‘Im lặng là vàng’ cho tới khi có kết quả chính thức
Nhiều nguyên thủ quốc gia, thủ tướng, tổng thống, đang đối mặt với câu hỏi hóc búa: Tuyên bố gì sau ngày bầu cử Mỹ?
Hãng tin Reuters dẫn lời một cố vấn cho một nguyên thủ một quốc gia Bắc Âu, rằng “Chúng tôi ngồi trên tay mình một ít thời gian nữa sau ngày bầu cử [Mỹ].”
Điều này cũng xảy ra với Tổng thống Brazil, Jair Bolsonaro, là “không nói gì hết cho đến khi có kết quả chính thức.”
Giới ngoại giao và cố vấn Brazil khuyên ông Bolsonaro khoan vội ra thông báo liên quan đến kết quả bầu cử, ngay cả trong trường hợp cả Trump và Biden đều tuyên bố chiến thắng.
Phóng viên VOA có mặt tại điểm bỏ phiếu ở trường trung học Wheaton, quận hạt Montgomery để phỏng vấn chị Phương Dung, một cử tri bỏ phiếu ủng hộ cho ông Biden.
TT Trump: Không chuẩn bị sẵn bài phát biểu chiến thắng hay thua cuộc
Tổng thống Trump hôm 3/11 nói rằng ông không chuẩn bị sẵn một bài phát biểu đón nhận chiến thắng hay chấp nhận chiến bại.
Trả lời câu hỏi của một nhà báo hỏi tại trụ sở Uỷ ban Quốc gia của Đảng Cộng hoà ở Arlington, bang Virginia, về việc liệu ông có viết sẵn bài phát biểu tiếp nhận hay nhượng quyền hay chưa, ông Trump trả lời: “Không, tôi chưa nghĩ đến bài phát biểu thua cuộc hay chiến thắng”.
“Hy vọng chúng tôi sẽ chỉ làm một trong hai điều đó. Bạn biết đấy, chiến thắng thì rất dễ dàng. Còn thua cuộc không bao giờ là dễ dàng cả. Đối với tôi thì không”, tổng thống Mỹ nói thêm.
(Theo CNN)
Giám đốc Bộ Nội An Mỹ: Không có bằng chứng ‘yếu tố nước ngoài’ tác động phiếu bầu
Quyền Bộ trưởng Bộ An ninh Nội địa Hoa Kỳ, Chad Wolf, hôm 3/11 cho biết không có bằng chứng nào cho thấy có “yếu tố nước ngoài” gây tổn hại đến phiếu bầu của người dân Mỹ trong cuộc bầu cử tổng thống năm nay, theo Reuters.
Khẳng định của giới chức Mỹ được đưa ra khi người dân Mỹ bắt đầu ngày bỏ phiếu cuối cùng trong một chiến dịch bầu cử vẫn bị lo ngại về sự can thiệp của nước ngoài.
“Chúng tôi không có dấu hiệu nào cho thấy có yếu tố nước ngoài thành công trong việc thao túng bất kỳ phiếu bầu nào trong cuộc bầu cử này”, Reuters dẫn lời ông Wolf nói trong một cuộc họp báo trực tuyến.
Mối lo lắng về thế lực nước ngoài tìm cách can thiệp vào cuộc bỏ phiếu năm 2020 đã lan truyền kể từ cuộc bầu cử năm 2016, khi tin tặc Nga tung hàng chục nghìn email lên mạng để tìm cách thu hút lá phiếu của cử tri về phía ứng cử viên đảng Cộng hòa Donald Trump và tránh bầu cho đối thủ đảng Dân chủ Hillary Clinton.
Mặc dù chính phủ Hoa Kỳ và các công ty an ninh mạng tư nhân gần đây có cảnh báo về những nỗ lực của các tổ chức ở Nga, Trung Quốc và Iran nhằm theo dõi những người liên quan đến cuộc bầu cử Hoa Kỳ, nhưng chưa có vụ nào có quy mô như năm 2016 được phát hiện.
(Theo Reuters)