NEW DELHI —
Tổng thống Afghanistan Hamid Karzai đã kết thúc chuyến thăm 4 ngày tại Ấn Ðộ, trong đó ông khuyến khích New Delhi hỗ trợ đầu tư và quân sự cho nước ông. Chuyến đi diễn ra vào lúc nhà lãnh đạo Afghanistan tiếp tục trì hoãn việc ký một hiệp định an ninh với Hoa Kỳ. Từ New Delhi, thông tín viên VOA Aru Pande gửi về bài tường thuật sau đây.
5 chuyến thăm trong 3 năm. Tuần trước, Bộ Ngoại giao Ấn Ðộ đã nhanh chóng nêu ra sự thường xuyên của các chuyến thăm Ấn Ðộ mà ông Karzai đã thực hiện là mang ý nghĩa về “cường độ của mối quan hệ.”
Và sau các cuộc hội đàm với các nhà lãnh đạo Ấn Ðộ hôm thứ sáu, ông Karzai cũng sốt sắng nêu ra sức mạnh của mối bang giao song phương giữa hai nước đồng minh lâu đời, sử dụng phần lớn ngôn từ tiêu chuẩn mà ông đã dùng trước đây.
Ông Karzai cho hay ông đã thảo luận với chính phủ Ấn Ðộ, với Thủ tướng Manmohan Singh của nước này về nhiều vấn đề có quan tâm đối với cả hai nước. Cũng bao gồm trong các cuộc thảo luận là sự hợp tác song phương giữa hai nước, về các vấn đề an ninh và quốc phòng và chắc chắn là Ấn Ðộ đã có một thái độ tích cực.
Tổng thống Karzai đến New Delhi trong chuyến thăm lần thứ 13 tại Ấn Ðộ với những lời yêu cầu thiết bị quân sự và sự hỗ trợ liên tục của Ấn Ðộ trong khi Afghanistan chuẩn bị triệt thoái toàn bộ binh sĩ tác chiến quốc tế trước cuối năm 2014.
Ấn Ðộ đã cung cấp hơn 2 tỷ đôla viện trợ tái thiết cho Afghanistan và đang cung cấp huấn luyện quân sự cho binh sĩ Afghanistan, Nhưng chuyên gia Ahhjit Iyer-Mitra thộc Quỹ Nghiên cứu Quan sát có trụ sở ở New Delhi nói rằng Ấn Ðộ có thể làm nhiều hơn nữa - kể cả dành cho Afghanistan những khoản trợ cấp quân sự nếu như có thể vượt qua sự lo sợ về phản ứng của Pakistan.
Chuyên gia này nhận xét: “Trông có vẻ rất bất lịch sự. Ta có một người khách trở lại thăm mình hoài, tiếp tục dành cho mình nhiều tầm quan trọng, thế mà mình đáp lại bằng cách chỉ cho có 3 chiếc máy bay trực thăng và cung cấp “hỗ trợ tinh thần” trong Hiệp định An ninh Song phương với Mỹ. Trông chẳng đẹp mắt tí nào.”
Hiệp định An ninh Song phương BSA với Hoa Kỳ, và việc Tổng thống Karzai từ chối không ký vào hiệp định, cũng là một đề tài trong chuyến thăm của nhà lãnh đạo Afghanistan. Ông Karzai nói binh sĩ Hoa Kỳ trước hết phải ngưng điều ông gọi là những vụ tấn công và nhà cửa của người Afghanistan và công khái bắt đầu hòa đàm với phe Taliban.
Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Ấn Ðộ Syed Akbaruddin nói với các phóng viên hôm thứ sáu rằng hiệp định BSA đã được thảo luận trong các cuộc hội đàm của ông Karzai với Thủ tướng Singh bởi vì định mệnh của hai nước “xen lẫn” với nhau.
Ông Akbaruddin nói: “Cả Ấn Ðộ và Afghanistan đều voi BSA là quan trọng cho sự ổn định của Afghanistan. Như quý vị đã biết, lập trường của chúng tôi đối với Afghanistan luôn là một lập trường không hẹp hòi, không can thiệp và không tiêu cực.”
