NEW DELHI —
Ủy ban Olympic Ấn Ðộ đã bầu một người lãnh đạo mới bị mang tiếng xấu vì những cáo buộc tham nhũng. Việc bổ nhiệm được đưa ra bất chấp sự kiện cơ quan này đã bị Ủy ban Olympic Quốc tế đình chỉ hoạt động, khiến cho cuộc biểu quyết không có hiệu lực. Theo tường thuật của thông tín viên VOA Anjana Pasricha từ New Delhi, việc Ấn Ðộ bị Ủy ban Thế vận đình chỉ hoạt động đã khơi ra nhiều lời kêu gọi thanh lọc hàng ngũ cơ quan quản lý thể thao tại nước này.
Ấn Ðộ đã bị Ủy ban Olympic Quốc tế đình chỉ hoạt động sau khi Ủy ban cảnh báo Uỷ ban Olympic Ấn Ðộ không được cho phép các ứng cử viên bị cáo buộc tham nhũng ra tranh cử.
Nhưng cơ quan thể thao Ấn Ðộ không chịu tuân hành quyết định đã xúc tiến một cuộc bầu cử để bầu ông Lalit Bhanot vào chức tổng thư ký. Ông Bhanot bị cáo buộc tham nhũng có liên quan đến vụ chủ trì Ðại hội Thể thao của Khối Thịnh vượng chung hồi năm 2010 tại New Delhi và đã thọ án 11 tháng tù. Ông ra tranh cử mà không có đối thủ.
Các giới chức Ấn Ðộ cho hay họ đã không làm việc gì sai trái bởi vì họ theo lệnh của một tòa án Ấn Ðộ khi thực hiện cuộc bỏ phiếu gây nhiều tranh cãi theo một quy ước về thể thao của chính phủ.
Tuy nhiên, Uỷ ban Olympic Quốc tế đã công bố cuộc đề cử là không có hiệu lực, và nói rằng cơ quan thể thao của Ấn Ðộ phải chứng minh rằng họ độc lập đối với chính phủ. Uỷ ban đã viện cớ quản trị tồi và sự can thiệp của chính phủ Ấn Ðộ là các lý do đình chỉ hoạt động của cơ quan thể thao Ấn Ðộ.
Tại Ấn Ðộ, vụ đình chỉ hoạt động đã khơi ra nhiều lời kêu gọi cải tổ Ủy ban Olympic Ấn Ðộ và các liên đoàn thể thao khác.
Ông V.Srivatsa, một nhà bình luận thể thao ở New Delhi, nói rằng hầu hết các cơ quan thể thao đều đặt dưới sự lãnh đaọ của các chính trị gia và các quan chức có thế lực không quan tâm gì mấy đến vấn đề nuôi dưỡng thể thao. Ông nói các cáo buộc tham nhũng là chuyện thông thường.
Ông V.Srivatsa nói: “Toàn bộ tổ chức bị đặt dưới sự kiểm soát của một số người có đặc quyền đặc lợi. Họ nắm hết quyền hành. Ðó là thảm kịch của cả chính sự và thể thao Ấn Ðộ. Cũng như mọi cơ quan khác ở nước này, các cơ quan thể thao cần phải thanh lọc. Ðó là một cái mái dột. Cần phải bịt lại.”
Quản lý thể thao tồi tệ bị nhiều người quy trách là đã đưa đến thành tích kém của Ấn Ðộ trong trường thể thao quốc tế. 6 huy chương tại Thế vận hội London là thành tích tốt nhất từ trước đến nay. Ấn Ðộ chỉ được có một huy chương vàng duy nhất tại Thế vận hội ở Bắc Kinh.
Các nhà bình luận thể thao thường so sánh Ấn Ðộ với Trung Quốc và nói rằng Ấn Ðộ cần phải có nhiều biện pháp hơn để phát triển thể thao.
Việc Ấn Ðộ đang cai Ðại hội Thể thao của Khối Thịnh vượng Chung năm 2010 cũng khiến nước này bị mất mặt. Tổn phí tăng vọt từ khoảng 75 triệu đôla lên tới 8 tỷ đôla, và đã có nhiều cáo buộc tham nhũng. Cơ sở hạ tầng sập sệ đã khiến nhiều nước doạ không tham dự.
