NEW DELHI —
Bangladesh đã tổ chức một cuộc bầu cử không thành công vì số cử tri đi bỏ phiếu thấp và các vụ bạo động gây thiệt mạng cho ít nhất 18 người. Thông tín viên VOA Anjana Parischa tường thuật rằng đảng cầm quyền, Liên đoàn Awami, chắc chắn sẽ thắng lợi vì các đảng đối lập tẩy chay cuộc bầu cử, tuy nhiên điều này có thể đào sâu thêm thế bế tắc chính trị của Bangladesh.
Ủy ban Bầu cử gửi tin nhắn kêu gọi cử tri đi bỏ phiếu, không phải “sợ hãi và bị rắc rối”, đã không có tác động đối với cử tri mấy vì bạo động hoành hành ở Bangladesh hôm Chủ nhật.
Mấy chục phòng phiếu, phần lớn trong vùng nông thôn, bị tấn công hay bị cháy vì các nhà hoạt động đối lập ném bom tự tạo. Tin cho hay một nhân viên bầu cử bị đánh chết. Nhiều người khác bị thiệt mạng trong các vụ ẩu đả giữa cảnh sát và những người phản đối gây gián đoạn cuộc bầu cử. Cuộc đầu phiếu bị đình chỉ trong một số khu vực.
Đảng đối lập chính, Đảng Dân tộc Bangladesh, cùng với nhiều đảng khác, tẩy chay cuộc bầu cử và thúc giục cử tri đừng đi bỏ phiếu. Tuy nhiên không chỉ vì lời kêu gọi hay sợ hãi khiến cử tri không đi bầu.
Các ứng cử viên đảng cầm quyền chiếm được hơn nửa số ghế quốc hội vì họ không có đối thủ cạnh tranh.
Ông Baidu Alam Majumdar thuộc tổ chức Citizens of Good Governance ở Dhaka là một trong những người không cần phải đi bỏ phiếu vì ứng cử viên trong khu vực bầu cử của ông không có đối thủ. Ông nói rằng phần lớn dân chúng xem cuộc bầu cử này vô nghĩa vì họ không được lựa chọn. Ông nói:
“Thông thường không khí bầu cử ở Bangladesh rất vui. Sự kiện số cử tri đi bỏ phiếu rất, rất thấp cho thấy dân chúng không có hứng thú và họ không nghĩ đây là cuộc bầu cử họ nên tham gia bỏ phiếu, và không đáng để đi bỏ phiếu. Dân chúng rất quan ngại, rất lo sợ, bạo động lan tràn.”
Các đài truyền hình chiếu nhiều phòng phiếu gần như trống trơn.
Sự tẩy chay của phe đối lập xuất phát từ việc chính phủ không lưu ý đến những đòi hỏi rằng cuộc bầu cử phải được tổ chức dưới một chính phủ lâm thời như thông lệ trong quá khứ. Đảng Dân tộc Bangladesh đã dẫn đầu các vụ đình công và phong tỏa từ khi cuộc bầu cử được công bố.
Trong bài diễn văn được truyền hình mới đây, Thủ tướng Sheikh Hasina nói bà cố gắng đưa phe đối lập tham gia cuộc bầu cử, nhưng họ bác bỏ đề nghị đối thoại của bà.
Người ta lo sợ xáo trộn chính trị sẽ tăng cao sau bầu cử.
Ông Ataur Rahman, Giáo sư môn chính trị tại Đại học Dhaka, nói rằng số cử tri đi bầu hôm Chủ nhật có lẽ là số thấp nhất trong lịch sử của Bangladesh, và sự kiện này sẽ cổ vũ phe đối lập gây áp lực để tổ chức cuộc bầu cử mới. Giáo sư Rahman nói:
“Các đảng đối lập đã có được thông điệp rằng dân chúng đã bác bỏ hoặc không ủng hộ kiểu bầu cử này. Vì vậy tôi nghĩ họ sẽ khai thác điều này và tiếp tục hành động theo hướng này, trừ phi chính phủ tuyên bố hủy bỏ cuộc bầu cử.”
Cộng đồng quốc tế từ chối gửi quan sát viên, cũng nêu câu hỏi về tính chính danh của cuộc bầu cử hôm Chủ nhật.
Bà Lisa Curtis, nhà nghiên cứu kỳ cựu của Trung tâm Nghiên cứu Á châu thuộc Tổ chức Heritage Foundation ở Washington nói rằng người dân Bangladesh sẽ không xem đây là một cuộc bầu cử công bằng. Bà nói:
“Tôi nghỉ đây là tình huống rất đáng lo ngại. Chúng ta có một cuộc bầu cử, mà đảng đối lập không tham gia, phần lớn các đồng minh của họ không tham gia, cả Liên hiệp Âu châu và Hoa Kỳ đều nói rằng họ không gửi quan sát viên đến, và người lãnh đạo chính phe đối lập Khaleda Zia trên cơ bản đang bị quản thúc tại gia.”
