'Thời đại Modi' đã đến với Ấn Độ. Thông tín viên Catherine Maddux tường thuật rằng chỉ mới chưa đầy một tháng trước đây cử tri Ấn Độ đã chuyển đi một thông điệp rõ ràng: Tống Cựu Nghênh Tân – nói nôm na là tiễn biệt những gì không còn hợp thời và đón nhận những gì mới mẽ.
Một tỷ lệ kỷ lục 66,4% cử tri đã loại bỏ Đảng Quốc Đại, bị cáo buộc tham nhũng nghiêm trọng với nền kinh tế không khởi động, thay vào đó cử tri đã chọn Đảng Ấn giáo Bharatiya Janata, một đảng theo đường lối dân tộc - và chính trị gia nổi tiếng của đảng này từ bang Gujarat – ông Narendra Modi.
Thông điệp của cử tri rõ như ban ngày, “Hãy cải thiện kinh tế”, theo nhận định của ông Pramit Pal Chaudhuri, biên tập viên báo Hindustan Times. Ông nói:
“Tăng trưởng kinh tế Ấn Độ đã giảm một nửa trong 3 hay 4 năm qua, và trong tình trạng lạm phát kinh niên, lạm phát về cơ bản cứ giữ ở mức 8% đến 9%, cho dù tỷ lệ tăng trưởng kinh tế giảm.”
Ông Modi, được biết đến như người đã đưa bang Gujarat của Ấn Độ thành một bang phồn vinh kinh tế, đã bắt đầu thực hiện kế hoạch của ông qua việc tiếp các viên chức Trung Quốc cao cấp nhất trong tuần lễ vừa qua, dường như là để tăng cường quan hệ nhằm lôi cuốn đầu tư từ Bắc Kinh.
Ông cũng có ý định giảm thiểu thói quan liêu hầu thu hút nhiều đầu tư nước ngoài.
Tuy nhiên, một đất nước với dân số 1,2 tỷ trải rộng trong 29 bang thì điều này không dễ dàng, theo nhận định của ông Milan Vaishnav thuộc chương trình Đông Á của Viện nghiên cứu Hòa bình Quốc tế Carnegie, ở Washington. Đó là vì Ấn Độ, rõ rệt, đang hướng đến đường lối tản quyền, ông nói:
“Như vậy điều đó có nghĩa là, trên thực tế, ông Narendra Modi đã hạn chế đòn bẩy quyền lực khi phải thúc đẩy việc thông qua, chẳng hạn như, cải cách kinh tế, vì các thủ phủ các bang ngày càng phải quyết định nhiều hơn về những vấn đề như lao động, đất đai, những thứ phải làm như y tế và giáo dục.”
Ông nhận định, “Nhiều vấn đề cơ bản đó ảnh hưởng đến đời sống thường nhật của người dân chính yếu thuộc về các bang, hơn là chính phủ trung ương ở New Delhi. Vì vậy nó đặt ra trở ngại, và hàng loạt thách thức cho ông Modi khi ông tìm cách cải thiện kinh tế của Ấn Độ.”
Và một số khu vực trong nền kinh tế Ấn Độ sẽ đòi hỏi nhiều thời gian hơn để xoay chuyển, theo nhận định của bà Alyssa Ayres chuyên gia về Ấn Độ, Pakistan và Nam Á, thuộc Hội đồng Quan hệ Đối ngoại. Bà nói:
“Một số lãnh vực nguyên là của các bang chứ không phải thuộc chính phủ trung ương.. các lãnh vực như nông nghiệp và bán lẻ, điện, đất đai, lao đông, sẽ cần nhiều thời gian hơn.”
Mô hình Gujarat
Biên tập viên Chaudhuri nói rằng mô hình Gujarat có lẽ đóng một vai trò lớn trong thế mạnh chính của ông Modi trong vai trò một chính trị gia vì ông đã đem lại mức tăng trưởng kỷ lục ở Gujarat, bang đã trải qua sự bùng phát kinh tế đầy ấn tượng trong 3 nhiệm kỳ ông Modi giữ chức thống đốc. Ông Chaudhuri nói:
“Lập luận của ông là mô hình mà ông triển khai ở Gujarat phụ thuộc rất lớn vào đường lối kỹ trị, cho giới kỹ trị và công chức điều hành các khu vực lớn của chính phủ và giữ quyền kiểm soát tập trung thật chặt chẽ việc thực thi các chính sách, cũng như ý thức chính trị cao về việc làm thế nào để công chúng tin và các chính sách này.”
