Bài 13: From Shakespeare’s Pen to Our Mouths

Hồng Hoa xin chào mừng quý thính giả đến với chương trình học tiếng Anh “Words and Their Stories.”

William Shakespeare có lẽ là văn hào Anh ngữ nổi tiếng nhất mọi thời. Các sử gia cho rằng Shakespeare sinh ngày 23 tháng 4 năm 1564 và mất vào đúng ngày đó 52 năm sau. Nhưng các sử gia và những người khác trong chúng ta thực ra biết rất ít về cuộc đời cá nhân của Shakespeare. Một số nhà nghiên cứu còn gợi ý rằng ông không phải là tác giả của tất cả những vở kịch được cho là của ông. Nhưng ta hãy gạt qua một bên những bí ẩn đó.

Điều chúng ta biết rõ là: Ngôn ngữ của Shakespeare vẫn còn sống động và được sử dụng trong Anh ngữ hiện đại hàng ngày. Ngay cả trong trường hợp một người sử dụng tiếng Anh không biết gì về Shakespeare, chắc chắn họ cũng biết một số thành ngữ mà ông đã khai sinh. Và không phải những câu cao siêu như “to be or not to be” hay “wherefore art thou Romeo.” Phần lớn mọi người biết những câu đó là của Shakespeare. Song kịch tác gia này còn là người khai sinh nhiều từ và thành ngữ mà ta tiếp tục sử dụng hàng ngày.

Sự kiện này có thể được giải thích hay nhất trong bối cảnh kịch trường.

Your browser doesn’t support HTML5

Bài 13: From Shakespeare’s Pen to Our Mouths

As Shakespeare wrote, “All the world’s a stage and all the men and women merely players.”

Let's pretend two friends are in a crowded theater. They are waiting for a performance of Shakespeare to begin. One is a Shakespeare buff who knows a lot about the playwright. The other person thinks he knows very little about Shakespeare. But he may know more than he thinks.

Như Shakespeare đã viết, “Thế giới là một sân khấu và tất cả đàn ông và đàn bà chỉ là những diễn viên.” Ta hãy giả thử hai người bạn trong một rạp hát đông đảo. Họ đang chờ buổi trình diễn một vở kịch của Shakespeare bắt đầu. Một người là một tay sành sõi về Shakespeare và biết rất nhiều về kịch tác gia này. Người kia thì biết rất ít về Shakespeare. Thế nhưng anh này lại có thể biết nhiều hơn anh nghĩ.

Một số từ đáng chú ý ta vừa nghe là Shakespeare là tên của văn hào Anh, lừng danh thế giới với nhiều vở kịch nổi tiếng; player là người diễn kịch, hay diễn viên; buff là người rất quan tâm đến một vấn đề và biết rất nhiều về vấn đề đó, ta thường nói là người sành sõi, sành điệu; playwright là người viết kịch, kịch tác gia.

Trước khi mở màn, ta hãy nghe câu chuyện giữa hai người bạn này:

A: What took you so long? The play is starting soon.

Anh đi đâu lâu thế? Sắp bắt đầu vở kịch rồi.

B: I wanted to buy something to eat, but that turned out to be a wild-goose chase. This theater does not have any food!

Tôi muốn mua cái gì đó để ăn, nhưng hóa ra là một cuộc săn vịt trời. Rạp hát này không có thức ăn.

Thành ngữ wild-goose chase. Wild là hoang dã, khi nói về động vật, thì đó là những con vật không phải nuôi trong nhà; goose là con ngỗng wild goose ta loài ngỗng sống hoang, ta còn gọi là vịt trời; chase là danh từ chỉ một cuộc săn đuổi. theater là rạp hát. Ta sẽ nghe nguồn gốc và cách dùng thành ngữ wild-goose chase trong phần đối thoại tiếp theo:

A: I thought you went home.

Tôi tưởng anh về nhà rồi.

B: Why would I leave?

Vì sao tôi lại về chứ?

A: Because you do not like Shakespeare.

Vì anh không thích Shakespeare.

B: It’s not that I don’t like Shakespeare. I just don’t know Shakespeare.

Không phải tôi không thích Shakespeare. Tôi chỉ không biết rõ về Shakespeare thôi.