Các nhà phân tích chính trị ở Bangladesh nói rằng tân chính phủ sẽ không có thẩm quyền đạo đức, và họ sẽ phải xét đến việc thương thảo với phe đối lập để chấm dứt tình trạng bế tắc.
Ủy ban Bầu cử gửi tin nhắn kêu gọi cử tri đi bỏ phiếu, không phải “sợ hãi và bị rắc rối”, đã không có tác động đối với cử tri mấy vì bạo động hoành hành ở Bangladesh hôm Chủ nhật.
Mấy chục phòng phiếu, phần lớn trong vùng nông thôn, bị tấn công hay bị cháy vì các nhà hoạt động đối lập ném bom tự tạo. Tin cho hay một nhân viên bầu cử bị đánh chết. Nhiều người khác bị thiệt mạng trong các vụ ẩu đả giữa cảnh sát và những người phản đối gây gián đoạn cuộc bầu cử. Cuộc đầu phiếu bị đình chỉ trong một số khu vực.
Đảng đối lập chính, Đảng Dân tộc Bangladesh, cùng với nhiều đảng khác, tẩy chay cuộc bầu cử và thúc giục cử tri đừng đi bỏ phiếu. Tuy nhiên không chỉ vì lời kêu gọi hay sợ hãi khiến cử tri không đi bầu.
Các ứng cử viên đảng cầm quyền chiếm được hơn nửa số ghế quốc hội vì họ không có đối thủ cạnh tranh.
Ông Baidu Alam Majumdar thuộc tổ chức Citizens of Good Governance ở Dhaka là một trong những người không cần phải đi bỏ phiếu vì ứng cử viên trong khu vực bầu cử của ông không có đối thủ. Ông nói rằng phần lớn dân chúng xem cuộc bầu cử này vô nghĩa vì họ không được lựa chọn. Ông nói:
“Thông thường không khí bầu cử ở Bangladesh rất vui. Sự kiện số cử tri đi bỏ phiếu rất, rất thấp cho thấy dân chúng không có hứng thú và họ không nghĩ đây là cuộc bầu cử họ nên tham gia bỏ phiếu, và không đáng để đi bỏ phiếu. Dân chúng rất quan ngại, rất lo sợ, bạo động lan tràn.”
Các đài truyền hình chiếu nhiều phòng phiếu gần như trống trơn.
Sự tẩy chay của phe đối lập xuất phát từ việc chính phủ không lưu ý đến những đòi hỏi rằng cuộc bầu cử phải được tổ chức dưới một chính phủ lâm thời như thông lệ trong quá khứ. Đảng Dân tộc Bangladesh đã dẫn đầu các vụ đình công và phong tỏa từ khi cuộc bầu cử được công bố.
Trong bài diễn văn được truyền hình mới đây, Thủ tướng Sheikh Hasina nói bà cố gắng đưa phe đối lập tham gia cuộc bầu cử, nhưng họ bác bỏ đề nghị đối thoại của bà.
Người ta lo sợ xáo trộn chính trị sẽ tăng cao sau bầu cử.
Ông Ataur Rahman, Giáo sư môn chính trị tại Đại học Dhaka, nói rằng số cử tri đi bầu hôm Chủ nhật có lẽ là số thấp nhất trong lịch sử của Bangladesh, và sự kiện này sẽ cổ vũ phe đối lập gây áp lực để tổ chức cuộc bầu cử mới. Giáo sư Rahman nói:
“Các đảng đối lập đã có được thông điệp rằng dân chúng đã bác bỏ hoặc không ủng hộ kiểu bầu cử này. Vì vậy tôi nghĩ họ sẽ khai thác điều này và tiếp tục hành động theo hướng này, trừ phi chính phủ tuyên bố hủy bỏ cuộc bầu cử.”
Cộng đồng quốc tế từ chối gửi quan sát viên, cũng nêu câu hỏi về tính chính danh của cuộc bầu cử hôm Chủ nhật.
Bà Lisa Curtis, nhà nghiên cứu kỳ cựu của Trung tâm Nghiên cứu Á châu thuộc Tổ chức Heritage Foundation ở Washington nói rằng người dân Bangladesh sẽ không xem đây là một cuộc bầu cử công bằng. Bà nói:
“Tôi nghỉ đây là tình huống rất đáng lo ngại. Chúng ta có một cuộc bầu cử, mà đảng đối lập không tham gia, phần lớn các đồng minh của họ không tham gia, cả Liên hiệp Âu châu và Hoa Kỳ đều nói rằng họ không gửi quan sát viên đến, và người lãnh đạo chính phe đối lập Khaleda Zia trên cơ bản đang bị quản thúc tại gia.”
Các nhà phân tích chính trị ở Bangladesh nói rằng tân chính phủ sẽ không có thẩm quyền đạo đức, và họ sẽ phải xét đến việc thương thảo với phe đối lập để chấm dứt tình trạng bế tắc.