Một nhà sản xuất quần áo nổi tiếng thế giới cam kết sẽ có hành động sau khi người ta phát hiện ra rằng trẻ em Ấn Độ ở các xưởng may bóc lột lao động đang sản xuất những bộ quần áo mang thương hiệu của họ.
The Gap, một hãng sản xuất quần áo lớn trên thế giới – xác nhận rằng một trong số các nhà cung cấp dịch vụ cho họ ở Ấn Độ đã thuê một nhà thầu phụ sử dụng lao động trẻ em, có em mới chỉ 10 tuổi, để may quần áo trong những điều kiện thảm hại.
Các giới chức công ty nói rằng những quần áo do các em này làm ra sẽ không được bán và sẽ bị tiêu hủy.
The Gap có hơn 3000 cửa hàng ở Bắc Mỹ, Châu Âu và Nhật Bản. Khoảng 200 trong số các nhà cung cấp quần áo cho The Gap là ở Ấn Độ.
Nhật báo Observer ở London tường thuật rằng quần áo được sản xuất ở 1 nhà máy bẩn thỉu, nơi trẻ em là đã bị gia đình bán đi để làm việc và không được trả lương.
Trưởng cơ quan giáo dục và quyền trẻ em ở Ấn Độ cùng với tổ chức hỗ trợ Action Aid, bà Neeraj Seth, cho biết đây không phải trường hợp cá biệt.
Bà Seth: “Đôi khi cha mẹ mắc nợ và các em phải đi làm. Các em được trả rất ít tiền. Tất cả mọi thứ đều có thể xảy ra. Tất cả những trẻ em không đi học đều có tiềm năng trở thành lao động trẻ em.”
Hệ thống công ty The Gap cho biết những nhà cung cấp dịch vụ cho họ c phải đảm bảo rằng không sử dụng trẻ em để sản xuất quần áo. Công ty có kế hoạch sẽ quy tụ tất cả các nhà cung cấp ở Ấn Độ tại một hội nghị tới đây để “lặp lại một cách mạnh mẽ việc cấm sử dụng lao động trẻ em.”
Các nhóm về quyền trẻ em cho rằng những lời kêu gọi tẩy chay các công ty và quốc gia sử dụng lao động trẻ em đang có phản tác dụng vì trẻ em có thể bị buộc phải làm những công việc tồi tệ hơn hoặc trở nên cơ cực.
Ông Neeraj Seth của tổ chức Action Aid ở Ấn Độ nói một cuộc tấn công có phối hợp vào vấn đề lao động trẻ em là phương thức tốt nhất.
Ông Seth nói: “Chỉ chấm dứt việc sản xuất không thôi thực sự chưa phải là giải pháp. Giải pháp nằm ở hành động có phối hợp khi mà những công ty đa quốc gia và các chính phủ khác gây áp lực cho chính phủ Ấn Độ phải đưa ra một đạo luật thích hợp và phải đảm bảo đạo luật đó được thực thi.”
Việc phát hiện ra những trường hợp trẻ em ở Ấn Độ phải may quần áo cho cho công nghệ thời trang thu về nhiều tỉ đô la đã thu hút nhiều sự chú ý của công luận. Tuy nhiên, các chuyên gia nói rằng chỉ khoảng 5% số trẻ em lao động ở Ấn Độ có liên quan đến các sản phẩm dùng để xuất khẩu.
Liên Hiệp Quốc gọi Ấn Độ là nguồn lao động trẻ em lớn nhất với hơn 1/5 nền kinh tế của nước này dựa trên 55 triệu trẻ em dưới 14 tuổi.