Quốc tế đã lên án Trung Quốc sau khi tòa án nước này áp đặt bản án tù nhắm vào ông Lưu Hiểu Ba,nhân vật bất đồng chính kiến hàng đầu của Trung Quốc.
Cao Ủy Nhân Quyền Liên Hiệp Quốc Navi Pillay nói rằng bà quan ngại sâu xa.
Hôm thứ sáu Cao Ủy Nhân Quyền Liên Hiệp Quốc đã cho công bố một thông cáo nói rằng bản án mà bà cho là cực kỳ nghiệt ngã đánh dấu tình trạng hạn chế nghiêm trọng quyền tự do bày tỏ ý kiến tại Trung Quốc.
Hoa Kỳ và Liên Hiệp chau Âu cũng lên án phán quyết của tòa án Trung Quốc.
Sáng thứ Sáu, ông Lưu Hiểu Ba đã bị tuyên án 11 năm tù giam vì các tội danh mưu toan lật đổ chính quyền sau khi ông kêu gọi cải tổ chính trị sâu rộng và chấm dứt quyền thống trị của đảng Cộng sản.
Ông Lưu Hiểu Ba là đồng tác giả của thỉnh nguyện thư có tên là Hiến Chương 08, trực tiếp kêu gọi giải phóng chính trị cho Trung Quốc, một điều hiếm thấy tại nước này. Ông đã bị câu lưu vào tháng 12 năm ngoái, ngay trước khi hiến chương này được công bố.
Trong năm qua, hàng ngàn người đã ký vào hiến chương này, cho dù là tình trạng bưng bít thông tin và kiểm duyệt internet của nhà cầm quyền Trung Quốc khiến cho hầu hết người dân Trung Quốc không hay biết gì về sự hiện hữu của hiến chương này.
Trung Quốc lên án các nhà ngoại giao nước ngoài “can thiệp vào nội tình Trung Quốc.”
Hội Ân Xá Quốc Tế, trụ sở tại London, cũng lên án phán quyết này, nói rằng tổ chức “lo ngại sâu xa” cho hàng ngàn người khác đã ký tên vào bản hiến chương 08.
Hơm 300 các cây bút trên văn đàn quốc tế, kể cả nhà văn Salman Rushdie, Umberto Eco và Margaret Atwood đã đòi trả tự do cho ông, nói rằng ông cần được quyền bày tỏ ý kiến.
Ông Lưu hiểu Ba là một cựu giáo sư đại học từng lên tiếng cổ vũ cho quyền tự do chính trị rộng rãi hơn tại Trung Quốc trong suốt 2 thập niên.
Ông đã bị giam cầm gần 2 năm sau vụ đàn áp những người biểu tình đòi dân chủ tại quảng trường Thiên An Môn ở Bắc Kinh năm 1989.
<!-- IMAGE -->