Mối quan hệ giữa công an và nhân dân đang là một vấn đề xã hội nổi bật. Đây là vấn đề ngày một căng thẳng, nghiêm trọng và phổ biến, thành một bức xúc lớn trong toàn xã hội.
Không cần phải tiến hành một cuộc điều tra xã hội học cũng có thể thấy trước con mắt toàn dân, lực lượng công an đã sa sút thảm hại về đạo đức, nhân phẩm đến mức nào. Lực lượng công an giao thông bị đồng bào gọi mỉa mai là «anh hùng Núp», chuyên rình núp người lái xe gắn máy để thổi còi, lấy tiền bỏ túi, không cần ghi biên lai nhận tiền phạt.
Sự đổ đốn của ngành công an bắt nguồn từ trên cao nhất khi chính Bộ trưởng Trần Đại Quang cũng bị chỉ mặt là dùng bằng dỏm, 2 giấy khai sinh khác nhau, ngày sinh khác nhau đến 3 năm. Tình hình càng thêm nghiêm trọng khi tại Bộ Công an có cả một Tổng cục Xây dựng lực lượng trong đó có Cục Chính trị chuyên lo việc xây dựng chính trị, tư tưởng, đạo đức cho toàn ngành. Cục này có vẻ như tê liệt, không những làm ngơ trước sự suy đồi rõ rệt của lực lượng, bị nhân dân chế diễu là «không còn là bạn dân, mà chỉ còn là nạn của dân».
Đã vậy, lãnh đạo của bộ công an còn ra tay nuông chiều, tăng lương, nâng cấp, khen thưởng bừa bãi, không hạn độ, làm tăng thêm độ kiêu ngạo, bệnh kiêu binh, tệ khinh dân đến mức không thể hiểu nổi. Lẽ ra phải sớm thấy tình hình là nghiêm trọng để kịp thời chấn chỉnh, lãnh đạo lại càng thêm ù lỳ, buông trôi, làm cho đà tha hóa suy thoái của toàn lực lượng thêm nặng nề.
Ai cũng biết công an là ngành có nhiều quyền hành đối với dân. Hàng chục vạn sỹ quan, hạ sỹ quan, binh sỹ thuộc nhiều binh chủng, công an, cảnh sát, công khai, bí mật, được trang bị đủ thứ súng ống, trang bị, máy móc, lựu đạn cay, dùi cui, nếu không giữ gìn tư cách đạo đức thì sẽ thành tai họa cho dân. Chỉ cần một tỷ lệ nhỏ trong số họ sống buông thả, vô kỷ luật, tham nhũng, bê tha…sẽ gây nên không biết bao là tai ương, phẫn nộ, oan trái cho người thường dân lương thiện.
Gần đây, với cả một “phong trào” đàn áp dân, phá nhà, vườn ruộng, ao hồ của nông dân Tiên Lãng, Vụ Bản, Mường Nhé, Đak Nông…, huy động bọn lưu manh, xã hội đen, thương binh hung bạo, coi đó là lực lượng dự trữ, đồng minh tin cậy để khủng bố những công dân - trí thức ngay thẳng, lực lượng công an đã lẫn lộn bạn, thù, ta, đã có lập trường và thái độ chính trị rất nguy hiểm, làm rối thêm trật tự trị an xã hội, đi ngược lại nghĩa vụ trách nhiệm của mình.
Những vụ việc quá đáng như bịt mồm linh mục Nguyễn Văn Lý giữa tòa án, đạp giày vào mặt anh thanh niên Trí Đức, hành hung cô Bùi Minh Hằng, trói chân tay cô giải đi trên cuộc hành trình Bắc Nam, đánh đập chửi bới cụ bà Lê Hiền Đức - một Bao công đáng quý thời hiện đại - quấy rối cuộc sống của nhà nghiên cứu Nguyễn Xuân Diện… là những hành động phạm pháp bỉ ổi phải bị trừng phạt nghiêm minh, đưa ra làm mẫu mực để giáo dục và cảnh tỉnh toàn bộ lực lượng.
Báo chí ngành công an đã tỏ ra buông thả vô nguyên tắc đến độ nguy hiểm, tự mình cho phép truyền bá không định hướng những hành động buông thả thấp hèn nhất chỉ để kiếm tiền, do đó chuyên đưa chuyện lừa bịp, giật gân, hung bạo, thô bỉ, đầy thú tính, rất có hại cho việc giáo dục tuổi trẻ, đi ngược lại việc cổ động thuần phong mỹ tục, đi ngược lại chính trách nhiệm cao quý của ngành công an.
Đã đến lúc lãnh đạo của nhà nước phải giật mình khi thấy ngành công an sa sút, hư hỏng đến độ nghiêm trọng chưa từng có, phải có biện pháp chấn chỉnh sâu sắc khẩn cấp, xây dựng lại cho ngành một nền văn hóa mới, một nền đạo đức mới, một hệ thống ứng xử với nhân dân mới, từ những động tác nhỏ nhất, như biết xưng hô lễ phép, chào hỏi, gõ cửa khi vào nhà dân, trình diện với nhân dân.
