Trong vụ bạo động sắc tộc ở bang Rakhine của Miến Điện hồi tháng 10, toàn bộ khu xóm của người Hồi giáo ở thị trấn Kyauk Phyu đã bị thiêu rụi. Một tháng đã trôi qua nhưng cư dân ở thị trấn ven biển trên đảo Ram Ree vẫn chưa quay về. Thông tín viên Daniel Schearf của đài chúng tôi đã tới thăm thị trấn này và gởi về bài tường thuật sau đây.
Ngôi làng đánh cá của người Hồi giáo có thời đầy sức sống này là một nơi tan hoang. Một tháng sau khi mọi căn nhà trong làng bị thiêu rụi, những cư dân ở đây nằm trong số hơn 100.000 người bị thất tán ở tiểu bang Rakhine vẫn chưa dám quay về nhà.
Trong lúc những người ở làng kế bên tới đây tìm kiếm những vật dụng còn dùng được trong các đống đổ nát, bà Nu Nu Khin đã lập lại những gì mà những người theo đạo Phật ở Rakhine thường nói. Bà nói rằng những người Hồi giáo đã tự đốt nhà của mình.
Bà Nu Nu Khin cho biết: "Vì có những mối căng thẳng giữa người Rakhine và người Hồi giáo, họ đã tấn công và nổi lửa thiêu rụi toàn bộ ngôi làng. Họ đốt cháy nhà cửa và đền thờ của họ để đốt cháy luôn những căn nhà của người Rakhine."
Những người dân khác ở đây nói rằng những người theo đạo Hồi đã vô tình đốt cháy nhà cửa của mình trong lúc tấn công những người láng giềng. Một số người còn nói rằng những người Hồi giáo đã cố tình đốt nhà của mình để thu hút sự chú ý của quốc tế và hy vọng họ sẽ được các tổ chức cứu trợ xây nhà mới để ở.
Phát ngôn viên của chủ quyền tiểu bang rakhine, ông Win Myaing, đã lập lại cáo buộc này trong cuộc tiếp xúc với đài VOA.
Ông Win Myaing cho biết: "Họ tự đốt nhà của mình. Những căn nhà của người Rakhine cũng bị đốt. Và sau đó họ chạy vào các trại tị nạn. Tôi đã thấy được những bằng chứng là một ngày sau khi cháy nhà họ vẫn còn mang theo nồi niêu chén bát và vật dụng cá nhân của họ.
Tại các trại tị nạn ở thủ phủ Sitwe, những người Hồi giáo lại nói khác. Họ nói rằng những người theo đạo Hồi đã bị những người Rakhine theo đạo Phật tấn công với sự yểm trợ của binh lính."
Cô New Ni Zin Myint, 16 tuổi, cho biết gia đình cô đã mất hết tất cả mọi thứ khi nhà của cô bị đốt và những gì mà cô đang có hiện nay đều là đồ cứu trợ.
Cô Nwe Ni Zin Myint kể lại như sau: "Ngày hôm đó những người lính đứng ở tuyến đầu. Một nhóm dân làng người Rakhine đi theo sau những người lính này. Những người lính chĩa súng vào chúng tôi và ra lệnh bảo chúng tôi đứng yên. Khi những người Hồi giáo tiến lên, binh lính đã nổ súng bắn vào họ."
Các giới chức chính quyền nói rằng các lực lượng an ninh không hề thiên vị bên nào trong cuộc xung đột. Những người Hồi giáo ở các khu vực khác cho biết binh lính đã bảo vệ họ trước những vụ tấn công của những người Rakhine nổi loạn.
Binh lính đang bảo vệ cho những người tạm trú ở các trại tị nạn. Ngay cả những người nhà cửa không bị đốt cũng vào các trại này vì lo sợ cho sự an toàn của mình.
Giới hữu trách nói rằng họ không biết khi nào những người này có thể trở về quê quán của mình.
Ngôi làng đánh cá của người Hồi giáo có thời đầy sức sống này là một nơi tan hoang. Một tháng sau khi mọi căn nhà trong làng bị thiêu rụi, những cư dân ở đây nằm trong số hơn 100.000 người bị thất tán ở tiểu bang Rakhine vẫn chưa dám quay về nhà.
Trong lúc những người ở làng kế bên tới đây tìm kiếm những vật dụng còn dùng được trong các đống đổ nát, bà Nu Nu Khin đã lập lại những gì mà những người theo đạo Phật ở Rakhine thường nói. Bà nói rằng những người Hồi giáo đã tự đốt nhà của mình.
Bà Nu Nu Khin cho biết: "Vì có những mối căng thẳng giữa người Rakhine và người Hồi giáo, họ đã tấn công và nổi lửa thiêu rụi toàn bộ ngôi làng. Họ đốt cháy nhà cửa và đền thờ của họ để đốt cháy luôn những căn nhà của người Rakhine."
Những người dân khác ở đây nói rằng những người theo đạo Hồi đã vô tình đốt cháy nhà cửa của mình trong lúc tấn công những người láng giềng. Một số người còn nói rằng những người Hồi giáo đã cố tình đốt nhà của mình để thu hút sự chú ý của quốc tế và hy vọng họ sẽ được các tổ chức cứu trợ xây nhà mới để ở.
Phát ngôn viên của chủ quyền tiểu bang rakhine, ông Win Myaing, đã lập lại cáo buộc này trong cuộc tiếp xúc với đài VOA.
Ông Win Myaing cho biết: "Họ tự đốt nhà của mình. Những căn nhà của người Rakhine cũng bị đốt. Và sau đó họ chạy vào các trại tị nạn. Tôi đã thấy được những bằng chứng là một ngày sau khi cháy nhà họ vẫn còn mang theo nồi niêu chén bát và vật dụng cá nhân của họ.
Tại các trại tị nạn ở thủ phủ Sitwe, những người Hồi giáo lại nói khác. Họ nói rằng những người theo đạo Hồi đã bị những người Rakhine theo đạo Phật tấn công với sự yểm trợ của binh lính."
Cô New Ni Zin Myint, 16 tuổi, cho biết gia đình cô đã mất hết tất cả mọi thứ khi nhà của cô bị đốt và những gì mà cô đang có hiện nay đều là đồ cứu trợ.
Các giới chức chính quyền nói rằng các lực lượng an ninh không hề thiên vị bên nào trong cuộc xung đột. Những người Hồi giáo ở các khu vực khác cho biết binh lính đã bảo vệ họ trước những vụ tấn công của những người Rakhine nổi loạn.
Binh lính đang bảo vệ cho những người tạm trú ở các trại tị nạn. Ngay cả những người nhà cửa không bị đốt cũng vào các trại này vì lo sợ cho sự an toàn của mình.
Giới hữu trách nói rằng họ không biết khi nào những người này có thể trở về quê quán của mình.