Bộ trưởng ASEAN được kêu gọi sớm thực hiện thỏa thuận về Biển Đông

Tổng thống Indonesia Susilo Bambang Yudhoyono (giữa), Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Thái Lan Chitriya Pinthong (trái) Phó Thủ tướng kiêm Bộ trưởng Ngoại giao Việt Nam Phạm Gia Khiêm (thứ nhì từ bên trái), Ngoại trưởng Indonesia Marty Natalegawa (thứ nhì từ bên

Tại cuộc họp thường niên ở Bali hôm thứ Ba, các vị bộ trưởng ngoại giao Đông Nam Á đã được đề nghị nhanh chóng thúc đẩy các cuộc đối thoại với Trung Quốc về một bộ qui tắc ứng xử có tính cách ràng buộc ở biển Đông.

Tổng thống Indonesian Susilo Bambang Yudhoyono đã đọc bài diễn văn quan trọng tại phiên khai mạc hội nghị bộ trưởng Hiệp hội các Quốc gia Đông Nam Á, ASEAN.

Ông Yudhoyono nhấn mạnh rằng đã 9 năm trôi qua kể từ khi ASEAN và Trung Quốc đồng ý trên nguyên tắc về việc đàm phán một thỏa thuận mang tính ràng buộc để giải quyết các tranh chấp bởi các tuyên bố chủ quyền chồng chéo ở vùng biển, được cho là có trữ lượng dầu khí lớn, gây nên.

Ông Yudhoyono nói rằng mọi việc “không cần thiết phải tiến hành chậm chạp như vậy.”

Căng thẳng ở vùng biển này đã gia tăng trong những tháng gần đây khi các quốc gia tăng cường hoạt động khai thác dầu khí, đặc biệt ở gần quần đảo Trường Sa, quần đảo mà 6 chính phủ đang tuyên bố chủ quyền từng phần hoặc toàn bộ.

Ông Yudhoyono nói rằng việc đạt được tiến bộ của bộ qui tắc ứng xử sẽ gửi đi một tín hiệu mạnh mẽ tới toàn thế giới rằng tương lai của khu vực này “có thể đoán trước được, có thể kiểm soát được và lạc quan.”

Các giới chức ASEAN dự kiến sẽ tiến hành các cuộc đàm phán trực tiếp với Trung Quốc vào ngày thứ Tư, trước cuộc họp vào ngày thứ Nam khi cả 10 vị bộ trưởng ASEAN sẽ cùng những người đồng nhiệm Trung Quốc, Nhật Bản và Nam Triều Tiên nhóm họp.

Vào ngày thứ Bảy, 17 nước khác gồm cả Hoa Kỳ và Nga cũng sẽ cùng khối các quốc gia Đông Nam Á này tham dự Diễn đàn Khu vực ASEAN.

Vấn đề Biển Đông đã được đẩy lên hàng đầu chương trình nghị sự năm nay vì hàng loạt các sự cố trong đó cả Philippines lẫn Việt Nam đã khiếu nại về hành động của Trung Quốc ở vùng biển mà họ tuyên bố thuộc vùng đặc quyền kinh tế của nước mình.

Cả hai nước cùng đặc biệt khiếu nại về việc Trung Quốc can thiệp vào hoạt động khai thác dầu khí của họ.

Trung Quốc và Đài Loan cùng tuyên bố chủ quyền đối vớihầu như toàn bộ vùng biển mà họ gọi là Biển Đông, trong khi Việt Nam, Philippines, Malaysia và Brunei tuyên bố một số khu vực nằm gần kề với bờ biển nước họ.

Trung Quốc đã từng nói họ muốn giải quyết các tranh chấp trên cơ sở song phương thay vì đàm phán đa phương.


Nguồn: CN1157062, AFP