Vụ khủng hoảng kinh tế Âu Châu là trọng tâm của các cuộc thảo luận tại hội nghị thượng đỉnh kinh tế G-20 khai mạc hôm thứ hai ở Mexico. Từ Los Cabos, thông tín viên Kent Klein của đài VOA tường thuật rằng Tổng thống Hoa Kỳ Barack Obama và các nhà lãnh đạo khác của G20 tiếp tục hối thúc các nước Âu Châu xúc tiến kế hoạch tăng trưởng kinh tế.
Trong lúc nhóm họp tại khu du lịch sang trọng ở Mexico, các nhà lãnh đạo của những nền kinh tế lớn nhất thế giới đã bày tỏ sự quan tâm về chiều hướng của nền kinh tế Âu Châu.
Sau cuộc họp với Tổng thống Mexico Felipe Calderon, Tổng thống Obama đã cùng với các nhà lãnh đạo khác thúc giục Âu Châu thực hiện một kế hoạch để giải quyết vụ khủng hoảng nợ và khủng hoảng ngân hàng.
Tổng thống Obama nói: "Âu Châu được chú ý rất nhiều. Và như chúng tôi đã bàn bạc với nhau, bây giờ chính là lúc để bảo đảm là tất cả các nước cùng nhau thực hiện những việc cần thiết để ổn định hệ thống tài chánh thế giới."
Một trong các viên cố vấn kinh tế hàng đầu của ông Obama, Phó Bộ trưởng Tài chánh Lael Brainard, cho báo chí biết rằng Hoa Kỳ muốn có một sự phúc đáp của Âu Châu trong nay mai.
Bà Brainard nói: "Chúng tôi không trông đợi Âu Châu sẽ có quyết định trước khi các nhà lãnh đạo khối euro họp thượng đỉnh vào cuối tháng 6, nhưng chúng tôi muốn thấy một đường hướng rõ rệt sau cuộc hội nghị ở Los Cabos này."
Bà Brainard nói rằng Hoa Kỳ hy vọng đường hướng đó sẽ nhắm tới việc thực hiện thêm các dự án để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế của Âu Châu.
Tổng thống Obama đã thảo luận về vấn đề này với Thủ tướng Đức Angela Merkel, và các viên phụ tá cho biết ông cảm thấy phấn khởi sau khi được nghe nói về những nỗ lực để giải quyết vụ khủng hoảng. Ông Obama đã yêu cầu mở một cuộc họp vào tối thứ hai với các nhà lãnh đạo Âu Châu.
Cuộc họp được chú ý nhiều nhất của ông Obama trong ngày thứ hai là cuộc họp với Tổng thống Nga Vladimir Putin. Đây là cuộc gặp gỡ đầu tiên giữa hai nhà lãnh đạo Mỹ, Nga từ khi ông Putin quay lại giữ chức tổng thống.
Một trong các chủ đề của cuộc họp này là bạo động ở Syria. Nga hậu thuẫn cho chính phủ của Tổng thống Syria Bashar al-Assad và một số nguồn tin nói rằng Moskova đã cung cấp nhiều loại vũ khí cho Damascus.
Sau cuộc họp kéo dài 2 giờ đồng hồ, người ta vẫn chưa biết rõ phải chăng ông Obama đã thuyết phục được ông Putin để nhà lãnh đạo Nga gây áp lực đòi Tổng thống Assad từ chức.
Ông Obama nói: "Chúng tôi đồng ý với nhau rằng chúng tôi muốn thấy bạo động chấm dứt và một tiến trình chính trị được thiết lập để ngăn chận một cuộc nội chiến và để chấm dứt tình trạng chết chóc mà chúng ta đã chứng kiến trong mấy tuần nay."
Tổng thống Putin không nói gì nhiều về vấn đề Syria. Ông chỉ nói là ông và ông Obama đã tìm ra “những điểm chung” về vấn đề Syria và các vấn đề khác.
Nhà lãnh đạo Nga cũng không phát biểu nhiều tại cuộc họp báo và ít khi nhìn ông Obama.
Đại sứ Mỹ ở Nga, ông Michael Faul, cho biết hai nhà lãnh đạo Nga-Mỹ có mối quan hệ “có hiệu quả và thành thật”. Ông bác bỏ những sự suy đoán là thái độ lạnh nhạt của ông Putin cho thấy quan hệ Mỹ-Nga đang bị căng thẳng.
Ông McFaul cho biết: "Tôi đã tham dự rất nhiều cuộc họp với ông Putin. Tôi đã xem rất nhiều đoạn video của ông Putin. Tôi không thấy có điều gì bất thường cả. Phong thái và hành động của ông ấy là như vậy. Tôi không hề dựa vào đó để suy đoán điều gì cả."
Ông Obama đã ngỏ lời cám ơn ông Putin về việc Nga đứng ra tổ chức cuộc đàm phán ở Moscow về chương trình hạt nhân của Iran.
Ông cũng bày tỏ sự cảm kích về sự hợp tác của Nga trong Mạng lưới Phân phối Miền Bắc, là hệ thống cung cấp tiếp liệu cho binh sĩ Mỹ ở Afghanistan.
