Bộ kính hiển vi với độ phân giải siêu đẳng đã chiếm nguyên một căn phòng tại Trường Đại học Kỹ thuật Sydney, nơi bầu không khí được lọc để ngăn bụi không làm hư hại thiết bị nhậy này.
Tốc độ của các máy thu hình trong kính hiển vi và các máy điện toán giúp các nhà khảo cứu nhìn thấy những bệnh chưa từng thấy bao giờ.
Bà Lynn Turnbull chịu trách nhiệm vận hành thiết bị cho biết:
“Ở một đầu ta có khả năng nhìn thấy độ phân giải tới 100 nanomet, tức là 1/10 kích thước của một vi khuẩn. Vì thế ta có thể nhìn vào bên trong vi khuẩn thay vì chỉ thấy những vệt nhỏ mờ mờ trên màn hình.”
Kỹ thuật này được gọi là hệ thống ghi hình với độ phân giải siêu đảng Delta Vision OMX Blaze. Hệ thống này được khai triển ở Hoa Kỳ và chi phí khoảng 1 triệu đôla. Bà Turnbull nói bộ kính hiển vi này cho thấy hình ảnh sống động của các bệnh lây nhiễm vào lúc chúng ngấm vào các tế bào lành mạnh.
Bà giải thích: “Mặc dầu chúng ta không thu hình được những vật thể di chuyển trong vòng chưa đầy 1 giây đồng hồ, nay ta thực sự tiến vào lãnh vực có thể nhìn ngắm các tiến trình bên trong các tế bào, quan sát các vi khuẩn xâm nhập tế bào hay những ký sinh trùng sốt rét xâm nhập một tế bào khiến ta có thể bắt đầu nhìn vào các tiến trình này với thời khắc thực tế thay vì chỉ chụp các hình ảnh mà thôi.”
Các nhà khoa học nay nhìn thấy các vi khuẩn, ký sinh trùng và virut với các chi tiết chưa từng thấy trước đây.
Giáo sư Ian Charles thuộc trường Đại học Kỹ thuật Sydney nói kỹ thuật này có thể đem lại cho y khoa một lợi thế quyết định trong công cuộc phòng chống bệnh tật. Ông nói:
“Chúng ta thực sự bắt đầu nhìn thấy các tiểu cấu trúc cơ chế vi sinh mà chúng ta chưa bao giờ thấy được trước đây, không những chỉ là chính vi sinh vật đó mà là cách thức vi sinh vật tương tác với tế bào chủ và làm bất cứ điều gì cần thiết để xâm nhập vào tế bào đó rồi đi ra khỏi tế bào đó. Do đó tôi ghĩ đây có thể là khởi đầu thực sự cho sự hình thành của có lẽ một phương thức nhìn vào tác động thực sự của các vi sinh vật.”
Toán chuyên gia ở Sydney cũng có thể chia sẻ bộ kính hiển vi với các cơ chế khác trên khắp thế giới quan mạng lưới chia sẻ video.
Giáo sư Charles nói các hình ảnh được truyền từ bộ kính hiển vi đến một dàn màn hình máy điện toán có thể liên kết với các trường đại học và các bệnh viện ở các nước khác.
Giáo sư Charles giải thích: “Đây là một thiết bị giúp ta nhìn vào hình ảnh thực trong từng nhóm khoa học gia quan tâm đến việc tiến hành các thí nghiệm và thực sự góp phần chỉ huy các thì nghiêm trên bộ kính hiển vi. Vì thế ta có thể ngồi đây mà bàn đến các cuộc thử nghiệm, nhìn vào màn hình và thực sự tìm cách quyết định bước kế tiếp.”
Trả lời câu hỏi liệu có thể có một người nào đó ở Bắc Mỹ hay châu Âu nhìn vào màn hình này cùng một lúc hay không, giáo sư Charles xác nhận rằng điều đó có thể thực hiện trên thực tế và có thể theo dõi các thí nghiệm ngay trong lúc tiến hành.
Các nhà khảo cứu hy vọng kỹ thuật ở Sydney sẽ giúp phát triển các loại dược phẩm mới bằng cách đem lại cho các nhà khoa học cơ hội hiểu rõ hơn các vi sinh vật như ký sinh trùng số rét gây lây nhiễm như thế nào.
Bộ kính hiển vi đầu tiên trên thế giới có thể nhìn thấy bệnh lây nhiễm thực sự qua video với độ phân giải siêu đẳng đã được thiết đặt tại một trường đại học ở Australia. Kỹ thuật này hứa hẹn các khái niệm mới về bệnh sốt rét và virut gây ra việc lây nhiễm có thể làm chết người. Thiết bị chụp hình vi khuẩn có khả năng tạo ra nhiều hình ảnh mầu trung thực của các bệnh tấn công các tế bào sống. Các nhà nghiên cứu nói thiết bị này có tiềm năng giúp khai triển các phương pháp điều trị nhiều tình trạng đe dọa đến mạng sống.