Tết với người lao động nghèo
Your browser doesn’t support HTML5
Tin tức: http://www.facebook.com/VOATiengViet, http://www.youtube.com/VOATiengVietVideo, http://www.voatiengviet.com. Nếu không vào được VOA, xin các bạn hãy vào http://vn3000.com để vượt tường lửa.
Thời gian đến Giao Thừa năm Đinh Dậu sang Mậu Tuất chỉ còn đếm ngược. Lúc này, nhiều người ở Việt Nam đã bắt đầu kì nghỉ Tết nguyên đán của mình. Thế nhưng đâu đó, ở những góc khuất công trình, ở những vỉa hè cần lát gạch gấp rút, vẫn có những người lao động lặng lẽ làm việc, mặc cho những âm thanh Tết đang réo rắt, thúc giục. Dường như họ đang đắm chìm trong “cõi lao động” cùng sự chờ đợi những đồng bạc cuối năm để đón Tết.
Ông Đặng Quang Dũng, thợ hồ ở thủ đô Hà Nội, chia sẻ với VOA: “Quê tôi ở Hóa Châu, Hưng Yên, đi làm chắc chắn là Tết phải về rồi, nói để cuyo6c5 sống để mà nuôi vợ con thì không nuôi ai được, chén nước đã 3000 đồng rồi”.
Anh Đinh Văn Thuấn, phụ hồ ở thủ đô Hà Nội, chia sẻ với VOA: “Buổi làm 8 tiếng (8 giờ đồng hồ), ngày 130 ngàn đồng, không có thưởng Tết gì cả”.
Bà Nguyễn Thị Lý, lao động phụ hồ ở thủ đô Hà Nội, chia sẻ với VOA: “Đi thì có xe máy thì đi 2 tiếng, không phải bắt xe đò, khỏi mất 50 ngàn đồng. Ra Tết thì mồng 7, mồng 8 lại ra làm”.
Cận Tết nhưng mức lương họ nhận được cũng chỉ dao động từ 150 ngàn đồng đến 200 ngàn đồng mỗi ngày. Và là lao động thời vụ nên họ không có thưởng Tết như những người làm công ăn lương tháng khác. Nhiều người buộc phải làm tăng ca liên tục, đầu tắt mặt tối, làm cho đến 30 Tết. Với những công trình nghỉ Tết sớm, nhiều lao động chọn việc ra phố khuân vác, chở hoa thuê, đến chiều 30 tháng Chạp mới vội vã chạy xe về quê ăn Tết.
Bà Nguyễn Thị Lý, lao động phụ hồ ở thủ đô Hà Nội, chia sẻ với VOA: “Làm đủ tháng thì được 4 triệu, không có bồi dưỡng gì hết, mình là lao động làm thuê, không có chế độ gì hết”.
Ông Đặng Quang Dũng, thợ hồ ở thủ đô Hà Nội, chia sẻ với VOA: “Mình người không phải của công ty, đi làm thuê ăn công thôi”.
Anh Trần Công Miên, người đạp cyclo ở thủ đô Hà Nội, chia sẻ với VOA: “Tết thì khách Hàn Quốc và Trung Quốc ng nhiều. Chỉ có các khách lẻ mới đi cyco thôi, bọn em hiếm có khách hơn vì người ta đi đoàn thì hướng dẫn viên dắt đoàn đi xe điện là chủ yếu. Thành ra Tết này khó khăn, kiếm được ít tiền...”.
Không riêng gì lao động phụ hồ, những người đạp cyclo,xe ôm, kéo xe chở hoa Tết cũng chật vật, hối hả với những giờ cuối tháng Chạp. Thế nhưng không phải ai cũng may mắn để có cơ hội tăng thêm thu nhập ngày Tết.
Ông Trần Duy Hồng, người đạp cyclo ở thủ đô Hà Nội, chia sẻ với VOA: “Tết đến thì nghề cyclo ế ẩm nhất bởi vì đủ các loại dịch vụ đua nhau đón khách, bây giờ kiếm tiền sắm Tết khó khăn hơn nhiều nên mình phải cố gắng tồn tại thôi! Thu nhập quá thấp, phải qua cái Tết âm lịch này cơ!”.
Đón Tết đôi khi chỉ là một bữa cơm đoàn viên cùng gia đình sau cả năm bôn tẩu xứ người. Thế nhưng dường như không khí Tết cuộn sóng nhất vẫn nằm ở phân khúc lao động nghèo, lao động phổ thông. Tết càng đến gần, những con mối thợ của thủ đô càng trở nên cuốn quýt trước khi về tổ đón Giao Thừa.