A: I suspect you know more than you think.

Tôi nghi là anh biết nhiều hơn anh nghĩ đấy.

B: What do you mean?

Ý bạn muốn nói gì?

A: Well, the term “wild goose chase” comes from Shakespeare’s play “Romeo and Juliet.” Years ago, it meant a kind of horse race. But now, it means a hopeless search for something you cannot find.

À. Thành ngữ “wild-goose chase” phát xuất từ vở kịch “Romeo and Juliet” của Shakespeare đấy. Cách đây nhiều năm, nó có nghĩa là một cuộc đua ngựa. Nhưng nay nó có nghĩa là một cuộc tìm kiếm vô vọng một thứ gì ta không thể tìm thấy.

Romeo and Juliet là tên một vở kịch nổi tiếng của Shakespeare nói về mối tình giữa hai nhân vật tên là Romeo và Juliet; race là cuộc chạy đua – horse race là cuộc đua ngựa; hopeless là không có hy vọng, vô vọng; search là cuộc tìm kiếm; find là tìm thấy.

Ta hãy nghe tiếp câu chuyện giữa hai người bạn này:

B: Well, I wish you would have told me that this theater doesn’t serve food before my wild-goose chase. I’m so hungry! A friend has been staying with me for the past month and he’s eating me out of house and home! There's nothing left in my house to eat.

Giá mà anh nói cho tôi biết là rạp hát này không phục vụ thức ăn trước khi tôi đi tìm hết hơi mà chẳng thấy gì. Tôi đói quá rồi! Một người bạn đã ở cùng với tôi suốt tháng rồi và anh ta đã ăn hết sạch sành sanh. Không còn gì trong nhà tôi để mà ăn nữa.

A: That is another expression from Shakespeare! It comes from the play “Henry IV.”

Đấy anh lại vừa dùng thêm một thành ngữ của Shakespeare rồi! Thành ngữ này được dùng trong vở kịch “Henry Đệ tứ.”

Một số từ đáng chú ý là serve là phục vụ, bán; hungry là đói; và Thành ngữ eating me out of house and home, mà ta sẽ nghe giải thích trong phần đối thoại tiếp theo đây:

B: What expression, “I’m hungry!”?

Thành ngữ nào, “I’m hungry” ấy à?

A: No! To eat someone out of house and home. It means that someone eats all the food in your house, like you’re friend. In Shakespeare’s play, Mistress Quickly says to the king, “He hath eaten me out of house and home; he hath put all my substance into that fat belly of his … !”

Không! To eat someone out of house and home cơ. Nó có nghĩa là ai đó ăn hết sạch thức ăn trong nhà bạn, giống như người bạn của anh ấy. Nhân vật Mistress Quickly trong kịch nói với nhà vua, “Hắn ta đã ăn hết sạch sành sanh đồ ăn trong nhà tôi; hắn ta đã bỏ hết mọi thứ vào cái bụng phệ của hắn ta…!

Kịch của Shakespeare sử dụng các từ trong cổ ngữ Anh, như hath thay vì had; substance là chất liệu, thay vì dùng từ phổ biến ngày nay là food, thức ăn; belly là bụng; fat là béo mập.

B: That is exactly what is happening … just like in Henry IV!

Đấy chính xác là điều đang xảy ra… giống như trong kịch Henry Đệ tứ!

A: So, why has your friend been staying with you for so long?

Thế vì sao mà bạn anh lại ở với anh lâu đến thế?

B: He says he got into a little trouble with the law and needs to lie low for a while.

Y nói là y gặp chút rắc rối với công lực và cần phải né tránh một thời gian.

Exactly là trạng từ có nghĩa là chính xác, thường dùng để xác nhận điều gì là đúng; happening là hiện tại phân từ của động từ happen là xảy diễn; thành ngữ get into a little trouble with the law; gặp chút rắc rối với công lực trouble là rắc rối; law là luật pháp, hay cơ quan công lực; lie low gồm động từ lie là nằm và tính từ hay trạng từ low là thấp. Ta hãy nghe phần giải thích thành ngữ này.

A: Staying out of sight until trouble passes is great advice! In fact, Shakespeare wrote that advice for Antonio in Much Ado About Nothing. The exact words were, “If he could right himself with quarreling, some of us would lie low.”

