KABUL —
Giữa lúc thời hạn chót để các lực lượng tác chiến quốc tế rút lui ra khỏi Afghanistan trước cuối năm 2014 đang ngày càng tới gần, nhiều người đang chú ý tới việc liệu quân đội Afghanistan có đủ khả năng để đảm bảo an ninh chống các tổ chức cực đoan chủ chiến như Taliban hay không. Tuy nhiên các cựu giới chức từng làm việc cho chính phủ và quân đội nói với Thông tín viên Sharon Behn ở Kabul rằng những chia rẽ về sắc tộc và đảng phái cũng có thể là một mối đe dọa lớn cho hòa bình tại Afghanistan, không kém gì mối đe dọa do phe chủ chiến đặt ra.
Hiện nay quân đội Afghanistan có khoảng 184.000 quân. Lực lượng cảnh sát nước này có 146.000 người.
Nếu chỉ dựa trên quân số, thì dễ có cảm tưởng là các lực lượng an ninh Afghanistan đã gần đạt mục tiêu là có khả năng bảo vệ đất nước chống lại những mối đe dọa do các phần tử cực đoan đặt ra.
Tuy nhiên các giới chức từng phục vụ trong chính phủ và quân đội cảnh báo rằng phe Taliban và các phần tử khủng bố không phải là mối đe dọa duy nhất mà Afghanistan sẽ phải đối mặt trong năm 2014. Họ nói một số lãnh chúa sắc tộc cũng đã bắt đầu tái võ trang các lực lượng của họ để ứng phó với nguy cơ là tình hình có thể chuyển biến thành một cuộc xung đột khốc liệt để giành lãnh thổ và ảnh hưởng.
Những sự chia rẽ sắc tộc mà giới phân tích nói cũng hiện diện trong guồng máy chính phủ, quân đội và ngay cả các tỉnh lỵ nằm dưới quyền kiểm soát của các lãnh chúa, có nguy cơ gây tai họa.
Ông Shir Khosti, cựu tỉnh trưởng tỉnh Ghazni nói:
“Người ta lo sợ rằng sau năm 2014, quân đội Afghanistan sẽ lại giải tán do có nhiều phe phái đối nghịch, vì hầu hết các tướng lãnh trong quân đội đều xuất thân là người miền bắc, và theo sự hiểu biết của tôi bây giờ, thì các tướng lãnh đang chuyển vũ khí nặng lên miền bắc, và điều đó có thể gây ra nhiều vấn đề trong tương lai. Chúng ta cần chú tâm tới vấn đề này ngay từ bây giờ, trước khi chúng leo thang tới mức chúng ta không thể kiểm soát được nữa.”
Phe Taliban hiện diện ở hầu hết mọi nơi tại Afghanistan, nhưng nhóm này hoạt động dai dẳng nhất tại cứ địa của họ trong thành phần người sắc tộc Pashtun ở nam Afghanistan. Tại miền bắc thì các cấp chỉ huy trong Liên minh miền Bắc trước đây gồm có những người sắc tộc Tajik, Uzbek và Hazana.
Người đứng đầu Trung tâm Huấn luyện Quân sự ở Kabul, Thiếu tướng Aminullah Patyani, nói các tân binh được tuyển mộ gồm mọi nhóm sắc tộc. Ông nói người Pashtun, Tajik, Uzbek, Hazara, Pashaei, Noorestani, Baluch - nghĩa là tất cả các sắc tộc tạo thành quốc gia Afghanistan, có thể gia nhập và được huấn luyện tại trung tâm này.
Sau khi các lực lượng Liên bang Xô Viết rút lui ra khỏi Afghanistan vào năm 1989, Afghanistan rơi vào một cuộc nội chiến tàn khốc, về phần lớn giữa các nhóm sắc tộc khác nhau. Tuy nhiên giới phân tích nói rằng tình hình năm 2014 sẽ khác.
Họ chỉ ra rằng bây giờ có nhiều định chế dân sự hơn, và nhiều kỳ vọng là quân đội Hoa Kỳ sẽ duy trì một lực lượng gồm khoảng 10.000 binh sĩ tại Afghanistan. Tuy nhiên họ cũng khuyến cáo rằng phần lớn mọi sự sẽ tùy thuộc vào liệu quân đội Afghanistan sẽ đoàn kết tới mức nào để có thể đương đầu với những thách thức trước mặt.
Ông Khosti cảnh báo rằng người Pashtun không được đại diện đúng mức trong quân đội Afghanistan, và các cấp chỉ huy quân đội thường xuất thân là người miền bắc.
Nhà phân tích chính trị Khalid Mafton nói thêm rằng rất nhiều người trong các lực lượng an ninh Afghanistan, cũng như trong Bộ quốc phòng và Bộ nội vụ nước này, đã được bổ nhiệm dựa trên liên hệ của họ với nhóm sắc tộc hay chính trị, khiến họ dễ lâm vào tranh chấp sắc tộc, một khi lực lượng quốc tế rời khỏi Afghanistan. Ông Mafton nói ông dự kiến Afghanistan sẽ rơi vào tình huống xấu nhất:
“Một khi Hoa Kỳ rời khỏi Afghanistan, vì những lý do tôi đã nêu, quân đội nước này chắc chắn sẽ tan rã, có thể điều này không xảy ra sau vài ngày hay vài tuần lễ, nhưng tối đa là một tháng. Ai sẽ thay thế đội quân này? Chính là Taliban.”
Được hỏi liệu ông có nghĩ là nhiều nhóm khác nhau đã bắt đầu tàng trữ vũ khí để chuẩn bị cho cuộc xung đột có thể diễn ra hay không, câu trả lời của phân tích gia Mafton rất rõ ràng: “Chắc chắn là có.”
