NEW DEHLI —
Ấn Độ đang có những kế hoạch nhiều tham vọng nhằm trợ cấp tiền mặt cho dân nghèo để loại trừ tệ nạn lường gạt và ăn chận trong các chương trình an sinh xã hội. Theo tường thuật của thông tín viên Anjana Parischa của đài VOA tại New Dehli, Ấn Độ điều hành hệ thống phân phối thực phẩm cho công chúng lớn nhất thế giới để ngăn chặn nạn đói, nhưng hàng tỉ đô la của hệ thống này không đến được tay dân nghèo.
Ông Raj Kumar, một người lái xe ba gác máy sinh sống tại một khu nhà ổ chuột ở mạn tây New Dehli, nhận được khoảng 20 đô la mỗi tháng để thay cho số trợ cấp thực phẩm mà ông nhận trước đây như bột mì và gạo. Ông Kumar nhận số tiền đó trong khuôn khổ của một chương trình thí điểm nhằm dùng tiền mặt thay cho trợ cấp lương thực. Ông cảm thấy vui mừng vì chương trình này.
Ông Kumar nói rằng bột mì mà chính phủ phát ra thường là loại bột xấu, đôi khi mang cho gia súc ăn cũng không được. Giờ đây nhờ có tiền mặt mà ông có thể mua thực phẩm có phẩm chất tốt hơn.
Ông Kumar cũng cho biết trước đây có lúc ông không hề được phát lương thực vì các cửa tiệm không nhận được lương thực từ chính quyền.
Chương trình phân phát lương thực là một phần của chương trình trợ cấp được thực hiện từ 50 năm qua, trong đó các loại thực phẩm trị giá hàng tỉ đô la được dành riêng để cung cấp cho dân nghèo. Đây là hệ thống phân phát thực phẩm cho công chúng lớn nhất thế giới. Tùy theo mức thu nhập mà trợ cấp thực phẩm được cung cấp miễn phí hoặc với giá rẻ. Trong năm vừa qua chính phủ đã chi tiêu 10 tỉ đô la cho chương trình này.
Tuy nhiên chương trình này bị nạn tham ô và lãng phí hoành hành. Kết quả điều tra của Tối cao Pháp viện và những cuộc điều tra khác cho thấy một phần khá lớn của số lương thực này bị cắt xén bởi một mạng lưới quan chức tham ô và được mang ra bán cho các nhà buôn với gia thị trường.
Ông Narendra Saxena là một giới chức làm việc cho Tối cao Pháp viện và được giao nhiệm vụ theo dõi các chương trình chống nạn đói. Ông nói rằng các số liệu của chính phủ cho thấy đây là một vấn đề qui mô lớn.
Ông Saxena nói: "Các cuộc nghiên cứu của Ủy ban Kế hoạch cho thấy chừng 58% số lương thực này không tới tay dân nghèo, là những người thụ hưởng chương trình trợ cấp. Tình hình rất tệ ở những tiểu bang như Bihar. Nạn tham nhũng tràn lan ở cấp tiểu bang. 50% số thẻ nhận trợ cấp lương thực được mang cho những người không thuộc giới nghèo."
Ông Saxena nói thêm rằng âm mưu lừa đảo khá đơn giản. Danh sách những người thụ hưởng đầy dẫy những tên tuổi giả mạo hoặc tên tuổi của những người không hội đủ điều kiện để nhận trợ cấp.
Để giảm bớt nạn lừa đảo tràn lan này, chính phủ muốn cải tổ toàn bộ công tác phân phát lương thực và nhiều chương trình trợ cấp khác bằng cách sử dụng một số căn cước được xác minh qua phương tiện điện tử phát cho mọi người dân ở Ấn Độ. Mới đây họ đã thực hiện những dự án thí điểm tại 8 tiểu bang để trực tiếp chuyển tiền bằng cách sử dụng những số thẻ căn cước được chứa trong những tấm thẻ gọi là thẻ “Aadhar”.