Đã đến lúc phải chú ý là không ít sỹ quan, nhân viên công an có những thu nhập bất minh, nhà cao cửa rộng, mức sống thường khác với người ở các ngành khác, do lợi dụng quyền lực được giao mà làm giàu bất chính.
Ở các nước Bắc Phi, sau khi quần chúng xuống đường lật đổ chính quyền độc tài, các nhà độc tài cùng bộ hạ bị truy tố về tội đàn áp và tham nhũng, nguyên tổng thống Tunisia Ben Ali tháng 6-2011 đã bị tuyên án 35 năm tù giam, nguyên bộ trưởng công an Tunisia cũng bị tuyên án 20 năm tù giam; gần đây, tháng 5 – 2012 nguyên tổng thống Ai Cập Hosni Mubarak bị tuyên án tù chung thân thì nguyên bộ trưởng công an của ông ta cũng bị tù chung thân theo; hơn 20 sỹ quan công an cao cấp của Ai Cập cũng bị từ 12 năm đến 5 và 6 năm tù giam tùy theo mức tội phạm giết người, tra tấn và hung bạo với công dân. Đó là những tấm gương sống động cảnh báo ngành công an dưới chế độ toàn trị. Ở Liên Xô cũ, sau tháng 8 - 1990, khi chế độ xô viết bị giải thể, hàng loạt sỹ quan công an và an ninh KGB bị truy tố, không ít người bị tù, có đại tá công an ở Leningrad nhảy lầu tự sát để lại thư hối hận và cảm thấy nhục nhã về những tội đã phạm chống nhân dân. Câu chuyện có thật sau đó đã được dựng thành phim.
Ở nước ta, việc chấn chỉnh toàn ngành công an, xây dựng một nền văn hóa ứng xử của ngành phải là một công việc cần kíp, cấp bách của chế độ hiện tại. Để buông lỏng, sa sút nghiêm trọng và rộng khắp, để nhân dân ca thán, khinh miệt như hiện nay đã là quá chậm trễ.
Đất nước không thể ổn định về chính trị, về trật tự xã hội khi mối quan hệ hàng ngày giữa công an và nhân dân ở khắp nơi, từ thành thị đến nông thôn, luôn ở trong tình trạng căng thẳng, khi xã hội luôn chứng kiến hành động đàn áp, thống trị người dân lương thiện của vô vàn kiêu binh tham nhũng có vũ khí trong tay.
* Blog của Nhà báo Bùi Tín là blog cá nhân. Các bài viết trên blog được đăng tải với sự đồng ý của Ðài VOA nhưng không phản ánh quan điểm hay lập trường của Chính phủ Hoa Kỳ.
Không cần phải tiến hành một cuộc điều tra xã hội học cũng có thể thấy trước con mắt toàn dân, lực lượng công an đã sa sút thảm hại về đạo đức, nhân phẩm đến mức nào. Lực lượng công an giao thông bị đồng bào gọi mỉa mai là «anh hùng Núp», chuyên rình núp người lái xe gắn máy để thổi còi, lấy tiền bỏ túi, không cần ghi biên lai nhận tiền phạt.
Sự đổ đốn của ngành công an bắt nguồn từ trên cao nhất khi chính Bộ trưởng Trần Đại Quang cũng bị chỉ mặt là dùng bằng dỏm, 2 giấy khai sinh khác nhau, ngày sinh khác nhau đến 3 năm. Tình hình càng thêm nghiêm trọng khi tại Bộ Công an có cả một Tổng cục Xây dựng lực lượng trong đó có Cục Chính trị chuyên lo việc xây dựng chính trị, tư tưởng, đạo đức cho toàn ngành. Cục này có vẻ như tê liệt, không những làm ngơ trước sự suy đồi rõ rệt của lực lượng, bị nhân dân chế diễu là «không còn là bạn dân, mà chỉ còn là nạn của dân».
Đã vậy, lãnh đạo của bộ công an còn ra tay nuông chiều, tăng lương, nâng cấp, khen thưởng bừa bãi, không hạn độ, làm tăng thêm độ kiêu ngạo, bệnh kiêu binh, tệ khinh dân đến mức không thể hiểu nổi. Lẽ ra phải sớm thấy tình hình là nghiêm trọng để kịp thời chấn chỉnh, lãnh đạo lại càng thêm ù lỳ, buông trôi, làm cho đà tha hóa suy thoái của toàn lực lượng thêm nặng nề.
Ai cũng biết công an là ngành có nhiều quyền hành đối với dân. Hàng chục vạn sỹ quan, hạ sỹ quan, binh sỹ thuộc nhiều binh chủng, công an, cảnh sát, công khai, bí mật, được trang bị đủ thứ súng ống, trang bị, máy móc, lựu đạn cay, dùi cui, nếu không giữ gìn tư cách đạo đức thì sẽ thành tai họa cho dân. Chỉ cần một tỷ lệ nhỏ trong số họ sống buông thả, vô kỷ luật, tham nhũng, bê tha…sẽ gây nên không biết bao là tai ương, phẫn nộ, oan trái cho người thường dân lương thiện.
