Đường dẫn truy cập

Triều Tiên sửa đổi hiến pháp để củng cố chế độ Kim Jong Un


Tư liệu: TT Trump gặp lãnh tụ Triều Tiên Kim Jong Un tại vùng phi quân sự phân cách hai miền bán đảo Triều Tiên, tại Bàn Môn Điếm, ngày 30/6/2019.
Tư liệu: TT Trump gặp lãnh tụ Triều Tiên Kim Jong Un tại vùng phi quân sự phân cách hai miền bán đảo Triều Tiên, tại Bàn Môn Điếm, ngày 30/6/2019.

Quốc hội Triều Tiên đã phê chuẩn những thay đổi hiến pháp để củng cố vị thế của Lãnh tụ Kim Jong Un trong tư cách nguyên thủ quốc gia kiêm Tổng Tư Lệnh quân đội, truyền thông nhà nước Triều Tiên cho biết hôm thứ Năm 29/8.

Động thái này diễn ra sau khi ông Kim được chính thức đề cử vào chức vụ nguyên thủ quốc gia kiêm tổng tư lệnh quân đội theo hiến pháp mới của Triều Tiên vào tháng 7, mà giới phân tích nhận định có thể nhằm mục đích chuẩn bị một hòa ước với Hoa Kỳ.

Từ lâu miền Bắc bán đảo Triều Tiên đã vận động một hiệp định hòa bình với Hoa Kỳ để bình thường hóa bang giao và chấm dứt tình trang chiến tranh vẫn hiện hữu từ sau Chiến tranh Triều Tiên 1950-1953, vì chiến tranh này đã chấm dứt với một cuộc đình chiến, chứ không phải một hiệp định hòa bình.

Hãng thông tấn nhà nước KCNA trích lời Choe Ryong Hae, chủ tịch Hội đồng nhân dân tối cao, tức quốc hội, nói.

“Quy chế pháp lý của lãnh tụ Kim “lại càng được củng cố để đảm bảo độc quyền cai trị của Lãnh tụ Tối cao đối với mọi vấn đề quốc gia.”

Theo hiến pháp mới, ông Kim, trong cương vị Chủ tịch Ủy ban các vấn đề nhà nước (SAC), cơ quan quyền lực hàng đầu được thành lập vào năm 2016, là đại diện tối cao của tất cả mọi công dân Triề Tiên.

Các sửa đổi hiến pháp hôm thứ Năm dường như xác nhận rằng hệ thống pháp lý của Triều Tiên giờ đã chính thức công nhận ông Kim là nguyên thủ quốc gia.

Hiến pháp mới trao quyền cho ông Kim ban hành các sắc lệnh lập pháp, nghị định và quyết định bổ nhiệm hay triệu hồi phái viên ngoại giao, theo KCNA.

Ông Cheong Seong-chang, một thành viên cấp cao tại Viện nghiên cứu Sejong, nhận định:

“Với sửa đổi hiến pháp mới nhất, ông Kim Jong Un hồi sinh lại hệ thống cai trị của ông nội ông, và trở thành nguyên thủ quốc gia.”

Kim Jong Un là lãnh tụ thuộc thế hệ thứ ba của một chế độ gia đình trị, và trên thực tế, đã cai trị Triều Tiên bằng bàn tay sắt. Chính thức đổi chức vụ không thay đổi gì trong đường lối ông nắm quyền lực.

Trong khi đó, không có tiến bộ đáng kể nào về mục tiêu của Hoa Kỳ, tăng sức ép để buộc Triều Tiên từ bỏ chương trình vũ khí hạt nhân, bất chấp đã có ba cuộc gặp giữa Tổng thống Trump với ông Kim.

Ông Trump từng cho biết ông và ông Kim đã đồng ý tại cuộc họp sau cùng là sẽ nối lại đàm phán, thế nhưng điều này chưa xảy ra vì Triều Tiên tiến hành nhiều vụ thử nghiệm tên lửa, và còn tố cáo Washington là phá vỡ cam kết sẽ đình chỉ các cuộc tập trận chung với Hàn Quốc.

Tin Vắn Thế Giới

XS
SM
MD
LG