Tổng thống Obama lại một lần nữa yêu cầu Quốc hội Mỹ hủy bỏ tu chính án Jackson-Vanik, là đạo luật năm 1974 không cấp cho Nga qui chế tối huệ quốc. Ông nói rằng việc hủy bỏ như vậy sẽ làm gia tăng những hoạt động thương mại giữa hai nước.
Trong lúc nhóm họp tại khu du lịch sang trọng ở Mexico, các nhà lãnh đạo của những nền kinh tế lớn nhất thế giới đã bày tỏ sự quan tâm về chiều hướng của nền kinh tế Âu Châu.
Sau cuộc họp với Tổng thống Mexico Felipe Calderon, Tổng thống Obama đã cùng với các nhà lãnh đạo khác thúc giục Âu Châu thực hiện một kế hoạch để giải quyết vụ khủng hoảng nợ và khủng hoảng ngân hàng.
Tổng thống Obama nói: "Âu Châu được chú ý rất nhiều. Và như chúng tôi đã bàn bạc với nhau, bây giờ chính là lúc để bảo đảm là tất cả các nước cùng nhau thực hiện những việc cần thiết để ổn định hệ thống tài chánh thế giới."
Một trong các viên cố vấn kinh tế hàng đầu của ông Obama, Phó Bộ trưởng Tài chánh Lael Brainard, cho báo chí biết rằng Hoa Kỳ muốn có một sự phúc đáp của Âu Châu trong nay mai.
Bà Brainard nói: "Chúng tôi không trông đợi Âu Châu sẽ có quyết định trước khi các nhà lãnh đạo khối euro họp thượng đỉnh vào cuối tháng 6, nhưng chúng tôi muốn thấy một đường hướng rõ rệt sau cuộc hội nghị ở Los Cabos này."
Bà Brainard nói rằng Hoa Kỳ hy vọng đường hướng đó sẽ nhắm tới việc thực hiện thêm các dự án để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế của Âu Châu.
Tổng thống Obama đã thảo luận về vấn đề này với Thủ tướng Đức Angela Merkel, và các viên phụ tá cho biết ông cảm thấy phấn khởi sau khi được nghe nói về những nỗ lực để giải quyết vụ khủng hoảng. Ông Obama đã yêu cầu mở một cuộc họp vào tối thứ hai với các nhà lãnh đạo Âu Châu.
Cuộc họp được chú ý nhiều nhất của ông Obama trong ngày thứ hai là cuộc họp với Tổng thống Nga Vladimir Putin. Đây là cuộc gặp gỡ đầu tiên giữa hai nhà lãnh đạo Mỹ, Nga từ khi ông Putin quay lại giữ chức tổng thống.
Một trong các chủ đề của cuộc họp này là bạo động ở Syria. Nga hậu thuẫn cho chính phủ của Tổng thống Syria Bashar al-Assad và một số nguồn tin nói rằng Moskova đã cung cấp nhiều loại vũ khí cho Damascus.
Sau cuộc họp kéo dài 2 giờ đồng hồ, người ta vẫn chưa biết rõ phải chăng ông Obama đã thuyết phục được ông Putin để nhà lãnh đạo Nga gây áp lực đòi Tổng thống Assad từ chức.
Ông Obama nói: "Chúng tôi đồng ý với nhau rằng chúng tôi muốn thấy bạo động chấm dứt và một tiến trình chính trị được thiết lập để ngăn chận một cuộc nội chiến và để chấm dứt tình trạng chết chóc mà chúng ta đã chứng kiến trong mấy tuần nay."
Tổng thống Putin không nói gì nhiều về vấn đề Syria. Ông chỉ nói là ông và ông Obama đã tìm ra “những điểm chung” về vấn đề Syria và các vấn đề khác.
Nhà lãnh đạo Nga cũng không phát biểu nhiều tại cuộc họp báo và ít khi nhìn ông Obama.
Đại sứ Mỹ ở Nga, ông Michael Faul, cho biết hai nhà lãnh đạo Nga-Mỹ có mối quan hệ “có hiệu quả và thành thật”. Ông bác bỏ những sự suy đoán là thái độ lạnh nhạt của ông Putin cho thấy quan hệ Mỹ-Nga đang bị căng thẳng.
Ông McFaul cho biết: "Tôi đã tham dự rất nhiều cuộc họp với ông Putin. Tôi đã xem rất nhiều đoạn video của ông Putin. Tôi không thấy có điều gì bất thường cả. Phong thái và hành động của ông ấy là như vậy. Tôi không hề dựa vào đó để suy đoán điều gì cả."
Ông Obama đã ngỏ lời cám ơn ông Putin về việc Nga đứng ra tổ chức cuộc đàm phán ở Moscow về chương trình hạt nhân của Iran.
Ông cũng bày tỏ sự cảm kích về sự hợp tác của Nga trong Mạng lưới Phân phối Miền Bắc, là hệ thống cung cấp tiếp liệu cho binh sĩ Mỹ ở Afghanistan.
Tổng thống Obama lại một lần nữa yêu cầu Quốc hội Mỹ hủy bỏ tu chính án Jackson-Vanik, là đạo luật năm 1974 không cấp cho Nga qui chế tối huệ quốc. Ông nói rằng việc hủy bỏ như vậy sẽ làm gia tăng những hoạt động thương mại giữa hai nước.