạn chế mạng Internet và kêu gọi độc giả chống biện pháp này.

Ông Jay Waish, một phát ngôn viên của Hội Wikimedia, tổ chức điều hành trang mạng Wikipedia, nói các nhà biên tập Nga của mạng thông tin Wikipedia, vốn hoàn toàn do những người tình nguyện đóng góp, đã tự quyết định đóng cửa trang này trong một ngày.

Ông nói các biên tập viên Nga coi luật mới là một mối đe dọa đối với quyền tự do đóng góp và tự do phát tán thông tin của họ.

Bà Nina Ogninova là Điều phối viên của Ủy ban Bảo vệ các Nhà báo đặc trách Châu Âu và Trung Á. Bà nói luật mới là biện pháp mới nhất trong một loạt những hành động đàn áp tự do ngôn luận tại Nga, bên cạnh những khoản tiền phạt nặng đối với những người tổ chức biểu tình, và các qui định mới đối với các tổ chức phi chính phủ.

Bà Ogninova gọi mạng Internet là “thành trì cuối cùng của tự do báo chí và tự do ngôn luận tại Nga,” một diễn đàn cho những quan điểm thay thế, trong một quốc gia nơi mà các tác phẩm in ấn và truyền thông truyền hình bị chính phủ kiểm soát chặt chẽ.

Bà Ognianova nói dự luật đang được cứu xét “có những ngôn từ mập mờ’, có thể được nhà chức trách sử dụng để đàn áp những người bênh vực các quyền dân sự và bày tỏ quan điểm bị chính phủ coi là không chấp nhận được.

Tu chính án gây nhiều tranh cải ngay cả trong giới có thẩm quyền của Nga. Bộ trưởng Thông tin Nicolai Nikiforov đã dùng trang xã hội Twitter của ông để chỉ trích dự luật này—và quyết định ngưng hoạt động một ngày của Wikipedia.

Hội đồng nhân quyền Nga, một cơ quan tư vấn cho chính phủ—cũng lên tiếng chống lại luật này, nói rằng nó có thể dẫn đến việc “ngăn chặn bừa bãi” các trang mạng có nội dung hợp pháp.

Những người ủng hộ dự luật nói luật này chỉ nhằm bảo vệ trẻ em, tránh những thông tin có thể gây hại cho sức khỏe và sự phát triển của các em.

Viện Duma sẽ cứu xét lại lần thứ nhì dự luật gây tranh cãi này trong ngày thứ Tư.

Tin Vắn Thế Giới

XS
SM
MD
LG