Hơn một 1,5 tỷ người trên thế giới sống không có điện. Tìm cách mang ánh sáng tới người nghèo là mục tiêu của các nhà nghiên cứu như ông David Irvine Halliday.
Cuối những năm 90, khi còn làm việc ở Nepal, chuyến bay của giáo sư người Canada này bị hoãn. Ông đã dành thời gian hoãn bay này để có hành trình khám phá vùng núi Himalaya kéo dài 14 ngày.
Theo lời kể của ông, một ngày ông nhìn qua cửa sổ một trường học và thấy tối om. Đây là vấn đề chung cho hàng triệu trẻ em trên toàn thế giới, và không chỉ tại các trường học mà còn ở các nhà dân.
Nhiều hộ gia đình sử dụng đèn dầu hỏa, nhưng loại đèn này gây ra nhiều vấn đề. Loại đèn này tỏa ra ít ánh sáng, nhưng nguy hiểm cho đường hô hấp. Chúng cũng gây có thể gây ra hỏa hoạn, khiến nhiều người bị thương và thiệt mạng mỗi năm.
Thắp sáng bằng đèn dầu ít tốt kém hơn các loại ánh sáng khác, nhưng vẫn tốn tiền đối với các nước nghèo. Giáo sư Irvine Halliday nói nhiều người chi hơn 100 đôla một năm cho nhiên liệu.
Khi ông trở về Canada, ông bắt đầu nghiên cứu cách thức mang lại ánh sáng an toàn, sạch và rẻ. Ông bắt đầu thử nghiệm bóng đèn diode, viết tắt là LED, tại phòng thí nghiệm của ông tại Đại học Calgary ở Alberta.
Là một giáo sư năng lượng tái tạo, ông David là người nắm rõ về công nghệ. Giáo sư David Irvine Halliday sử dụng một LED sáng trắng một watt sản xuất ở Nhật Bản.
Ông tìm thấy bóng đèn này ở trên Internet và đã gắn nó với một máy điện chạy bằng năng lượng do xe đạp tạo ra. Giáo sư người Canada nói rằng bóng đèn này phát ra ánh sáng mạnh tới mức một em nhỏ có thể đọc sáng chỉ với một bóng đèn diode duy nhất.
Năm 2000, sau nhiều nghiên cứu và thử nghiệm, ông đã trở lại Nepal để lắp đặt hệ thống tại các hộ gia đình ở đây.
Quỹ Thắp sáng thế giới của ông giờ đã mang lại ánh sáng cho khoảng 25 ngàn người ở 51 quốc gia.