Lánh mặt cho đến khi hết rắc rối là lời khuyên tốt! Thực vậy, Shakespeare đã viết lời khuyên cho nhân vật Antonio trong vở kịch Much Ado About Nothing. Lời kịch chính xác là, “Nếu anh ta có thể biện bạch bằng cách gây gổ, thì một vài người trong chúng ta phải lánh mặt.”

Thành ngữ staying out of sight gồm động từ stay là ở out of bên ngoài sight là tầm nhìn; là ở ngoài tầm nhìn, có nghĩa là lánh mặt; great nghĩa đen là to lớn, nghĩa bóng là hay, là rất tốt; advice là lời khuyên; to right oneself là biện bạch, chứng minh; quarreling là cãi cọ, gây gổ; thành ngữ lie low, là nằm dưới thấp, tránh sự chú ý, tránh bị phát hiện.

B: When you start talking Shakespeare I really get lost. It’s all Greek to me. I just cannot understand any of it.

Khi bạn nói về Shakespeace tôi chẳng hiểu gì cả. Như vịt nghe sấm ấy. Tôi không hiểu tí nào cả.

A: Well, you must understand a little because you use his expressions all the time. “It’s Greek to me” is from the play Julius Caesar! And it’s a one way to tell someone you don’t have a clue what’s going on.

Hừm, chắc hẳn bạn phải hiểu một tí đấy bởi vì bạn luôn dùng các thành ngữ của ông ấy. “Nghe cứ y như tiếng Hy Lạp” chính là từ vở kịch Julius Caesar đấy. Và đó là một cách nói với ai đó là bạn chẳng biết mảy may chuyện gì đang xảy ra.

Thành ngữ mới ở đây là “It’s Greek to me” Greek là tiếng Hy Lạp, hay những gì thuộc về Hy Lạp. Người Anh bình thường nghe không hiểu gì cả thì nói là nghe như tiếng Hy Lạp. Tiếng Việt mình thường nói là “như vịt nghe sấm.” Julius Caesar là một chính khách La Mã, được chọn làm nhân vật chính trong vở kịch của Shakespeare; clue là manh mối.

B: I have to say I am a little jealous that you know so much about Shakespeare. And I’m not one to fall victim to the green-eyed monster.

Tôi phải nói là tôi hơi ganh tị là bạn biết quá nhiều về Shakespeare. Và tôi không muốn trở thành nạn nhân của sự ganh tị đâu.

Jealous là ghen tuông, ganh tị; victim V-I-C-T-I-M là nạn nhân to fall victim là trở thành nạn nhân; ta hãy nghe tiếp câu chuyện để tìm hiểu xem thành ngữ green-eyed monster ngụ ý gì.

A: Guess what?

Bạn thử đoán xem.

B: Don’t tell me? That expression is also from Shakespeare? I thought it came from the fact that feeling bitter kind of makes you feel sick. And sick people often look green.

Chớ có nói thành ngữ đó cũng được Shakespeare dùng chứ! Tôi nghĩ nguồn gốc của từ ngữ này là sự kiện mình cảm thấy cay đắng gần làm mình cảm thấy muốn bệnh. Vì những người ốm đau thường xanh xao.

A: You are right. Before Shakespeare’s time, the color green was most commonly linked with bad health. In his play Othello, Shakespeare turned the idea of being sick with a disease into a condition -- being sick with jealousy.

Bạn nói đúng đó. Trước thời Shakespeare, màu xanh lá cây thường được liên hệ với sức khỏe yếu kém. Trong vở kịch Othello, Shakespeare chuyển khái niệm đau ốm đó thành ra một tình huống – phát bệnh vì ghen tị.

Time T-I-M-E ở đây có nghĩa là thời đại; linked là quá khứ phân từ của động từ link, có nghĩa là liên kết, thường dùng với trạng từ with, là có liên hệ với.

B: You know there are many other playwrights out there. Shakespeare is not the be-all and end-all of English writers.

Bạn biết còn nhiều kịch tác gia khác nữa chứ. Shakespeare đâu phải là người quan trọng nhất, là cái lý do tồn tại của các nhà văn Anh đâu.