Trong một bài phát biểu tại thành phố Pune miền tây Ấn Ðộ, ông Karzai trấn an các nhà lãnh đạo doanh nghiệp Ấn Ðộ rằng Hoa Kỳ “sẽ hoàn thành các điều kiện” và BSA sẽ được ký kết, trong khi cũng bảo đảm lợi nhuận cho những người đầu tư vào Afghanistan.
Chuyên gia phân tích Abhjit Iyer-Mitra nói nhà lãnh đạo Aghanistan cuối cùng cũng sẽ ký thỏa thuận, nhưng cách nào thì Ấn Ðộ cũng phải có một lập trường tích cực hơn trong vùng – và không xuất khẩu quyền lợi của mình qua Hoa Kỳ.
Ông Iyer-Mitra lý giải: “Cơ bản điều Ấn Ðộ muốn nói là 'ta có các doanh gia Ấn Ðộ phải dựa vào nước Mỹ để được an toàn. Chúng tôi sẽ không cung cấp sự an toàn cho quý vị. Và những gì chúng ta đang nói với phía Afghanistan là, ‘đừng tìm cách để chúng tôi phải ganh đua với phía Mỹ trong các cuộc thương nghị BSA. Chúng tôi không muốn tham gia trò chơi đó'. Như thế thông điệp mà Afghanistan đem về là Ấn Ðộ đang ném chúng ta cho chó sói ăn thịt, và Ấn Ðộ đang ném chúng ta cho Pakistan.”
Trong khi Afghanistan trải qua giai đoạn chuyển tiếp này, thì rõ ràng an ninh là một mối quan tâm cho cả 3 nước Afghanistan, Pakistan và Ấn Ðộ. Trong các cuộc hội đàm với ông Karzai, Thủ tướng Singh đã cảm tạ lực lượng Afghainstan đã dẹp tan một vụ tấn công tự sát hồi tháng 8 ở thành phố Jalalabad miền đông Afghanistan – và nêu ra sự kiện nạn khủng bố và chủ nghĩa cực đoan gây đe doạ cho toàn bộ khu vực như thế nào.
5 chuyến thăm trong 3 năm. Tuần trước, Bộ Ngoại giao Ấn Ðộ đã nhanh chóng nêu ra sự thường xuyên của các chuyến thăm Ấn Ðộ mà ông Karzai đã thực hiện là mang ý nghĩa về “cường độ của mối quan hệ.”
Và sau các cuộc hội đàm với các nhà lãnh đạo Ấn Ðộ hôm thứ sáu, ông Karzai cũng sốt sắng nêu ra sức mạnh của mối bang giao song phương giữa hai nước đồng minh lâu đời, sử dụng phần lớn ngôn từ tiêu chuẩn mà ông đã dùng trước đây.
Ông Karzai cho hay ông đã thảo luận với chính phủ Ấn Ðộ, với Thủ tướng Manmohan Singh của nước này về nhiều vấn đề có quan tâm đối với cả hai nước. Cũng bao gồm trong các cuộc thảo luận là sự hợp tác song phương giữa hai nước, về các vấn đề an ninh và quốc phòng và chắc chắn là Ấn Ðộ đã có một thái độ tích cực.
Tổng thống Karzai đến New Delhi trong chuyến thăm lần thứ 13 tại Ấn Ðộ với những lời yêu cầu thiết bị quân sự và sự hỗ trợ liên tục của Ấn Ðộ trong khi Afghanistan chuẩn bị triệt thoái toàn bộ binh sĩ tác chiến quốc tế trước cuối năm 2014.