Tuy nhiên giới phê bình nói rằng quảng cáo cái được ông gọi là “Mô hình Gujarat” cho toàn thể dân Ấn Độ mà không xét đến những điểm thực tế của việc điều hành một bang chừng 60 triệu dân và của cả nước Ấn Độ.
Bà Ayres nói rằng quá trình thành tựu của ông mang tính quyết định. Bà nói:
“Ông ấy sẽ có cái cảm giác chia sẻ với các thống đốc khác. Ông ấy sẽ có thể so sánh các điểm ghi nhận với họ và nói ‘xem đây điều này có thích hợp đối với chúng ta, hãy thử đi’ .. tất nhiên ông mang theo mình một quá trình về hành chánh rất thành công. Nhưng rõ ràng nó khác biệt để nhìn sự thay đổi lớn ở tầm mức quốc gia từ gốc độ tập trung.”
Phần lớn giới quan sát tiên liệu rằng ông Modi sẽ mất chừng 2 năm để cải thiện kinh tế Ấn Độ - đó là gia tăng tỷ lệ tăng trưởng hàng năm lên 7 hay 8% mà không gây thêm lạm phát vốn đã dai dẳng.
Và có một vài điều thực tế đang diễn ra có lợi cho ông, đó là đảng Quốc Đại đối lập đã bị một cú thất bại choáng váng, chỉ giữ được 44 ghế trong quốc hội – một tình huống tệ hại nhất của đảng này từ trước đến nay.
Một lợi điểm khác nữa là ông Modi nắm thế đa số tuyệt đối ở Hạ viện, động lực chính trị diễn ra lần đầu kể từ năm 1984.
Đông tiến
Với chuyến công du nước ngoài đầu tiên kể từ khi ông nhậm chức thủ tướng là Nhật Bản, thêm vào các cuộc thảo luận với giới chức hàng đầu của Trung Quốc hồi tuần trước, rõ ràng ông Modi đang hướng về các quốc gia châu Á hầu lôi kéo những người có nguồn tư bản dư giả muốn tìm nơi bỏ vốn. Ông Chaudhuri nói:
“Nhật Bản đang đề ra kế hoạch cho Ấn Độ sẽ chuyển biến những khu vực lớn của nền kinh tế Ấn Độ một cách hiệu quả. Nhật đang có những vấn đề nghiêm trọng với Trung Quốc về chính sách đối ngoại, vì vậy Nhật đang tỏ dấu hiệu rằng họ muốn chuyển ra khỏi Trung quốc nơi mà họ đầu tư rất lớn, Nhật có khoảng 18.000 hãng xưởng ở đó và họ đang tìm nơi để di dời chúng vì tình hình căng thẳng.”
Ấn Độ cũng để mắt vào khả năng đầu tư từ Singapore và Thái Lan.
Như vậy Hoa Kỳ nằm trong khoản nào? Chuyên gia Vaishnav của viện Carnegie nói:
“ Hoa Kỳ, ít nhất là trong 10 năm qua, khuyến khích Ấn Độ hội nhập nhiều hơn vào khu vực Đông Nam Á và Á châu, khuyến khích phát triển giao thương, đã dùng những ngôn từ đầy khích lệ về việc Ấn Độ thực sự triển khai điều mà họ goi là chính sách ‘Đông tiến’. Và vì vậy tôi thực sự nghĩ rằng đây điểm mà đôi bên cùng có lợi. Trong chừng mực nền kinh tế Ấn Độ tăng trưởng nhanh hơn nó sẽ ảnh hưởng có lợi cho các nhà đầu tư và kinh tế Mỹ.”
Tháng 7 ông Modi sẽ loan báo ngân sách đầu tiên – được dự kiến sẽ là lộ đồ chính xác nhằm thu hút đầu tư mới từ nước ngoài và giải quyết các vấn đề thuộc cơ cấu như thuế khóa để làm cho Ấn Độ trở nên hấp dẫn hơn.
