Không được tự do tìm chỗ làm khác khi bị người chủ chèn ép, bóc lột và phải trả tiền môi giới quá cao là hai trong các nguyên do chính khiến cho công nhân Việt Nam ở Đài Loan dễ trở thành nạn nhân của nạn nô lệ lao động. Đó là nhận xét của hầu hết các nhân vật tranh đấu cho quyền lợi của người lao động nhập cư ở Đài Loan.
Hầu hết những người Việt Nam sang Đài Loan làm việc là những người nghèo khó ở thôn quê. Và cũng giống như những người lao động nhập cư ở các nước khác, những người này thường làm các loại công việc được gọi là 3-Ds (dangerous, dirty, demanding) – những công việc nguy hiểm, dơ bẩn, và cực nhọc mà người bản xứ không muốn làm hoặc chỉ làm với mức lương cao gấp đôi hoặc gấp ba. Những người mà giới hữu trách Việt Nam thường gọi là “lao động xuất khẩu” này sang Đài Loan với hy vọng có thể dành dụm được chút ít tiền bạc để giúp đỡ cho gia đình. Tuy nhiên, chế độ lao động nhập cư có nhiều chỗ không hợp lý của đảo quốc này cộng với nạn thu phí môi giới quá cao đã khiến cho nhiều người đã trở thành nạn nhân của nạn nô lệ lao động.
Một trong những nạn nhân của tệ nạn này là một phụ nữ Việt Nam quê ở Hà Tây sang Đài Loan làm việc tại một viện dưỡng lão. Tại đây, cô đã bị người chủ ép buộc phải làm việc đến 18, 19 tiếng đồng hồ mỗi ngày, không được nghỉ ngơi và bị đối xử không khác gì nô lệ. Người phụ nữ bất hạnh này thuật lại như sau:
Sau khi không còn chịu đựng được nữa, người phụ nữ này cùng với 4 người Việt Nam khác cùng làm ở viện dưỡng lão đã phải tìm đến một tổ chức phi chính phủ do Linh mục Nguyễn Văn Hùng điều hành để xin giúp đỡ. Họ được Văn phòng Trợ giúp Pháp lý Công nhân và Cô Dâu Việt Nam tại Đài Loan sắp xếp để có chỗ tá túc và giúp tìm luật sư để đòi bồi thường và kiện người chủ về tội cưỡng bách lao động.
Một nạn nhân khác đến xin tá túc ở “văn phòng Cha Hùng” đã kể lại về hoàn cảnh bi đát của mình và có lời nhắn nhủ như sau cho những ai nuôi mộng “sang Đài Loan đổi đời”:
Anh Dũng, một công nhân Việt Nam làm việc ở Khu Công nghiệp Đại Viên ở huyện Đào Viên cũng ta thán về nạn thu phí quá cao của các công ty môi giới:
Chị Hương, chủ một cửa hàng tạp hóa và quán ăn ở gần khu công nghiệp Đại Viên, cũng tán đồng nhận xét vừa kể.
Nạn thu phí môi giới quá cao cộng với quy định của chính phủ Đài Loan không cho lao động nhập cư được tự do đổi chủ khiến cho nhiều người phải hoàn toàn lệ thuộc vào chủ thuê và công ty môi giới. Anh Dũng ở Đào Viên nói rằng: để thoát khỏi sự chèn ép này, một số người đã phải bỏ trốn:
Hoàn cảnh của những người bỏ trốn thật ra cũng chẳng khả quan chút nào, vì ngoài việc bị nhà chức trách Đài Loan ruồng bắt, họ còn bị những người chủ và môi giới bắt chẹt nhiều hơn. Một số người đã chết tức tưởi, như trường hợp của anh Nguyễn Ngọc Trọng, người bị thiệt mạng ở Đài Bắc hồi tháng 10 năm ngoái. Theo lời giới hữu trách Đài Bắc, anh bị rơi xuống đất từ lầu 9 của trại giam trong lúc tìm cách trốn trại sau khi bị cảnh sát bắt giam cách đó hơn 2 tháng vì bỏ trốn ra ngoài đi làm.
Mời quí vị bấm vào đường dẫn ở trên để nghe hoặc tải xuống toàn bộ bài phỏng vấn do Duy Ái thực hiện: