Không phải chỉ có dân chúng Mỹ mới chú ý đến cuộc tranh cử tổng thống trong tuần này. Ký giả của các cơ quan thông tấn nước ngoài chiếm một phần đáng kể trong 15.000 thành viên của giới truyền thông tại Tampa, Florida, tham dự Ðại hội Ðảng Cộng hòa để đề cử ứng viên ra tranh chức Tổng thống. Theo tường thuật của thông tín viên VOA Alex Villarreal, một dịch vụ lâu năm của Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ đang góp phần bảo đảm cho họ có các công cụ để hoạt động hữu hiệu.
Nằm trong một trung tâm hội nghị gần đó, nơi làm việc của giới truyền thông dự Ðại hội của Ðảng Cộng Hòa là một mê lộ ngổn ngang với từng chỗ dành cho mỗi cơ quan truyền thông khác nhau, ngăn bằng những tấm màn.
Một trong những chỗ đó dành cho Trung tâm Báo chí nước ngoài của Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ.
Ngồi ngay cuối một cái bàn dài ở giữa nơi làm việc được ngăn bằng những bức chắn mầu xanh da trời, ký giả Yingxi Tan đang chăm chú làm việc.
Ký giả Tan viết cho báo China Daily bằng Anh ngữ và đang tập trung bài tường thuật vào các vấn đề chính sách đối ngoại và bang giao Trung-Mỹ. Ðây là lần đầu tiên cô tường thuật về đại hội của một chính đảng Hoa Kỳ. Cô nói:
“Thực là một kinh nghiệm độc đáo đối với tôi, bởi vì tôi rất hồi hộp, bởi vì tôi đã nhìn thấy rất nhiều đám đông vui vẻ, tin tưởng và quang cảnh rất là sống động bên trong vận động trường. Và rất khác với những gì chúng tôi có ở Trung Quốc, những đại hội loại này, vì thế quan sát diễn biến chính trị này rất thích thú đối với tôi.”
Bà Susan Stevenson là giám đốc 2 văn phòng thường trực của Trung tâm Báo chí Nước ngoài ở Washington và New York. Bà nói Bộ Ngoại giao có một quá trình rất dài can dự vào các đại hội chính đảng ở Hoa Kỳ, giúp giải thích rõ tiến trình chính trị của nước Mỹ.
“Công việc của chúng tôi là lập một chỗ để các ký giả nước ngoài làm công tác tường thuật, và sắp xếp để những người đại diện của mỗi đảng đến nói chuyện về cương lĩnh đảng, cũng như để các ký giả nói về những gì cần phải theo dõi trong việc tường thuật một đại hội, vì chúng tôi biềt rằng đối với nhiều ký giả nước ngoài, đây sẽ là lần đầu tiên họ tường thuật về một đại hội và họ cần phải biết rõ hơn một chút về cách vận hành của tiến trình chính trị Hoa Kỳ.”
Bà Stevenson nói nỗ lực thu hút ký giả từ khắp nơi trên thế giới, gồm cả châu Á, châu Âu, Nam Mỹ và châu Phi. Bà cho biết hầu hết khách dự là những ký giả như cô Tan, những người thường là mới đến Hoa Kỳ và cố gắng tìm hiểu hệ thống nước Mỹ. Bà nói:
“Chúng tôi đã không có mặt vào năm 2004, và chúng tôi đã bị giới ký giả chỉ trích khá nhiều, vì không có chúng tôi nên họ rất khó tiếp xúc với bất cứ người nào nắm cương lĩnh đảng hoặc là người tay trong của đảng, bởi vì rõ ràng là các độc giả của họ không phải là những người được quyền đi bầu.”
Ông Thomas Gorgoissian viết cho nhật báo Al-Tahrir của Ai Cập, được đặt tên của quảng trường Tahrir, trung tâm cuộc cách mạng năm 2011. Ông nói Ai Cập và các nước khác rất chú ý đến tiến trình chính trị Hoa Kỳ bởi vì chính sự Mỹ có ảnh hưởng trực tiếp đến họ. Ông nói:
“Họ muốn biết những gì diễn ra tại Ðại hội và sau đại hội họ sẽ muốn biết về các cuộc tranh luận, rồi về tiến trình bầu cử để biết xem ông Obama sẽ thất cử hay ông Romney sẽ thắng hoặc là ông Obama sẽ tiếp tục làm tổng thống -- nước Mỹ sẽ như thế nào và thế giới sẽ ra sao. Bởi vì như chúng ta biết, và mọi người đều biết, nếu nước Mỹ hắt hơi thì cả thế giới có thể bị cảm lạnh.”
Cho đến lúc này, hoạt động tại Ðại hội của đảng Cộng Hòa đã thu hút gần 80 ký giả mỗi ngày. Các trung tâm cũng sẽ được thành lập ở Charlotte trong tiểu bang North Carolina vào tuần tới khi đảng Dân chủ tề tựu về dự Ðại Hội toàn quốc.
Nằm trong một trung tâm hội nghị gần đó, nơi làm việc của giới truyền thông dự Ðại hội của Ðảng Cộng Hòa là một mê lộ ngổn ngang với từng chỗ dành cho mỗi cơ quan truyền thông khác nhau, ngăn bằng những tấm màn.
Một trong những chỗ đó dành cho Trung tâm Báo chí nước ngoài của Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ.
Ngồi ngay cuối một cái bàn dài ở giữa nơi làm việc được ngăn bằng những bức chắn mầu xanh da trời, ký giả Yingxi Tan đang chăm chú làm việc.
Ký giả Tan viết cho báo China Daily bằng Anh ngữ và đang tập trung bài tường thuật vào các vấn đề chính sách đối ngoại và bang giao Trung-Mỹ. Ðây là lần đầu tiên cô tường thuật về đại hội của một chính đảng Hoa Kỳ. Cô nói:
“Thực là một kinh nghiệm độc đáo đối với tôi, bởi vì tôi rất hồi hộp, bởi vì tôi đã nhìn thấy rất nhiều đám đông vui vẻ, tin tưởng và quang cảnh rất là sống động bên trong vận động trường. Và rất khác với những gì chúng tôi có ở Trung Quốc, những đại hội loại này, vì thế quan sát diễn biến chính trị này rất thích thú đối với tôi.”
Bà Susan Stevenson là giám đốc 2 văn phòng thường trực của Trung tâm Báo chí Nước ngoài ở Washington và New York. Bà nói Bộ Ngoại giao có một quá trình rất dài can dự vào các đại hội chính đảng ở Hoa Kỳ, giúp giải thích rõ tiến trình chính trị của nước Mỹ.
“Công việc của chúng tôi là lập một chỗ để các ký giả nước ngoài làm công tác tường thuật, và sắp xếp để những người đại diện của mỗi đảng đến nói chuyện về cương lĩnh đảng, cũng như để các ký giả nói về những gì cần phải theo dõi trong việc tường thuật một đại hội, vì chúng tôi biềt rằng đối với nhiều ký giả nước ngoài, đây sẽ là lần đầu tiên họ tường thuật về một đại hội và họ cần phải biết rõ hơn một chút về cách vận hành của tiến trình chính trị Hoa Kỳ.”
Bà Stevenson nói nỗ lực thu hút ký giả từ khắp nơi trên thế giới, gồm cả châu Á, châu Âu, Nam Mỹ và châu Phi. Bà cho biết hầu hết khách dự là những ký giả như cô Tan, những người thường là mới đến Hoa Kỳ và cố gắng tìm hiểu hệ thống nước Mỹ. Bà nói:
“Chúng tôi đã không có mặt vào năm 2004, và chúng tôi đã bị giới ký giả chỉ trích khá nhiều, vì không có chúng tôi nên họ rất khó tiếp xúc với bất cứ người nào nắm cương lĩnh đảng hoặc là người tay trong của đảng, bởi vì rõ ràng là các độc giả của họ không phải là những người được quyền đi bầu.”
Ông Thomas Gorgoissian viết cho nhật báo Al-Tahrir của Ai Cập, được đặt tên của quảng trường Tahrir, trung tâm cuộc cách mạng năm 2011. Ông nói Ai Cập và các nước khác rất chú ý đến tiến trình chính trị Hoa Kỳ bởi vì chính sự Mỹ có ảnh hưởng trực tiếp đến họ. Ông nói:
“Họ muốn biết những gì diễn ra tại Ðại hội và sau đại hội họ sẽ muốn biết về các cuộc tranh luận, rồi về tiến trình bầu cử để biết xem ông Obama sẽ thất cử hay ông Romney sẽ thắng hoặc là ông Obama sẽ tiếp tục làm tổng thống -- nước Mỹ sẽ như thế nào và thế giới sẽ ra sao. Bởi vì như chúng ta biết, và mọi người đều biết, nếu nước Mỹ hắt hơi thì cả thế giới có thể bị cảm lạnh.”
Cho đến lúc này, hoạt động tại Ðại hội của đảng Cộng Hòa đã thu hút gần 80 ký giả mỗi ngày. Các trung tâm cũng sẽ được thành lập ở Charlotte trong tiểu bang North Carolina vào tuần tới khi đảng Dân chủ tề tựu về dự Ðại Hội toàn quốc.