Trong khi chờ đợi, phúc trình kinh tế mới nhất từ Ấn Độ cho thấy sự phục hồi trong tăng trưởng công nghiệp cùng với sự sút giảm lạm phát trong lãnh vực bán lẻ.
Một tỷ lệ kỷ lục 66,4% cử tri đã loại bỏ Đảng Quốc Đại, bị cáo buộc tham nhũng nghiêm trọng với nền kinh tế không khởi động, thay vào đó cử tri đã chọn Đảng Ấn giáo Bharatiya Janata, một đảng theo đường lối dân tộc - và chính trị gia nổi tiếng của đảng này từ bang Gujarat – ông Narendra Modi.
Thông điệp của cử tri rõ như ban ngày, “Hãy cải thiện kinh tế”, theo nhận định của ông Pramit Pal Chaudhuri, biên tập viên báo Hindustan Times. Ông nói:
“Tăng trưởng kinh tế Ấn Độ đã giảm một nửa trong 3 hay 4 năm qua, và trong tình trạng lạm phát kinh niên, lạm phát về cơ bản cứ giữ ở mức 8% đến 9%, cho dù tỷ lệ tăng trưởng kinh tế giảm.”
Ông Modi, được biết đến như người đã đưa bang Gujarat của Ấn Độ thành một bang phồn vinh kinh tế, đã bắt đầu thực hiện kế hoạch của ông qua việc tiếp các viên chức Trung Quốc cao cấp nhất trong tuần lễ vừa qua, dường như là để tăng cường quan hệ nhằm lôi cuốn đầu tư từ Bắc Kinh.
Ông cũng có ý định giảm thiểu thói quan liêu hầu thu hút nhiều đầu tư nước ngoài.
Tuy nhiên, một đất nước với dân số 1,2 tỷ trải rộng trong 29 bang thì điều này không dễ dàng, theo nhận định của ông Milan Vaishnav thuộc chương trình Đông Á của Viện nghiên cứu Hòa bình Quốc tế Carnegie, ở Washington. Đó là vì Ấn Độ, rõ rệt, đang hướng đến đường lối tản quyền, ông nói:
“Như vậy điều đó có nghĩa là, trên thực tế, ông Narendra Modi đã hạn chế đòn bẩy quyền lực khi phải thúc đẩy việc thông qua, chẳng hạn như, cải cách kinh tế, vì các thủ phủ các bang ngày càng phải quyết định nhiều hơn về những vấn đề như lao động, đất đai, những thứ phải làm như y tế và giáo dục.”
Ông nhận định, “Nhiều vấn đề cơ bản đó ảnh hưởng đến đời sống thường nhật của người dân chính yếu thuộc về các bang, hơn là chính phủ trung ương ở New Delhi. Vì vậy nó đặt ra trở ngại, và hàng loạt thách thức cho ông Modi khi ông tìm cách cải thiện kinh tế của Ấn Độ.”
Và một số khu vực trong nền kinh tế Ấn Độ sẽ đòi hỏi nhiều thời gian hơn để xoay chuyển, theo nhận định của bà Alyssa Ayres chuyên gia về Ấn Độ, Pakistan và Nam Á, thuộc Hội đồng Quan hệ Đối ngoại. Bà nói:
“Một số lãnh vực nguyên là của các bang chứ không phải thuộc chính phủ trung ương.. các lãnh vực như nông nghiệp và bán lẻ, điện, đất đai, lao đông, sẽ cần nhiều thời gian hơn.”
Mô hình Gujarat
Biên tập viên Chaudhuri nói rằng mô hình Gujarat có lẽ đóng một vai trò lớn trong thế mạnh chính của ông Modi trong vai trò một chính trị gia vì ông đã đem lại mức tăng trưởng kỷ lục ở Gujarat, bang đã trải qua sự bùng phát kinh tế đầy ấn tượng trong 3 nhiệm kỳ ông Modi giữ chức thống đốc. Ông Chaudhuri nói:
“Lập luận của ông là mô hình mà ông triển khai ở Gujarat phụ thuộc rất lớn vào đường lối kỹ trị, cho giới kỹ trị và công chức điều hành các khu vực lớn của chính phủ và giữ quyền kiểm soát tập trung thật chặt chẽ việc thực thi các chính sách, cũng như ý thức chính trị cao về việc làm thế nào để công chúng tin và các chính sách này.”
