Hôm thứ Năm, một tổ chức đánh giá rủi ro tín dụng đã duyệt lại tình hình tiền tệ dài hạn của Việt Nam và đã hạ xuống một nấc, từ tích cực sang ổn định. Theo lời tổ chức Fitch, tên của tổ chức đánh giá, có ba lý do phải sụt hạng đối với Việt Nam.
Thứ nhất, có những quan tâm về mức thâm hụt mậu dịch ngày càng lớn. Tổ chức Fitch dự báo là trong năm nay, thâm hụt mậu dịch của Việt Nam sẽ vượt quá 2 tỉ rưỡi đôla, coi như gần 7% của tổng sản lượng quốc nội. Theo tổ chức Fitch, kinh tế Việt Nam tiếp tục tăng trưởng khoảng 7% trong năm nay, mặc dù gặp bệnh SARS; nhưng các điều kiện kinh tế vĩ mô ngày càng trở nên bớt cân đối.
Thứ hai, số tín dụng bên trong Việt Nam được coi là quá đáng, trong bối cảnh của các điều kiện ngân hàng. Trong 6 tháng đầu năm nay, tín dụng có tỷ lệ tăng trưởng hàng năm là 30%; điều này cho thấy ngành ngân hàng có yếu kém, mà ví dụ điển hình là thài độ bất an đối với Ngân hàng Thương mại Cổ phần Á Châu, một trong những ngân hàng mạnh nhất không thuộc nhà nước.
Hiện tượng người dân đua nhau rút tiền ra khỏi ngân hàng này hồi tháng trước đã buộc Ngân hàng Trung Ương phải giúp đỡ khẩn cấp 61 triệu đôla cho Ngân hàng Thương mại Cổ phần Á châu. Cuối cùng, lý do thứ ba, thái độ của Quỹ Tiền Tệ Quốc Tế đối với kế hoạch giảm nghèo và tăng trưởng kinh tế của Việt Nam.
Hiện nay đang có sự bất đồng giữa Quỹ Tiền Tệ Quốc Tế và Ngân hàng Trung Ương Việt Nam về các tiêu chuẩn kiểm toán, với kết quả là cơ quan tài chính quốc tế nầy đã phải ngưng giải ngân các món đã hứa cho Việt Nam vay.