Sau 3 thập niên chiến tranh, và một thị trường chợ đen phát triển mạnh nhờ các hoạt động buôn thuốc phiện, giới phân tích nói rằng hiện Afghanistan có thừa vũ khí để được sử dụng trong các cuộc xung đột đó.
Hiện nay quân đội Afghanistan có khoảng 184.000 quân. Lực lượng cảnh sát nước này có 146.000 người.
Nếu chỉ dựa trên quân số, thì dễ có cảm tưởng là các lực lượng an ninh Afghanistan đã gần đạt mục tiêu là có khả năng bảo vệ đất nước chống lại những mối đe dọa do các phần tử cực đoan đặt ra.
Tuy nhiên các giới chức từng phục vụ trong chính phủ và quân đội cảnh báo rằng phe Taliban và các phần tử khủng bố không phải là mối đe dọa duy nhất mà Afghanistan sẽ phải đối mặt trong năm 2014. Họ nói một số lãnh chúa sắc tộc cũng đã bắt đầu tái võ trang các lực lượng của họ để ứng phó với nguy cơ là tình hình có thể chuyển biến thành một cuộc xung đột khốc liệt để giành lãnh thổ và ảnh hưởng.
Những sự chia rẽ sắc tộc mà giới phân tích nói cũng hiện diện trong guồng máy chính phủ, quân đội và ngay cả các tỉnh lỵ nằm dưới quyền kiểm soát của các lãnh chúa, có nguy cơ gây tai họa.
Ông Shir Khosti, cựu tỉnh trưởng tỉnh Ghazni nói:
“Người ta lo sợ rằng sau năm 2014, quân đội Afghanistan sẽ lại giải tán do có nhiều phe phái đối nghịch, vì hầu hết các tướng lãnh trong quân đội đều xuất thân là người miền bắc, và theo sự hiểu biết của tôi bây giờ, thì các tướng lãnh đang chuyển vũ khí nặng lên miền bắc, và điều đó có thể gây ra nhiều vấn đề trong tương lai. Chúng ta cần chú tâm tới vấn đề này ngay từ bây giờ, trước khi chúng leo thang tới mức chúng ta không thể kiểm soát được nữa.”
Phe Taliban hiện diện ở hầu hết mọi nơi tại Afghanistan, nhưng nhóm này hoạt động dai dẳng nhất tại cứ địa của họ trong thành phần người sắc tộc Pashtun ở nam Afghanistan. Tại miền bắc thì các cấp chỉ huy trong Liên minh miền Bắc trước đây gồm có những người sắc tộc Tajik, Uzbek và Hazana.
Người đứng đầu Trung tâm Huấn luyện Quân sự ở Kabul, Thiếu tướng Aminullah Patyani, nói các tân binh được tuyển mộ gồm mọi nhóm sắc tộc. Ông nói người Pashtun, Tajik, Uzbek, Hazara, Pashaei, Noorestani, Baluch - nghĩa là tất cả các sắc tộc tạo thành quốc gia Afghanistan, có thể gia nhập và được huấn luyện tại trung tâm này.
Sau khi các lực lượng Liên bang Xô Viết rút lui ra khỏi Afghanistan vào năm 1989, Afghanistan rơi vào một cuộc nội chiến tàn khốc, về phần lớn giữa các nhóm sắc tộc khác nhau. Tuy nhiên giới phân tích nói rằng tình hình năm 2014 sẽ khác.
Họ chỉ ra rằng bây giờ có nhiều định chế dân sự hơn, và nhiều kỳ vọng là quân đội Hoa Kỳ sẽ duy trì một lực lượng gồm khoảng 10.000 binh sĩ tại Afghanistan. Tuy nhiên họ cũng khuyến cáo rằng phần lớn mọi sự sẽ tùy thuộc vào liệu quân đội Afghanistan sẽ đoàn kết tới mức nào để có thể đương đầu với những thách thức trước mặt.
Ông Khosti cảnh báo rằng người Pashtun không được đại diện đúng mức trong quân đội Afghanistan, và các cấp chỉ huy quân đội thường xuất thân là người miền bắc.
Nhà phân tích chính trị Khalid Mafton nói thêm rằng rất nhiều người trong các lực lượng an ninh Afghanistan, cũng như trong Bộ quốc phòng và Bộ nội vụ nước này, đã được bổ nhiệm dựa trên liên hệ của họ với nhóm sắc tộc hay chính trị, khiến họ dễ lâm vào tranh chấp sắc tộc, một khi lực lượng quốc tế rời khỏi Afghanistan. Ông Mafton nói ông dự kiến Afghanistan sẽ rơi vào tình huống xấu nhất:
“Một khi Hoa Kỳ rời khỏi Afghanistan, vì những lý do tôi đã nêu, quân đội nước này chắc chắn sẽ tan rã, có thể điều này không xảy ra sau vài ngày hay vài tuần lễ, nhưng tối đa là một tháng. Ai sẽ thay thế đội quân này? Chính là Taliban.”
Được hỏi liệu ông có nghĩ là nhiều nhóm khác nhau đã bắt đầu tàng trữ vũ khí để chuẩn bị cho cuộc xung đột có thể diễn ra hay không, câu trả lời của phân tích gia Mafton rất rõ ràng: “Chắc chắn là có.”
Sau 3 thập niên chiến tranh, và một thị trường chợ đen phát triển mạnh nhờ các hoạt động buôn thuốc phiện, giới phân tích nói rằng hiện Afghanistan có thừa vũ khí để được sử dụng trong các cuộc xung đột đó.