Tuy nhiên giới phê bình nói rằng quảng cáo cái được ông gọi là “Mô hình Gujarat” cho toàn thể dân Ấn Độ mà không xét đến những điểm thực tế của việc điều hành một bang chừng 60 triệu dân và của cả nước Ấn Độ.
Bà Ayres nói rằng quá trình thành tựu của ông mang tính quyết định. Bà nói:
“Ông ấy sẽ có cái cảm giác chia sẻ với các thống đốc khác. Ông ấy sẽ có thể so sánh các điểm ghi nhận với họ và nói ‘xem đây điều này có thích hợp đối với chúng ta, hãy thử đi’ .. tất nhiên ông mang theo mình một quá trình về hành chánh rất thành công. Nhưng rõ ràng nó khác biệt để nhìn sự thay đổi lớn ở tầm mức quốc gia từ gốc độ tập trung.”
Phần lớn giới quan sát tiên liệu rằng ông Modi sẽ mất chừng 2 năm để cải thiện kinh tế Ấn Độ - đó là gia tăng tỷ lệ tăng trưởng hàng năm lên 7 hay 8% mà không gây thêm lạm phát vốn đã dai dẳng.
Và có một vài điều thực tế đang diễn ra có lợi cho ông, đó là đảng Quốc Đại đối lập đã bị một cú thất bại choáng váng, chỉ giữ được 44 ghế trong quốc hội – một tình huống tệ hại nhất của đảng này từ trước đến nay.
Một lợi điểm khác nữa là ông Modi nắm thế đa số tuyệt đối ở Hạ viện, động lực chính trị diễn ra lần đầu kể từ năm 1984.
Đông tiến
Với chuyến công du nước ngoài đầu tiên kể từ khi ông nhậm chức thủ tướng là Nhật Bản, thêm vào các cuộc thảo luận với giới chức hàng đầu của Trung Quốc hồi tuần trước, rõ ràng ông Modi đang hướng về các quốc gia châu Á hầu lôi kéo những người có nguồn tư bản dư giả muốn tìm nơi bỏ vốn. Ông Chaudhuri nói:
“Nhật Bản đang đề ra kế hoạch cho Ấn Độ sẽ chuyển biến những khu vực lớn của nền kinh tế Ấn Độ một cách hiệu quả. Nhật đang có những vấn đề nghiêm trọng với Trung Quốc về chính sách đối ngoại, vì vậy Nhật đang tỏ dấu hiệu rằng họ muốn chuyển ra khỏi Trung quốc nơi mà họ đầu tư rất lớn, Nhật có khoảng 18.000 hãng xưởng ở đó và họ đang tìm nơi để di dời chúng vì tình hình căng thẳng.”
Ấn Độ cũng để mắt vào khả năng đầu tư từ Singapore và Thái Lan.
Như vậy Hoa Kỳ nằm trong khoản nào? Chuyên gia Vaishnav của viện Carnegie nói:
“ Hoa Kỳ, ít nhất là trong 10 năm qua, khuyến khích Ấn Độ hội nhập nhiều hơn vào khu vực Đông Nam Á và Á châu, khuyến khích phát triển giao thương, đã dùng những ngôn từ đầy khích lệ về việc Ấn Độ thực sự triển khai điều mà họ goi là chính sách ‘Đông tiến’. Và vì vậy tôi thực sự nghĩ rằng đây điểm mà đôi bên cùng có lợi. Trong chừng mực nền kinh tế Ấn Độ tăng trưởng nhanh hơn nó sẽ ảnh hưởng có lợi cho các nhà đầu tư và kinh tế Mỹ.”
Tháng 7 ông Modi sẽ loan báo ngân sách đầu tiên – được dự kiến sẽ là lộ đồ chính xác nhằm thu hút đầu tư mới từ nước ngoài và giải quyết các vấn đề thuộc cơ cấu như thuế khóa để làm cho Ấn Độ trở nên hấp dẫn hơn.
Trong khi chờ đợi, phúc trình kinh tế mới nhất từ Ấn Độ cho thấy sự phục hồi trong tăng trưởng công nghiệp cùng với sự sút giảm lạm phát trong lãnh vực bán lẻ.