200 triệu người Ấn Độ đã nhận được những số này. Thủ tướng Manmohan Singh nói rằng điều này sẽ tăng cường công tác giúp đỡ người nghèo.
Thủ tướng Singh nói rằng số căn cước sẽ bảo đảm là tiền sẽ tới tay người hội đủ điều kiện nhận tiền và loại bỏ người trung gian. Ông nói rằng nhờ vậy mà những vụ lường gạt sẽ giảm đi.
Các chuyên gia đồng ý rằng việc chuyển tiền mặt sẽ góp phần giảm thiểu những hành vi tham ô. Nhưng họ nói rằng điều này không giải quyết được vấn đề. Họ nêu lên sự kiện là nhiều người nghèo không có tài khoản ngân hàng, đặc biệt là những người ở thôn quê hẻo lánh, nơi thường bị nạn đói hoành hành nhiều hơn.
Ông Narendra Saxena nói rằng những thẻ điện tử có thể bảo đảm là những tên tuổi giả mạo sẽ bị loại ra khỏi các danh sách những người nhận trợ cấp. Nhưng ông nói rằng thách thức thật sự của chương trình trợ cấp lương thực là xác định ai là người thụ hưởng.
Ông Saxena nói thêm: "Việc xác định người thụ hưởng không thể được thực hiện bằng cách cho họ một loại thẻ nào đó. Khi mà cứ 100 người có 30 người phải được chọn ra thì việc chọn 30 người đó phải được thực hiện bởi những giới chức nào đó trong chính quyền. Và đó chính là vấn đề. Vì vậy cho nên ngay cả trường hợp chúng ta quay sang trợ cấp tiền mặt thì trợ cấp cũng rơi vào tay những người không đáng được trợ cấp. Những người nghèo nhất không có thẻ lương thực, không có thẻ Aadhar, không có giấy tờ căn cước nào hết.
Ngoài ra, một số người còn e rằng số tiền phát cho các gia đình nghèo có thể bị một số người trong gia đình đó sử dụng sai trái và mang đi mua rượu hay để đánh bạc."
Các chuyên gia nói rằng một số tiểu bang như Kerala và Chattisgarh đã đạt được tiến bộ trong việc ngăn chận nạn ăn chận của chương trình trợ cấp lương thực và điều hành những chương trình có hiệu suất cao hơn so với những tiểu bang khác. Họ cho rằng các tiểu bang khác nên noi gương các tiểu bang này và tinh giản hệ thống phân phát lương thực nhằm ngăn chận nạn đói. Hiện nay gần phân nửa số trẻ em dưới 5 tuổi ở Ấn Độ bị suy dinh dưỡng.
Ông Raj Kumar, một người lái xe ba gác máy sinh sống tại một khu nhà ổ chuột ở mạn tây New Dehli, nhận được khoảng 20 đô la mỗi tháng để thay cho số trợ cấp thực phẩm mà ông nhận trước đây như bột mì và gạo. Ông Kumar nhận số tiền đó trong khuôn khổ của một chương trình thí điểm nhằm dùng tiền mặt thay cho trợ cấp lương thực. Ông cảm thấy vui mừng vì chương trình này.
Ông Kumar nói rằng bột mì mà chính phủ phát ra thường là loại bột xấu, đôi khi mang cho gia súc ăn cũng không được. Giờ đây nhờ có tiền mặt mà ông có thể mua thực phẩm có phẩm chất tốt hơn.
Ông Kumar cũng cho biết trước đây có lúc ông không hề được phát lương thực vì các cửa tiệm không nhận được lương thực từ chính quyền.
Chương trình phân phát lương thực là một phần của chương trình trợ cấp được thực hiện từ 50 năm qua, trong đó các loại thực phẩm trị giá hàng tỉ đô la được dành riêng để cung cấp cho dân nghèo. Đây là hệ thống phân phát thực phẩm cho công chúng lớn nhất thế giới. Tùy theo mức thu nhập mà trợ cấp thực phẩm được cung cấp miễn phí hoặc với giá rẻ. Trong năm vừa qua chính phủ đã chi tiêu 10 tỉ đô la cho chương trình này.
