Vào lúc Hoa Kỳ thương nghị về quy mô của sự hiện diện tại Afghanistan sau khi lực lượng tác chiến ra đi vào năm 2014, các cựu giới chức và chuyên gia Afghanistan đang lo ngại rằng nước láng giềng Iran cũng tìm cách định hình tương lai của Afghanistan.
Trong mắt của Ahmed Saeedi, một chuyên gia phân tích chính trị và là nhà cựu ngoại giao, ảnh hưởng của Tehran đang trở nên nổi bật.
Ông Saeedi nói: “Afghanistan đang bị vây hãm bởi ảnh hưởng của Iran. Hiện nay chúng ta có 6 kênh truyền hình thân Iran, 21 đài phát thanh và một số lớn các sách vở báo chí xuất hiện ở Kabul với nội dung thân Iran. Cuộc chiến tranh văn hoá còn quan trọng hơn cuộc chiến tranh do súng đạn cầm đầu.”
Khalid Mafton là một chuyên gia phân tích chính trị đào tạo tại Hoa Kỳ và đang sinh sống ở Kabul. Ông nói sách lược của Iran nhắm mục đích vừa tăng cường sự ủng hộ trong khối người Shia thiểu số ở Afghanistan, vừa chống lại ảnh hưởng của Tây phương và Hoa Kỳ ở Afghanistan.
Ông Mafton nói lịch trình dài hạn của Iran “là có một số người ủng hộ chế độ và văn hóa của Iran trong xã hội và trong đoản kỳ và trung hạn là gây phương hại cách nào đó đến lực lượng quân sự Mỹ ở Afghanistan.”
Lời cảnh báo này có ý nghĩa đặc biệt đối với Washington xét về kinh nghiệm của Hoa Kỳ ở Iraq, nơi người Shia thân Iran lên nắm quyền sau khi quân đội Hoa Kỳ can thiệp. Về một số mặt, quan hệ giữa Afghanistan và Iran là điều tự nhiên. Hơn 1 triệu người Afghanistan chạy loạn xin tỵ nạn ở Iran, và nay đang quay trở về sau khi sống ở đó nhiều năm. Một số mang theo văn hoá và các niềm tin tôn giáo của Iran.
Afghanistan cũng có chung một đường biên giới dài với Iran và lệ thuộc nặng vào Iran về nhập khẩu nhiên liệu, hoặc được trung chuyển qua Iran hoặc nhập thẳng qua đường biên giới. Và hai nước có khối lượng giao dịch thương mại khá lớn, với lượng hàng Iran xuất qua Afghanistan lên tới khoảng 2 tỷ đôla một năm.
Nhưng ông Davood Moradian, cựu cố vấn trưởng làm việc cho ngoại trưởng của Tổng thống Hamid Karzai, nói rằng có ba mặt trong các mục tiêu của Iran ở Afghanistan. Có mặt Iran “với các quyền lợi hợp pháp, Iran được ưu đãi về chủ thuyết, và Iran có tham vọng trong khu vực. Còn hai mặt kia đang gây ra các vấn đề ở Afghanistan.”
Các chuyên gia phân tích cũng tin rằng các dịch vụ tình báo của Iran cũng như dịch vụ tình báo của Pakistan hoạt động tích cực ở Afghanistan. Ông Jaween Kohistani, cựu sĩ quan quân đội và giới chức tình báo Afghanistan, nói rằng hiệp ước an ninh hiện đang được thương thảo giữa Kabul và Washington phải đề cập đến các quan hệ với Iran, cũng như với Pakistan.
Còn có những quan ngại rằng các tham vọng chủ thuyết của Iran sẽ gây ra xung đột giữa khối người Sunni đa số và khối người Shia thiểu số, và đã châm ngòi cho một cuộc tranh giành ảnh hưởng từ phía đối thủ về chủ thuyết của Iran là Ả Rập Xê-út.
Tại tây bộ Kabul, môt thí dụ cụ thể của ảnh hưởng Iran là trường Ðại học Hồi giáo Khatam al Nabeyeen. Khu đại học, còn có cả một phân khoa chuyên dậy về đạo hồi và khu nội trú cho sinh viên, được sự tài trợ của Iran và truyền bá hình thức đạo Hồi của Iran.
Có tin nói rằng Ả Rập Xê-út sẵn sàng tài trợ việc xây dựng một đền thờ Hồi giáo lớn với tổn phí 100 triệu đôla và một khu trường học ở Kabul, nơi sản phẩm hồi giáo Sunni của Ả Rập Xê-út sẽ được cống hiến cho hàng ngàn sinh viên và tín đồ.