Thành ngữ vừa được sử dụng là be-all and end-all. Ta hãy nghe tiếp để hiểu thêm cách dùng thành ngữ này:

A: No one ever said he was the most important person in the English-speaking world. But now that you said it -- be-all and end-all is my favorite Shakespeare expression. And it comes from my favorite play, “Macbeth.” As Macbeth is preparing to kill the King, he says, “That but this blow / Might be the be-all and the end-all.”

Đâu có ai nói ông ấy là người quan trọng nhất trong thế giới nói tiếng Anh. Nhưng nay khi anh đề cập đến chuyện ấy thì be-all and end-all là thành ngữ của Shakespeare mà tôi thích nhất. Và nó được dùng trong vở kịch mà tôi cũng thích nhất là Macbeth. Khi chuẩn bị giết ông Vua, Macbeth nói, “Cú đánh này, có thể là cú quan trọng nhất, cú quyết định.”

Important có nghĩa là quan trọng; favorite là được thích nhất, cũng có thể là phổ biến nhất; preparing là hiện tại phân từ của động từ prepare có nghĩa là chuẩn bị; kill là giết chết.

B: I really didn’t know that Shakespeare was such an influence on the way we speak today. I just thought he was for old college professors and people who do nothing but go to the theater.

Tôi thực sự không biết Shakespeare lại có một ảnh hưởng đến thế đối với cách chúng ta nói chuyện ngày nay. Tôi chỉ nghĩ ông ấy là dành cho các giáo sư đại học già nua và những người không làm chuyện gì khác ngoài việc đi xem kịch.

Influence là ảnh hưởng; college là trường đại học; professors là từ số nhiều của professor là giáo sư.

A: Hey!

Ấy, ấy!

B:Seriously, it is fun to find out that so many of his words and expressions are still used today.

Thực mà, quả là thú vị khi biết được rằng rất nhiều từ và thành ngữ của ông ấy còn được sử dụng ngày nay.

Seriously là trạng từ có nghĩa là một cách nghiêm túc, fun là danh từ chỉ một điều gì thú vị

A: Did you know, he even invented the knock-knock joke.

Bạn có biết là thậm chí ông ấy còn là người sáng chế ra màn đùa giỡn knock-knock đấy.

B: Really?!

Thật sao?!

A: Knock, knock!

Knock, knock!

B: Who’s there?

Ai đấy.

A: Orange.

Orange.

B: Orange who?

Orange nào?

A: Orange (Aren’t) glad I didn’t quote Shakespeare again?

Orange, bạn có vui khi tôi không trích thuật Shakespeare nữa không?

B: Yes. Yes, I am. Now be quiet. The play is about to start and I don’t want to miss a word.

Có, có. Bây giờ thì yên đi. Vở kịch sắp bắt đầu và tôi không muốn bỏ lỡ một chữ nào.

Chỉ có một từ đáng chú ý là quote là trích thuật hay trích dẫn lời một người nào nói ra. Và từ cuối cùng là quiet là im lặng.

Mong rằng bài học này sẽ giúp các bạn khỏi bỡ ngỡ khi gặp phải những thành ngữ của Shakespeare này, và biết đâu sẽ có lúc bạn rơi vào tình huống có thể rất thích hợp cho việc sử dụng những thành ngữ mà tôi xin tóm lược sau đây:

buff – danh từ, là một người rất quan tâm đến một vấn đề nào đó và rất am tường về vấn đế ấy.

wild-goose chase – danh từ, chỉ một cuộc săn đuổi vô vọng để tìm ra một thứ gì không thể có được

eat out of house and home – thành ngữ, có nghĩa là ăn hết sạch mọi thứ có trong nhà

It’s all Greek to me. – thành ngữ : dùng để ám chỉ là mình không hiểu điều gì, ta cũng thường nói nôm na là chẳng hiểu trời trăng gì

green-eyed monster – danh từ. sự ganh tị được so với một con ác quỷ cắn hay tấn công người

be-all and end-all – danh từ, phần quan trọng nhất hay lý do tồn tại của một thứ gì.

Hồng Hoa xin kính chào và hẹn quý vị đến bài học kỳ tới.