Chính phủ đang bênh vực quyết định của mình trước những cáo buộc kiểm duyệt Internet sau khi yêu cầu các công ty như Facebook và Twitter ngăn chặn hàng trăm trang web. Thông tín viên Anjana Pasricha từ New Delhi cho biết, những nỗ lực của Ấn Độ nhằm quản lý nội dung trên mạng và gây áp lực lên những công ty cung cấp dịch vụ truyền thông xã hội đã thu hút nhiều chỉ trích.
Sau khi đe dọa sẽ có biện pháp xử lý Twitter, các quan chức Ấn Độ cho biết trang web tiểu blog này đã đồng ý đối thoại với chính phủ. Nhưng cuộc đối đầu giữa chính phủ với Twitter là vẫn chưa chấm dứt.
Chính phủ muốn Twitter để loại bỏ 28 trang có chứa những gì nó gọi là "nội dung có tính xúc phạm", nhưng các quan chức nói rằng Twitter đã trích dẫn những khó khăn kỹ thuật trong việc tuân thủ các yêu cầu.
Chính phủ mới đây đã yêu cầu các trang web mạng xã hội như Facebook và Twitter chặn hàng trăm các trang web sau khi những hình ảnh giả mạo được tung trên mạng, khơi ra tin đồn về những cuộc tấn công trả thù của người Hồi giáo nhắm vào những người di cư từ vùng đông bắc, khiến họ tháo chạy khỏi thành phố.
Bộ trưởng Truyền thông và Công nghệ thông tin Kapil Sibal bác bỏ những cáo buộc rằng chính phủ đang cố kiểm duyệt các phương tiện truyền thông xã hội. Nhưng ông nói rằng việc sử dụng sai mục đích của nó có thể được ngăn chặn.
Bộ trưởng Sibal nói cần phải thảo luận với tất cả các bên liên quan và chuẩn bị một cơ chế để theo đó có thể phát hiện và cho gỡ xuống những nội dung gây phản cảm.
Chính phủ cho biết đã dẹp yên "nội dung gây kích động" giống như những hình ảnh đã khiến nhiều người di cư hàng loạt từ vùng đông bắc.
Tuy nhiên, nhiều người sử dụng các trang web mạng xã hội đã bày tỏ quan ngại rằng Ấn Độ có thể giảm bớt tự do trên mạng.
Chính phủ đang phải đối mặt với phản ứng giận dữ từ nhiều người dùng Twitter sau khi các nhà cung cấp dịch vụ Internet chặn một số tài khoản Twitter, trong đó có hai nhà báo.
Trong tuần qua, hơn 300 trang web, trang Facebook, video trên YouTube và tài khoản sử dụng Twitter đã bị chặn.
Các nhà phân tích nói này hành động này là chính đáng vì lợi ích an ninh quốc gia. Nhưng họ chỉ ra rằng một số hành động gần đây của chính phủ có phần thái quá.
Những người ủng hộ tự do trên Internet nói rằng họ đang đặc biệt quan ngại về một đạo luật được thông qua hồi năm ngoái bắt buộc các công ty cung cấp dịch vụ Internet phải loại bỏ "nội dung có tính xúc phạm" khi được yêu cầu làm như vậy.
Ông Rahul Roushan, chủ biên trang mạng “Faking News” chuyên châm biếm các chuyện thời sự, nhận định:
“Vấn đề là trên danh nghĩa cảnh giác quý vị đang làm gì? Quý vị lấy quyền quyết định cái gì là xúc phạm hay cái gì là chống lại an ninh quốc gia, và quý vị giao quyền này cho những người chỉ là giới quan liêu, các thanh tra cảnh sát. Và bộ luật này giao cho họ quyền quyết định cái gì là xúc phạm rồi họ có thể bẻ tay những người trung gian và ngăn chặn nội dung. Tòa án phải quyết định cái gì là xúc phạm, cái gì là chống lại quyền lợi quốc gia.”
Hồi tháng 6, chính phủ đã yêu cầu Twitter chận 6 tài khoản Twitter giả mạo tự nhận là của Thủ tuớng Manmohan Singh. Một phát ngôn viên chính phủ nói Twitter đã đồng ý tuân thủ lời yêu cầu.
