Ngoại trưởng Rice sẽ đi Châu Á

  • David Gollust

Bộ Trưởng Ngoại Giao Hoa Kỳ, Condoleezza Rice, sẽ đi thăm Nhật Bản, Nam Triều Tiên và Trung Quốc vào tuần tới để thảo luận về các vấn đề an ninh của Châu Á tiếp theo sau việc Bắc Triều Tiên tuyên bố thử nghiệm hạt nhân. Trong nghị trình Ngoại Trưởng Rice có việc thi hành một nghị quyết của Hội Đồng Bảo An Liên Hiệp Quốc mà rất có thể sẽ được thông qua trong vòng một, hai ngày tới đây.

Ngoại Trưởng Hoa Kỳ sẽ đi thăm Tokyo, Hán Thành, Bắc Kinh và có thể ghé những nơi khác nữa trong chuyến du kéo dài 6 ngày, theo dự trù bắt đầu từ thứ ba tới đây.

Chuyến công tác này của Ngoại Trưởng Rice dựa trên cơ sở Hội Đồng Bảo An Liên Hiệp Quốc sẽ thông qua một nghị quyết theo như trông đợi nhằm trừng phạt Bắc Triều Tiên tiếp theo sau vụ thử hạt nhân mà Bình Nhưỡng tuyên bố vừa thực hiện hôm thứ hai vừa qua.

Phát ngôn viên Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ, ông Sean McCormack, cho biết Ngoại Trưởng Rice sẽ thảo luận việc thực hiện nghị quyết mà theo như trông đợi sẽ được thông qua trong ngày hôm nay, thứ bảy; và cùng với những việc khác, trong đó có vấn đề cấm bán cho Bắc Triều Tiên các loại vật liệu có thể được dùng để chế tạo tên lửa hoặc được dùng cho chương trình hạt nhân của Bình Nhưỡng.

Ngay cả có một ít thay đổi đi nữa, thì đây vẫn là một nghị quyết khác thường. Nếu chúng ta xem kỹ lại thì sẽ thấy đây là một nghị quyết cứng rắn và mạnh mẽ nhất mà Hội Đồng Bảo An Liên Hiệp Quốc chưa từng lập ra trước đây. Do đó mối quan tâm của thế giới hiện này là thông qua nghị quyết này để tự bảo vệ cho mình, và bảo đảm rằng chương trình hạt nhân của Bắc Triều Tiên không thể phát triển thêm được nữa, đồng thời gởi một thông điệp mạnh đến cho chính quyền Bình Nhưỡng rằng hành động của họ cần phải đảo ngược lại.

Phát ngôn viên McCormack nói rằng các cuộc đàm phán 6 bên do Trung Quốc bảo trợ về chương trình hạt nhân của Bắc Triều Tiên vốn đã bị ngưng trệ gần một năm qua nay vẫn có thể thực hiện được, và rằng những hành động hạt nhân mới đây của Bình Nhưỡng vẫn có thể rút lại được.

Bắc Triều Tiên đã cùng với 5 nước có mặt trong các cuộc đàm phán 6 bên - là Hoa Kỳ Nga, Trung Quốc, Nhật Bản và Nam Triều Tiên - tham gia một thỏa thuận trên cơ bản vào tháng 9 năm ngoái, và theo thỏa thuận đó Bình Nhưỡng sẽ từ bỏ chương trình hạt nhân để đổi bằng viện trợ và được bảo đảm an ninh.

Tuy nhiên Bắc Triều Tiên đã không quay trở lại bàn đàm phán kể từ tháng 11 năm ngoái; họ viện dẫn những điều mà họ gọi là chính sách thù địch của Hoa Kỳ và các biện pháp trừng phạt mà chính quyền của Tổng Thống Bush đã áp đặt đối với một ngân hàng của Trung Quốc mà các giới chức Mỹ gọi là tiền đồn được Bình Nhưỡng dùng để rửa tiền.

Các giới chức Hoa Kỳ, trong đó có cả Tổng Thống Bush, trong mấy ngày qua đã lập lại rằng Hoa Kỳ không có dự định tấn công Bắc Triều Tiên.

Chính quyền của Tổng Thống Bush bác bỏ kêu gọi đàm phán trực tiếp của Bình Nhưỡng, tuy nhiên họ cũng đang chuẩn bị đối thoại trực tiếp với các giới chức Bình Nhưỡng trong khuôn khổ của các các cuộc đàm phán 6 bên được nối lại.

Gặp gỡ với các giới chức Bắc Kinh sẽ là phần quan trọng trong chuyến công du này của Ngoại Trưởng Rice, trong bối cảnh là mọi giao thương vủa Bắc Triều Tiên với thế giới bên ngoài đều đi qua Trung Quốc.

Trung Quốc không tham gia Sáng Kiến An Ninh Chống Nạn Khuếch Tán vũ Khí, gọi tắt là P-S-I, do Hoa Kỳ tổ chức nhằm ngăn chặn việc buôn bán vũ khí giết người hàng loạt. Ngoài ra Bắc Kinh cũng phản đối các ngôn từ được dùng trong nghị