Tuy nhiên chương trình này bị nạn tham ô và lãng phí hoành hành. Kết quả điều tra của Tối cao Pháp viện và những cuộc điều tra khác cho thấy một phần khá lớn của số lương thực này bị cắt xén bởi một mạng lưới quan chức tham ô và được mang ra bán cho các nhà buôn với gia thị trường.
Ông Saxena nói: "Các cuộc nghiên cứu của Ủy ban Kế hoạch cho thấy chừng 58% số lương thực này không tới tay dân nghèo, là những người thụ hưởng chương trình trợ cấp. Tình hình rất tệ ở những tiểu bang như Bihar. Nạn tham nhũng tràn lan ở cấp tiểu bang. 50% số thẻ nhận trợ cấp lương thực được mang cho những người không thuộc giới nghèo."
Ông Saxena nói thêm rằng âm mưu lừa đảo khá đơn giản. Danh sách những người thụ hưởng đầy dẫy những tên tuổi giả mạo hoặc tên tuổi của những người không hội đủ điều kiện để nhận trợ cấp.
Để giảm bớt nạn lừa đảo tràn lan này, chính phủ muốn cải tổ toàn bộ công tác phân phát lương thực và nhiều chương trình trợ cấp khác bằng cách sử dụng một số căn cước được xác minh qua phương tiện điện tử phát cho mọi người dân ở Ấn Độ. Mới đây họ đã thực hiện những dự án thí điểm tại 8 tiểu bang để trực tiếp chuyển tiền bằng cách sử dụng những số thẻ căn cước được chứa trong những tấm thẻ gọi là thẻ “Aadhar”.
200 triệu người Ấn Độ đã nhận được những số này. Thủ tướng Manmohan Singh nói rằng điều này sẽ tăng cường công tác giúp đỡ người nghèo.
Thủ tướng Singh nói rằng số căn cước sẽ bảo đảm là tiền sẽ tới tay người hội đủ điều kiện nhận tiền và loại bỏ người trung gian. Ông nói rằng nhờ vậy mà những vụ lường gạt sẽ giảm đi.
Ông Narendra Saxena nói rằng những thẻ điện tử có thể bảo đảm là những tên tuổi giả mạo sẽ bị loại ra khỏi các danh sách những người nhận trợ cấp. Nhưng ông nói rằng thách thức thật sự của chương trình trợ cấp lương thực là xác định ai là người thụ hưởng.
Ông Saxena nói thêm: "Việc xác định người thụ hưởng không thể được thực hiện bằng cách cho họ một loại thẻ nào đó. Khi mà cứ 100 người có 30 người phải được chọn ra thì việc chọn 30 người đó phải được thực hiện bởi những giới chức nào đó trong chính quyền. Và đó chính là vấn đề. Vì vậy cho nên ngay cả trường hợp chúng ta quay sang trợ cấp tiền mặt thì trợ cấp cũng rơi vào tay những người không đáng được trợ cấp. Những người nghèo nhất không có thẻ lương thực, không có thẻ Aadhar, không có giấy tờ căn cước nào hết.
Ngoài ra, một số người còn e rằng số tiền phát cho các gia đình nghèo có thể bị một số người trong gia đình đó sử dụng sai trái và mang đi mua rượu hay để đánh bạc."
Các chuyên gia nói rằng một số tiểu bang như Kerala và Chattisgarh đã đạt được tiến bộ trong việc ngăn chận nạn ăn chận của chương trình trợ cấp lương thực và điều hành những chương trình có hiệu suất cao hơn so với những tiểu bang khác. Họ cho rằng các tiểu bang khác nên noi gương các tiểu bang này và tinh giản hệ thống phân phát lương thực nhằm ngăn chận nạn đói. Hiện nay gần phân nửa số trẻ em dưới 5 tuổi ở Ấn Độ bị suy dinh dưỡng.