Ấn Ðộ đã cung cấp hơn 2 tỷ đôla viện trợ tái thiết cho Afghanistan và đang cung cấp huấn luyện quân sự cho binh sĩ Afghanistan, Nhưng chuyên gia Ahhjit Iyer-Mitra thộc Quỹ Nghiên cứu Quan sát có trụ sở ở New Delhi nói rằng Ấn Ðộ có thể làm nhiều hơn nữa - kể cả dành cho Afghanistan những khoản trợ cấp quân sự nếu như có thể vượt qua sự lo sợ về phản ứng của Pakistan.
Chuyên gia này nhận xét: “Trông có vẻ rất bất lịch sự. Ta có một người khách trở lại thăm mình hoài, tiếp tục dành cho mình nhiều tầm quan trọng, thế mà mình đáp lại bằng cách chỉ cho có 3 chiếc máy bay trực thăng và cung cấp “hỗ trợ tinh thần” trong Hiệp định An ninh Song phương với Mỹ. Trông chẳng đẹp mắt tí nào.”
Hiệp định An ninh Song phương BSA với Hoa Kỳ, và việc Tổng thống Karzai từ chối không ký vào hiệp định, cũng là một đề tài trong chuyến thăm của nhà lãnh đạo Afghanistan. Ông Karzai nói binh sĩ Hoa Kỳ trước hết phải ngưng điều ông gọi là những vụ tấn công và nhà cửa của người Afghanistan và công khái bắt đầu hòa đàm với phe Taliban.
Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Ấn Ðộ Syed Akbaruddin nói với các phóng viên hôm thứ sáu rằng hiệp định BSA đã được thảo luận trong các cuộc hội đàm của ông Karzai với Thủ tướng Singh bởi vì định mệnh của hai nước “xen lẫn” với nhau.
Ông Akbaruddin nói: “Cả Ấn Ðộ và Afghanistan đều voi BSA là quan trọng cho sự ổn định của Afghanistan. Như quý vị đã biết, lập trường của chúng tôi đối với Afghanistan luôn là một lập trường không hẹp hòi, không can thiệp và không tiêu cực.”
Trong một bài phát biểu tại thành phố Pune miền tây Ấn Ðộ, ông Karzai trấn an các nhà lãnh đạo doanh nghiệp Ấn Ðộ rằng Hoa Kỳ “sẽ hoàn thành các điều kiện” và BSA sẽ được ký kết, trong khi cũng bảo đảm lợi nhuận cho những người đầu tư vào Afghanistan.
Chuyên gia phân tích Abhjit Iyer-Mitra nói nhà lãnh đạo Aghanistan cuối cùng cũng sẽ ký thỏa thuận, nhưng cách nào thì Ấn Ðộ cũng phải có một lập trường tích cực hơn trong vùng – và không xuất khẩu quyền lợi của mình qua Hoa Kỳ.
Ông Iyer-Mitra lý giải: “Cơ bản điều Ấn Ðộ muốn nói là 'ta có các doanh gia Ấn Ðộ phải dựa vào nước Mỹ để được an toàn. Chúng tôi sẽ không cung cấp sự an toàn cho quý vị. Và những gì chúng ta đang nói với phía Afghanistan là, ‘đừng tìm cách để chúng tôi phải ganh đua với phía Mỹ trong các cuộc thương nghị BSA. Chúng tôi không muốn tham gia trò chơi đó'. Như thế thông điệp mà Afghanistan đem về là Ấn Ðộ đang ném chúng ta cho chó sói ăn thịt, và Ấn Ðộ đang ném chúng ta cho Pakistan.”
Trong khi Afghanistan trải qua giai đoạn chuyển tiếp này, thì rõ ràng an ninh là một mối quan tâm cho cả 3 nước Afghanistan, Pakistan và Ấn Ðộ. Trong các cuộc hội đàm với ông Karzai, Thủ tướng Singh đã cảm tạ lực lượng Afghainstan đã dẹp tan một vụ tấn công tự sát hồi tháng 8 ở thành phố Jalalabad miền đông Afghanistan – và nêu ra sự kiện nạn khủng bố và chủ nghĩa cực đoan gây đe doạ cho toàn bộ khu vực như thế nào.