Gần đây, với cả một “phong trào” đàn áp dân, phá nhà, vườn ruộng, ao hồ của nông dân Tiên Lãng, Vụ Bản, Mường Nhé, Đak Nông…, huy động bọn lưu manh, xã hội đen, thương binh hung bạo, coi đó là lực lượng dự trữ, đồng minh tin cậy để khủng bố những công dân - trí thức ngay thẳng, lực lượng công an đã lẫn lộn bạn, thù, ta, đã có lập trường và thái độ chính trị rất nguy hiểm, làm rối thêm trật tự trị an xã hội, đi ngược lại nghĩa vụ trách nhiệm của mình.
Những vụ việc quá đáng như bịt mồm linh mục Nguyễn Văn Lý giữa tòa án, đạp giày vào mặt anh thanh niên Trí Đức, hành hung cô Bùi Minh Hằng, trói chân tay cô giải đi trên cuộc hành trình Bắc Nam, đánh đập chửi bới cụ bà Lê Hiền Đức - một Bao công đáng quý thời hiện đại - quấy rối cuộc sống của nhà nghiên cứu Nguyễn Xuân Diện… là những hành động phạm pháp bỉ ổi phải bị trừng phạt nghiêm minh, đưa ra làm mẫu mực để giáo dục và cảnh tỉnh toàn bộ lực lượng.
Báo chí ngành công an đã tỏ ra buông thả vô nguyên tắc đến độ nguy hiểm, tự mình cho phép truyền bá không định hướng những hành động buông thả thấp hèn nhất chỉ để kiếm tiền, do đó chuyên đưa chuyện lừa bịp, giật gân, hung bạo, thô bỉ, đầy thú tính, rất có hại cho việc giáo dục tuổi trẻ, đi ngược lại việc cổ động thuần phong mỹ tục, đi ngược lại chính trách nhiệm cao quý của ngành công an.
Đã đến lúc lãnh đạo của nhà nước phải giật mình khi thấy ngành công an sa sút, hư hỏng đến độ nghiêm trọng chưa từng có, phải có biện pháp chấn chỉnh sâu sắc khẩn cấp, xây dựng lại cho ngành một nền văn hóa mới, một nền đạo đức mới, một hệ thống ứng xử với nhân dân mới, từ những động tác nhỏ nhất, như biết xưng hô lễ phép, chào hỏi, gõ cửa khi vào nhà dân, trình diện với nhân dân.
Đã đến lúc phải chú ý là không ít sỹ quan, nhân viên công an có những thu nhập bất minh, nhà cao cửa rộng, mức sống thường khác với người ở các ngành khác, do lợi dụng quyền lực được giao mà làm giàu bất chính.
Ở các nước Bắc Phi, sau khi quần chúng xuống đường lật đổ chính quyền độc tài, các nhà độc tài cùng bộ hạ bị truy tố về tội đàn áp và tham nhũng, nguyên tổng thống Tunisia Ben Ali tháng 6-2011 đã bị tuyên án 35 năm tù giam, nguyên bộ trưởng công an Tunisia cũng bị tuyên án 20 năm tù giam; gần đây, tháng 5 – 2012 nguyên tổng thống Ai Cập Hosni Mubarak bị tuyên án tù chung thân thì nguyên bộ trưởng công an của ông ta cũng bị tù chung thân theo; hơn 20 sỹ quan công an cao cấp của Ai Cập cũng bị từ 12 năm đến 5 và 6 năm tù giam tùy theo mức tội phạm giết người, tra tấn và hung bạo với công dân. Đó là những tấm gương sống động cảnh báo ngành công an dưới chế độ toàn trị. Ở Liên Xô cũ, sau tháng 8 - 1990, khi chế độ xô viết bị giải thể, hàng loạt sỹ quan công an và an ninh KGB bị truy tố, không ít người bị tù, có đại tá công an ở Leningrad nhảy lầu tự sát để lại thư hối hận và cảm thấy nhục nhã về những tội đã phạm chống nhân dân. Câu chuyện có thật sau đó đã được dựng thành phim.
Ở nước ta, việc chấn chỉnh toàn ngành công an, xây dựng một nền văn hóa ứng xử của ngành phải là một công việc cần kíp, cấp bách của chế độ hiện tại. Để buông lỏng, sa sút nghiêm trọng và rộng khắp, để nhân dân ca thán, khinh miệt như hiện nay đã là quá chậm trễ.
Đất nước không thể ổn định về chính trị, về trật tự xã hội khi mối quan hệ hàng ngày giữa công an và nhân dân ở khắp nơi, từ thành thị đến nông thôn, luôn ở trong tình trạng căng thẳng, khi xã hội luôn chứng kiến hành động đàn áp, thống trị người dân lương thiện của vô vàn kiêu binh tham nhũng có vũ khí trong tay.
* Blog của Nhà báo Bùi Tín là blog cá nhân. Các bài viết trên blog được đăng tải với sự đồng ý của Ðài VOA nhưng không phản ánh quan điểm hay lập trường của Chính phủ Hoa Kỳ.