Một bản phúc trình của Google Transparency nói rằng năm ngoái, Ấn Ðộ đứng đầu danh sách các nước thường xuyên yêu cầu các công ty Internet gỡ bỏ nội dung.
Sau khi đe dọa sẽ có biện pháp xử lý Twitter, các quan chức Ấn Độ cho biết trang web tiểu blog này đã đồng ý đối thoại với chính phủ. Nhưng cuộc đối đầu giữa chính phủ với Twitter là vẫn chưa chấm dứt.
Chính phủ muốn Twitter để loại bỏ 28 trang có chứa những gì nó gọi là "nội dung có tính xúc phạm", nhưng các quan chức nói rằng Twitter đã trích dẫn những khó khăn kỹ thuật trong việc tuân thủ các yêu cầu.
Chính phủ mới đây đã yêu cầu các trang web mạng xã hội như Facebook và Twitter chặn hàng trăm các trang web sau khi những hình ảnh giả mạo được tung trên mạng, khơi ra tin đồn về những cuộc tấn công trả thù của người Hồi giáo nhắm vào những người di cư từ vùng đông bắc, khiến họ tháo chạy khỏi thành phố.
Bộ trưởng Truyền thông và Công nghệ thông tin Kapil Sibal bác bỏ những cáo buộc rằng chính phủ đang cố kiểm duyệt các phương tiện truyền thông xã hội. Nhưng ông nói rằng việc sử dụng sai mục đích của nó có thể được ngăn chặn.
Bộ trưởng Sibal nói cần phải thảo luận với tất cả các bên liên quan và chuẩn bị một cơ chế để theo đó có thể phát hiện và cho gỡ xuống những nội dung gây phản cảm.
Chính phủ cho biết đã dẹp yên "nội dung gây kích động" giống như những hình ảnh đã khiến nhiều người di cư hàng loạt từ vùng đông bắc.
Tuy nhiên, nhiều người sử dụng các trang web mạng xã hội đã bày tỏ quan ngại rằng Ấn Độ có thể giảm bớt tự do trên mạng.
Chính phủ đang phải đối mặt với phản ứng giận dữ từ nhiều người dùng Twitter sau khi các nhà cung cấp dịch vụ Internet chặn một số tài khoản Twitter, trong đó có hai nhà báo.
Trong tuần qua, hơn 300 trang web, trang Facebook, video trên YouTube và tài khoản sử dụng Twitter đã bị chặn.
Các nhà phân tích nói này hành động này là chính đáng vì lợi ích an ninh quốc gia. Nhưng họ chỉ ra rằng một số hành động gần đây của chính phủ có phần thái quá.
Những người ủng hộ tự do trên Internet nói rằng họ đang đặc biệt quan ngại về một đạo luật được thông qua hồi năm ngoái bắt buộc các công ty cung cấp dịch vụ Internet phải loại bỏ "nội dung có tính xúc phạm" khi được yêu cầu làm như vậy.
Ông Rahul Roushan, chủ biên trang mạng “Faking News” chuyên châm biếm các chuyện thời sự, nhận định:
“Vấn đề là trên danh nghĩa cảnh giác quý vị đang làm gì? Quý vị lấy quyền quyết định cái gì là xúc phạm hay cái gì là chống lại an ninh quốc gia, và quý vị giao quyền này cho những người chỉ là giới quan liêu, các thanh tra cảnh sát. Và bộ luật này giao cho họ quyền quyết định cái gì là xúc phạm rồi họ có thể bẻ tay những người trung gian và ngăn chặn nội dung. Tòa án phải quyết định cái gì là xúc phạm, cái gì là chống lại quyền lợi quốc gia.”
Hồi tháng 6, chính phủ đã yêu cầu Twitter chận 6 tài khoản Twitter giả mạo tự nhận là của Thủ tuớng Manmohan Singh. Một phát ngôn viên chính phủ nói Twitter đã đồng ý tuân thủ lời yêu cầu.
Một bản phúc trình của Google Transparency nói rằng năm ngoái, Ấn Ðộ đứng đầu danh sách các nước thường xuyên yêu cầu các công ty Internet gỡ bỏ nội dung.