Ðang ở thế nổi lên trên toàn cầu, Ấn Ðộ nuôi các ước mơ sẽ có ngày được đang cai Thế vận hội.
Tuy nhiên, ngay lúc này, theo các điều kiện của quyết định đình chỉ hoạt động, Ấn Ðộ sẽ không được phép tranh tài trong bất cứ cuộc thi nào do Uỷ ban Olympic Quốc tế tổ chức.
Nhưng các giới chức thể thao có liên hệ với Uỷ ban Olympic Quốc tế đã gạt đi quyết định đình chỉ và nói họ sẽ cố gắng tìm cách bãi bỏ quyết định đó càng sớm càng tốt.
Ấn Ðộ đã bị Ủy ban Olympic Quốc tế đình chỉ hoạt động sau khi Ủy ban cảnh báo Uỷ ban Olympic Ấn Ðộ không được cho phép các ứng cử viên bị cáo buộc tham nhũng ra tranh cử.
Nhưng cơ quan thể thao Ấn Ðộ không chịu tuân hành quyết định đã xúc tiến một cuộc bầu cử để bầu ông Lalit Bhanot vào chức tổng thư ký. Ông Bhanot bị cáo buộc tham nhũng có liên quan đến vụ chủ trì Ðại hội Thể thao của Khối Thịnh vượng chung hồi năm 2010 tại New Delhi và đã thọ án 11 tháng tù. Ông ra tranh cử mà không có đối thủ.
Các giới chức Ấn Ðộ cho hay họ đã không làm việc gì sai trái bởi vì họ theo lệnh của một tòa án Ấn Ðộ khi thực hiện cuộc bỏ phiếu gây nhiều tranh cãi theo một quy ước về thể thao của chính phủ.
Tuy nhiên, Uỷ ban Olympic Quốc tế đã công bố cuộc đề cử là không có hiệu lực, và nói rằng cơ quan thể thao của Ấn Ðộ phải chứng minh rằng họ độc lập đối với chính phủ. Uỷ ban đã viện cớ quản trị tồi và sự can thiệp của chính phủ Ấn Ðộ là các lý do đình chỉ hoạt động của cơ quan thể thao Ấn Ðộ.
Tại Ấn Ðộ, vụ đình chỉ hoạt động đã khơi ra nhiều lời kêu gọi cải tổ Ủy ban Olympic Ấn Ðộ và các liên đoàn thể thao khác.
Ông V.Srivatsa nói: “Toàn bộ tổ chức bị đặt dưới sự kiểm soát của một số người có đặc quyền đặc lợi. Họ nắm hết quyền hành. Ðó là thảm kịch của cả chính sự và thể thao Ấn Ðộ. Cũng như mọi cơ quan khác ở nước này, các cơ quan thể thao cần phải thanh lọc. Ðó là một cái mái dột. Cần phải bịt lại.”
Quản lý thể thao tồi tệ bị nhiều người quy trách là đã đưa đến thành tích kém của Ấn Ðộ trong trường thể thao quốc tế. 6 huy chương tại Thế vận hội London là thành tích tốt nhất từ trước đến nay. Ấn Ðộ chỉ được có một huy chương vàng duy nhất tại Thế vận hội ở Bắc Kinh.
Việc Ấn Ðộ đang cai Ðại hội Thể thao của Khối Thịnh vượng Chung năm 2010 cũng khiến nước này bị mất mặt. Tổn phí tăng vọt từ khoảng 75 triệu đôla lên tới 8 tỷ đôla, và đã có nhiều cáo buộc tham nhũng. Cơ sở hạ tầng sập sệ đã khiến nhiều nước doạ không tham dự.
Ðang ở thế nổi lên trên toàn cầu, Ấn Ðộ nuôi các ước mơ sẽ có ngày được đang cai Thế vận hội.
Tuy nhiên, ngay lúc này, theo các điều kiện của quyết định đình chỉ hoạt động, Ấn Ðộ sẽ không được phép tranh tài trong bất cứ cuộc thi nào do Uỷ ban Olympic Quốc tế tổ chức.
Nhưng các giới chức thể thao có liên hệ với Uỷ ban Olympic Quốc tế đã gạt đi quyết định đình chỉ và nói họ sẽ cố gắng tìm cách bãi bỏ quyết định đó càng sớm càng tốt.