Đường dẫn truy cập

Vận động viên không được tuyên truyền chính trị, tôn giáo hay sắc tộc tại Olympic Tokyo


Bà Kirsty Coventry, người đứng đầu Ủy ban Vận động viên của Ủy ban Thế vận hội Quốc tế (IOC).
Bà Kirsty Coventry, người đứng đầu Ủy ban Vận động viên của Ủy ban Thế vận hội Quốc tế (IOC).

Ủy ban Thế vận hội Quốc tế (IOC) ngày 21/4 duy trì lệnh cấm các vận động viên bày tỏ sự phản đối trong vận động trường, tại các buổi lễ hay trên bục nhận huy chương và việc quỳ gối, giơ cao nắm đấm trong thời gian Thế vận hội Tokyo để ủng hộ bình đẳng chủng tộc sẽ bị phạt.

Quy định 50 của IOC cấm bất cứ hình thức biểu tình hay tuyên truyền chính trị, tôn giáo, chủng tộc tại các nơi tranh tài hay những khu vực khác của Olympics.

Sau khi tham khảo với các vận động viên, IOC kết luận rằng quy định này phải được giữ nguyên.

Giữa bối cảnh phong trào biểu tình chống bất công chủng tộc mang tên “Mạng sống người da đen quan trọng”, ngày càng xuất hiện nhiều lời kêu gọi thay đổi Quy định 50 để cho phép các vận động viên thể hiện sự phản kháng.

Người đứng đầu Ủy ban Vận động viên của IOC, Kirsty Coventry, lãnh đạo một cuộc xem xét lại Quy định 50, cho biết đa số các vận động viên được tham khảo chống lại bất cứ sự phản kháng nào trên sân thi đấu hay trên bục nhận huy chương.

Liệu các vận động tham gia Olympics sắp tới ở Tokyo có bị phạt vì thể hiện tuyên bố chính trị như quỳ gối trên bục lãnh huy chương để ủy hộ bình đẳng chủng tộc hay không? Câu trả lời của bà Coventry là: “Vâng, đúng như vậy.”

Khuyến cáo của IOC được đưa ra sau một tiến trình tham khảo ý kiến trên 3.500 vận động viên, bắt đầu từ tháng 6 năm ngoái.

Khoảng 70% cho biết không muốn có sự phản kháng trên bục lãnh huy chương, tại các buổi lễ hay trên sân đấu, bà Coventry nói.

Thế vận hội Tokyo, bì hoãn lại một năm vì đại dịch, sẽ bắt đầu vào ngày 23/7 tới đây.

Tin Vắn Thế Giới

XS
SM
MD
LG