Hình thức Hồi giáo Wahabbi của Ả Rập Xê-út là hình thức đã được Osama bin Laden của al-Qaida và phe bảo thủ Taliban du nhập. Ðây là những người đã cai trị Afghanistan và dành nơi trú ẩn an toàn cho al-Qaida cho đến khi Hoa Kỳ xâm nhập vào năm 2001. Ả Rập Xê-út đã bác bỏ mọi liên hệ với phe Taliban.
Trong mắt của Ahmed Saeedi, một chuyên gia phân tích chính trị và là nhà cựu ngoại giao, ảnh hưởng của Tehran đang trở nên nổi bật.
Ông Saeedi nói: “Afghanistan đang bị vây hãm bởi ảnh hưởng của Iran. Hiện nay chúng ta có 6 kênh truyền hình thân Iran, 21 đài phát thanh và một số lớn các sách vở báo chí xuất hiện ở Kabul với nội dung thân Iran. Cuộc chiến tranh văn hoá còn quan trọng hơn cuộc chiến tranh do súng đạn cầm đầu.”
Khalid Mafton là một chuyên gia phân tích chính trị đào tạo tại Hoa Kỳ và đang sinh sống ở Kabul. Ông nói sách lược của Iran nhắm mục đích vừa tăng cường sự ủng hộ trong khối người Shia thiểu số ở Afghanistan, vừa chống lại ảnh hưởng của Tây phương và Hoa Kỳ ở Afghanistan.
Ông Mafton nói lịch trình dài hạn của Iran “là có một số người ủng hộ chế độ và văn hóa của Iran trong xã hội và trong đoản kỳ và trung hạn là gây phương hại cách nào đó đến lực lượng quân sự Mỹ ở Afghanistan.”
Lời cảnh báo này có ý nghĩa đặc biệt đối với Washington xét về kinh nghiệm của Hoa Kỳ ở Iraq, nơi người Shia thân Iran lên nắm quyền sau khi quân đội Hoa Kỳ can thiệp. Về một số mặt, quan hệ giữa Afghanistan và Iran là điều tự nhiên. Hơn 1 triệu người Afghanistan chạy loạn xin tỵ nạn ở Iran, và nay đang quay trở về sau khi sống ở đó nhiều năm. Một số mang theo văn hoá và các niềm tin tôn giáo của Iran.
Nhưng ông Davood Moradian, cựu cố vấn trưởng làm việc cho ngoại trưởng của Tổng thống Hamid Karzai, nói rằng có ba mặt trong các mục tiêu của Iran ở Afghanistan. Có mặt Iran “với các quyền lợi hợp pháp, Iran được ưu đãi về chủ thuyết, và Iran có tham vọng trong khu vực. Còn hai mặt kia đang gây ra các vấn đề ở Afghanistan.”
Các chuyên gia phân tích cũng tin rằng các dịch vụ tình báo của Iran cũng như dịch vụ tình báo của Pakistan hoạt động tích cực ở Afghanistan. Ông Jaween Kohistani, cựu sĩ quan quân đội và giới chức tình báo Afghanistan, nói rằng hiệp ước an ninh hiện đang được thương thảo giữa Kabul và Washington phải đề cập đến các quan hệ với Iran, cũng như với Pakistan.
Còn có những quan ngại rằng các tham vọng chủ thuyết của Iran sẽ gây ra xung đột giữa khối người Sunni đa số và khối người Shia thiểu số, và đã châm ngòi cho một cuộc tranh giành ảnh hưởng từ phía đối thủ về chủ thuyết của Iran là Ả Rập Xê-út.
Tại tây bộ Kabul, môt thí dụ cụ thể của ảnh hưởng Iran là trường Ðại học Hồi giáo Khatam al Nabeyeen. Khu đại học, còn có cả một phân khoa chuyên dậy về đạo hồi và khu nội trú cho sinh viên, được sự tài trợ của Iran và truyền bá hình thức đạo Hồi của Iran.
Có tin nói rằng Ả Rập Xê-út sẵn sàng tài trợ việc xây dựng một đền thờ Hồi giáo lớn với tổn phí 100 triệu đôla và một khu trường học ở Kabul, nơi sản phẩm hồi giáo Sunni của Ả Rập Xê-út sẽ được cống hiến cho hàng ngàn sinh viên và tín đồ.
Hình thức Hồi giáo Wahabbi của Ả Rập Xê-út là hình thức đã được Osama bin Laden của al-Qaida và phe bảo thủ Taliban du nhập. Ðây là những người đã cai trị Afghanistan và dành nơi trú ẩn an toàn cho al-Qaida cho đến khi Hoa Kỳ xâm nhập vào năm 2001. Ả Rập Xê-út đã bác bỏ mọi liên hệ với phe Taliban.